ClockChủ Nhật, 01/10/2023 15:32

Đại hội Công đoàn viên chức Việt Nam lần thứ VI đề ra 3 khâu đột phá

Sáng 1/10, tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Đại hội Công đoàn Viên chức Việt Nam lần thứ VI, nhiệm kỳ 2023 – 2028, đã tiến hành Phiên thứ hai (phiên trọng thể). Ông Nguyễn Xuân Thắng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, dự đại hội.
 Các đại biểu bỏ phiếu bầu Ban Chấp hành Công đoàn Viên chức Việt Nam nhiệm kỳ 2023 - 2028

Dự Đại hội có 300 đại biểu chính thức,  đại diện cho ý chí, nguyện vọng của gần 85.000 đoàn viên, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trực thuộc Công đoàn Viên chức Việt Nam.

Phiên thứ 2 Đại hội diễn ra với các nội dung: Báo cáo kết quả làm việc thứ nhất; Báo cáo tổng kết hoạt động Công đoàn Viên chức Việt Nam nhiệm kỳ 2018-2023, mục tiêu, nhiệm vụ nhiệm kỳ 2023-2028; Tổng hợp ý kiến, kiến nghị của đoàn viên, công chức, viên chức, lao động với Đảng, Nhà nước, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; Báo cáo kết quả thảo luận về nhân sự và kết quả ứng cử, đề cử; biểu quyết chốt danh sách để bầu Ban Chấp hành nhiệm kỳ 2023 - 2028; Ra mắt Ban Chấp hành Công đoàn Viên chức Việt Nam, nhiệm kỳ 2023 - 2028,...

Về mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp nhiệm kỳ 2023 - 2028, dự thảo báo cáo chính trị đề ra mục tiêu tập trung đổi mới nội dung và phương pháp hoạt động công đoàn theo hướng hiện đại, thiết thực, hấp dẫn; tăng cường nguồn lực thực hiện hiệu quả nhiệm vụ đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động; chủ động tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội; tích cực tham gia kiểm tra, thanh tra, giám sát; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục đoàn viên; xây dựng các cấp công đoàn viên chức vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và cán bộ; tham gia cùng cấp ủy, chuyên môn xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động, góp phần xây dựng cơ quan, đơn vị vững mạnh, đất nước phồn vinh, hạnh phúc.

Đại hội cũng đề ra 12 chỉ tiêu phấn đấu trong từng năm và cả nhiệm kỳ gồm: Phấn đấu phát trển thêm được 1.000 đoàn viên mới; Ít nhất 90% doanh nghiệp, đơn vị có tổ chức công đoàn đủ điều kiện đại diện, thương lượng, ký kết được thỏa ước lao động tập thể theo quy định của pháp luật; Ít nhất 90% số vụ việc của đoàn viên có nhu cầu giải quyết tranh chấp lao động tại Tòa án sẽ có đại diện công đoàn tham gia hoặc được công đoàn hỗ trợ; Ít nhất 70% đoàn viên và người lao động được tham gia học tập, nâng cao trình độ kỹ năng nghề nghiệp; 90% nữ cán bộ công chức, viên chức, lao động đạt danh hiệu “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”.

Về chỉ tiêu thực hiện hàng năm, Công đoàn Viên chức Việt Nam phấn đấu 100% đoàn viên, người lao động được tuyên truyền, phổ biến, học tập, quán triệt, tiếp nhận thông tin về chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến cán bộ công chức viên chức lao động (CBCCVCLĐ) và công đoàn; chấp hành tốt nội quy, quy chế, quy định của cơ quan, đơn vị; 100% công đoàn cơ sở khu vực hành chính, sự nghiệp công lập, doanh nghiệp khu vực nhà nước, ít nhất 100% công đoàn cơ sở doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước tham gia với người sử dụng lao động ban hành, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; 100% cán bộ công đoàn chuyên trách, chủ tịch công đoàn cơ sở trở lên và 90% cán bộ công đoàn kiêm nhiệm được đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ công tác công đoàn.

Để thực hiện mục tiêu trên, Đại hội đề ra 3 khâu đột phá: Xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn các cấp, tập trung là chủ tịch công đoàn cơ sở có bản lĩnh, kỹ năng, tâm huyết, trách nhiệm, sáng tạo, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; Phối hợp cùng lãnh đạo cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; Đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động cơ quan, đơn vị, chú trọng chuyển đổi số trong hoạt động công đoàn.

 Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang trao giải "Cống hiến” cho các cá nhân

Đại hội đề ra 8 nhóm nhiệm vụ giải pháp để thực hiện gồm: Tập trung làm tốt nhiệm vụ đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động. Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ. Làm tốt công tác vận động, khích lệ, tạo động lực để đoàn viên, người lao động hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn, đổi mới tổ chức các phong trào thi đua yêu nước và nâng cao hiệu quả công tác khen thưởng. Xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh toàn diện; tham gia xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Nâng cao hiệu quả phong trào nữ cán bộ, công chức, viên chức, lao động và công tác nữ công công đoàn. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát góp phần xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh. Tập trung xây dựng nguồn lực tài chính đủ mạnh để làm tốt chức năng, nhiệm vụ của tổ chức công đoàn. Đổi mới phương thức hoạt động và công tác chỉ đạo, điều hành đáp ứng yêu cầu của tình hình mới.

Phát biểu tại Đại hội, ông Nguyễn Xuân Thắng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, đánh giá cao những kết quả Công đoàn Viên chức Việt Nam đạt được trong thời gian qua, đồng thời khẳng định vai trò của lực lượng cán bộ công đoàn viên chức trong việc tham mưu chính sách cho các cơ quan Đảng, Nhà nước. Công đoàn Viên chức Việt Nam đã động viên cán bộ vượt qua mọi khó khăn, thử thách, phát huy tinh thần trách nhiệm sáng tạo trong công việc, phòng chống dịch COVID-19. Công đoàn Viên chức trong cả nước tham gia cải cách thủ tục hành chính, chuyển đổi số, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

“Trong thời gian tới, bên cạnh việc tham gia xây dựng chính sách pháp luật, cán bộ công đoàn cần “hoá thân” vào hoạt động của người lao động, chăm lo đời sống người lao động. Bên cạnh đó, bồi dưỡng xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn chuyên nghiệp hơn; đồng thời cũng nâng cao đội ngũ lãnh đạo công đoàn”, ông Nguyễn Xuân Thắng cho biết.

Ông Nguyễn Đình Khang, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cũng khẳng định: Công đoàn Viên chức Việt Nam phải luôn đi đầu trong chuyển đổi số; tổ chức nhiều hội thi tạo sự chuyển biến trong hoạt động Công đoàn Viên chức Việt Nam.

Cũng nhân dịp này, Công đoàn Viên chức Việt Nam đã trao giải "Cống hiến" cho các cá nhân là cấp uỷ Đảng, cán bộ công đoàn đã có nhiều đóng góp cho hoạt động Công đoàn Viên chức Việt Nam trong nhiệm kỳ qua.

Theo Báo Tin tức
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Cơn khát” sầu riêng của Trung Quốc mang đến cơ hội làm giàu ở Đông Nam Á

Được mệnh danh là “vua trái cây”, sầu riêng từ lâu đã là một loại trái cây được yêu thích trong văn hóa địa phương ở Đông Nam Á, nơi nó được trồng rất nhiều. Nhiều người thực sự yêu thích hương vị ngọt, béo của trái sầu riêng, trong khi với nhiều người khác, sầu riêng được coi là loại trái cây “nặng mùi” nhất thế giới.

“Cơn khát” sầu riêng của Trung Quốc mang đến cơ hội làm giàu ở Đông Nam Á
Việt Nam dẫn đầu top 10 quốc gia châu Á, nơi người lao động phát triển nhất

Hầu hết chúng ta dành phần lớn thời gian tại nơi làm việc, vì vậy không có gì ngạc nhiên khi công việc có thể có tác động lớn đến sức khỏe tâm thần và hạnh phúc tổng thể. Trong khi công việc có thể gây thêm căng thẳng, buồn bã và tức giận cho cuộc sống, một số người cũng tìm thấy sự thỏa mãn, mục tiêu và hạnh phúc thông qua công việc.

Việt Nam dẫn đầu top 10 quốc gia châu Á, nơi người lao động phát triển nhất
Return to top