ClockChủ Nhật, 30/08/2020 07:36

Có “dọa” có khác!

TTH - Đó chỉ là một cách nói. Nếu nói theo ngôn ngữ hành chính thì có chỉ đạo quyết liệt mới tạo sự chuyển biến tích cực. Đó là nói đến chuyện giải ngân vốn đầu tư công.

Xử lý đến nơi đến chốn nếu chậm giải ngân vốn đầu tư công

Thế nếu như không chỉ đạo quyết liệt, có giải pháp tích cực, phù hợp thì sao!? Câu hỏi này xem ra không khó trả lời. Thực trạng vận hành của bộ máy thực thi nhiệm vụ của chúng ta vẫn còn nhiều việc phải bàn: chồng chéo, chậm chạp và ở đâu đó cũng có không ít tình trạng thiếu và đùn đẩy trách nhiệm… Ở nhiều lĩnh vực, chúng ta chẳng thường nghe những câu như: “trên nóng dưới lạnh”, “các đồng chí phải biết nóng ruột”…là gì.

Nhưng có “dọa” thì có khác. Cái khác ở đây là có sự chuyển biến rõ rệt việc phân bổ vốn và giải ngân vốn đầu tư công. Tức là cấp thực thi đã biết “sợ”, hay nói cách khác là quan tâm tập trung nhiều hơn đến việc thực hiện nhiệm vụ này của mình.

Có lẽ năm 2020, việc chỉ đạo giải ngân vốn đầu tư công là một năm được nhắc đến nhiều nhất. Ở tầm quốc gia, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ đạo hàng loạt hội nghị trực tuyến về vấn đề này. Ở cấp tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ cũng đã ký ban hành hàng loạt văn bản: ngay từ đầu năm đã ra chỉ thị, tháng 6/2020, Chủ tịch UBND tỉnh có Công văn chỉ đạo nhắc nhở về việc này. Và mới đây nhất, ngày 21/8/2020, UBND tỉnh tiếp tục có Công văn số 7573/UBND-XD yêu cầu các cơ quan, địa phương, chủ đầu tư, ban quản lý dự án, thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp để làm tốt công tác giải ngân và quyết toán vốn đầu tư công. Trong công văn ban hành vào cuối tháng 6 cũng như công văn vừa mới ban hành nêu trên, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ đều nêu vấn đề trách nhiệm của người đứng đầu. Trong công văn cuối tháng 6 là:“Chủ đầu tư, người đứng đầu chủ đầu tư phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước Tỉnh ủy, UBND tỉnh nếu để cắt giảm, điều chuyển kế hoạch vốn ngân sách Trung ương”. Và trong công văn mới đây là, nếu không làm tốt công tác giải ngân và quyết toán: “Chủ đầu tư chịu hoàn toàn trách nhiệm và bị đánh giá không hoàn thành nhiệm vụ”.

Điều đáng mừng là sau những chỉ đạo quyết liệt của UBND tỉnh, công tác giải ngân, quyết toán vốn đầu tư công đã có những chuyển biến hết sức tích cực. Nếu 5 tháng đầu năm 2020, theo Cục Thống kê, vốn ngân sách giải ngân chỉ đạt 28,98% thì đến 30/8/2020 (theo UBND tỉnh), ước nguồn vốn giải ngân đạt 57%. Đây là một nỗ lực vượt bậc. Công bằng mà nói, “ai chẳng muốn tiêu tiền”! Tuy nhiên, tiêu tiền đầu tư công không phải là chuyện dễ - phải đúng quy trình, thủ tục, thẩm quyền. Những công trình phức tạp thì mỗi khâu cũng có nhiều vướng mắc. Muốn tháo gỡ những vướng mắc này có khi tốn không ít thời gian, đặc biệt là chuyện giải phóng mặt bằng. Điều này cho thấy, những vướng mắc trong quá trình thực thi nhiệm vụ đã được tập trung tháo gỡ hết sức tích cực.

Theo số liệu từ Sở Kế hoạch và Đầu tư, vốn đầu tư công thuộc tỉnh quản lý năm nay là 4.414 tỷ đồng. Tính đến cuối tháng 8, ước giải ngân khoảng 57%, có nghĩa là đã giải ngân đạt gần 2.516 tỷ đồng. Nếu 5 tháng đầu năm chỉ giải ngân được 1.280 tỷ (gần 29%) thì đây là một con số đáng được ghi nhận. UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo các chủ đầu tư số vốn còn lại từ nay đến cuối năm, trong đó nhiều nhất là tháng 9 tới với số vốn đăng ký giải ngân phải đạt 1.073 tỷ đồng.

Hy vọng, với sự chỉ đạo quyết liệt và “khắt khe” của UBND tỉnh, công tác giải ngân vốn đầu tư công năm 2020 sẽ đạt kế hoạch đề ra.

NGUYÊN LÊ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khai thác tiềm năng, thế mạnh để xây dựng và phát triển 2 quận

Năm 2025, TP. Huế tiếp tục xây dựng và phát triển 2 quận của TP. Huế trực thuộc Trung ương trên cơ sở khai thác, phát huy hiệu quả các nền tảng hiện có, thành tựu đã đạt được; đồng thời, khai thác tiềm năng, thế mạnh, lợi thế riêng có để góp phần xây dựng TP. Huế phát triển bền vững.

Khai thác tiềm năng, thế mạnh để xây dựng và phát triển 2 quận
Xây dựng hồ sơ di sản bún Huế

Quyết định số 3979/QĐ-BVHTTDL ngày 10/12/2024 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã công nhận "Nghề làm bún Vân Cù" trong Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, thuộc lĩnh vực Nghề thủ công truyền thống. Đây là tiền đề xây dựng hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể với tầm nhìn quốc gia và quốc tế về di sản văn hóa ẩm thực Bún Huế trong thời gian tới.

Xây dựng hồ sơ di sản bún Huế
Xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục

Ngày 18/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội thảo đánh giá kết quả thực hiện Thông tư số 26/2017/TT-BGDĐT và Thông tư số 06/2019/TT-BGDĐT về quy định quy tắc ứng xử trong các cơ sở giáo dục. Hội thảo được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến. Điểm cầu tại Thừa Thiên Huế được tổ chức tại Sở GD&ĐT.

Xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục
Cần thiết điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án cải thiện môi trường nước TP. Huế

Để đảm bảo Dự án (DA) Cải thiện môi trường nước TP. Huế được thực hiện đầy đủ các hạng mục theo quy mô đầu tư được duyệt, hoàn thành tất cả mục tiêu đề ra, nâng cao hiệu quả của việc sử dụng nguồn vốn vay, UBND tỉnh đã trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư DA với thời gian thực hiện đến ngày 31/12/2025.

Cần thiết điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án cải thiện môi trường nước TP Huế
Return to top