ClockThứ Tư, 08/11/2023 05:22

Dám nhận khuyết điểm cũng là hành động dũng cảm

TTH - Thừa nhận và tự giác nhận khuyết điểm cũng là hành động dũng cảm. Có như vậy mới xây dựng được đội ngũ cán bộ “dám làm”, “dám chịu” như Kết luận 14-KL/TW của Bộ Chính trị Khóa XIII.

Uốn nắn những hạn chế, khuyết điểmTập trung xử lý, khắc phục những khuyết điểm theo Kết luận của Thanh tra Chính phủBản lĩnh của một Đảng cầm quyền là luôn thấy được khuyết điểm để sửa chữa

Bộ Chính trị ban hành quy định mới về miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ. Ảnh: thanhnien.vn 

Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta đã có nhiều bài học, những tấm gương của lãnh đạo dám dũng cảm nhận khuyết điểm của mình hoặc chịu liên đới với cấp dưới vi phạm. Tiếc rằng, những hành động đó chưa nhiều, chưa phổ biến, vẫn còn nhiều người vì danh lợi cá nhân mà sẵn sàng “phủi sạch” trách nhiệm, khuyết điểm để lại hậu quả khôn lường.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: "Người đời không phải là thánh thần, không ai tránh khỏi khuyết điểm chỉ sợ không biết kiên quyết sửa nó đi". Có khuyết điểm mà không dũng cảm nhận lỗi không những mất đi sự thông cảm mà còn bị người dân xem thường, khinh bỉ. Vì khi đã nhận khuyết điểm có thể ảnh hưởng đến chức vụ, quyền lợi, có khi còn đối diện với luật pháp. Đó là một cuộc đấu tranh quyết liệt, khó khăn, đòi hỏi không kém tinh thần dũng cảm của người lính khi ra trận.

Tự giác nhìn nhận khuyết điểm của tập thể và bản thân là “một cuộc đấu tranh gay go, gian khổ” như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã từng chỉ ra.

Một trong những vấn đề được Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) nêu là: “Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống… của một bộ phận cán bộ, đảng viên vẫn chưa được ngăn chặn, đẩy lùi mà còn tiếp tục diễn biến phức tạp”. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là thực hiện nguyên tắc tự phê bình và phê bình ở nhiều tổ chức làm chưa nghiêm, tự giác nhận khuyết điểm chưa trở thành nền nếp trong sinh hoạt Đảng. Những nơi mất đoàn kết, lãnh đạo thiếu gương mẫu thì nguyên tắc này bị xem nhẹ, thiếu nghiêm túc, làm cho đảng viên thui chột ý thức đấu tranh.

Trong một số cơ quan, cấp dưới thường có thái độ e dè, ngại phê bình, va chạm với cấp trên, nhiều khi thấy lãnh đạo sai cũng không dám góp ý, can ngăn, sợ bị hiểu lầm. Lãnh đạo biết sai nhưng cũng không dám nhận, vì lo phải chịu trách nhiệm hoặc sợ bị đánh giá yếu kém. Khi đã vi phạm pháp luật lại cố tìm cách đổ cho người khác, phủ nhận sai sót do mình gây ra. Hệ quả là nhận khuyết điểm, sai phạm chưa trở thành ý thức tự giác, thiếu trung thực như Điều lệ Đảng quy định. Và đó cũng chính là vấn đề tự giác từ chức, miễn nhiệm của cán bộ, nhất là cấp cao chưa thực sự trở thành nề nếp, chưa thành văn hóa ứng xử.

Chỉ có trên cơ sở thống nhất về nhận thức mới có quyết tâm sửa chữa sai phạm, khuyết điểm. Đòi hỏi cao nhất là mỗi cán bộ, đảng viên phải có bản lĩnh, lòng tự trọng, dám vượt lên chính mình. Sự tự giác, thành khẩn khắc phục, sửa chữa của mỗi người là yếu tố quyết định đánh giá cán bộ, đảng viên có thực sự cầu thị, cầu tiến hay không! Khắc phục được tình trạng phủ nhận khuyết điểm của mỗi đảng viên, từng tổ chức sẽ làm cho Đảng ngày càng hoàn thiện, nâng cao tính chiến đấu trong từng tổ chức.

Công khai, dũng cảm nhận khuyết điểm của cán bộ, đảng viên không những không làm cho Đảng mất uy tín, ngược lại uy tín được nâng lên, niềm tin đối với Nhân dân càng được củng cố. Nhìn nhận được khuyết điểm cũng là lúc tĩnh tâm, soi xét nghiêm túc, tự trọng với bản thân và người dân xung quanh khi có sai phạm do mình gây nên. Được như vậy cũng là lẽ bình thường, cần được khuyến khích và trở thành tính tự giác của mỗi cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu. Có như vậy mới khắc phục được tình trạng khi có sai phạm nhưng không dám nhận, không tự giác từ chức, mặc dù Quy định 41 của Bộ Chính trị “Về việc miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ” đã nêu rõ.

Để cán bộ, đảng viên tự giác, trung thực, dám công khai và dũng cảm nhận khuyết điểm thì cấp trên, nhất là của người đứng đầu phải gương mẫu làm trước. Chỉ có thành khẩn nhận khuyết điểm, tự giác nhận thức được sai phạm và tự chịu trách nhiệm mới giúp cho đảng viên, cán bộ lãnh đạo tự thấy được vai trò, vị trí của mình. Người thành khẩn nhận lỗi, dũng cảm nhận trách nhiệm mới có thể rút ra được kinh nghiệm để sửa chữa, làm bài học cho người khác và đó cũng là khí chất cần có của người đảng viên chân chính. Ngược lại, có khuyết điểm mà không thành khẩn, thiếu dũng cảm sẽ khó thành tâm khắc phục, sớm muộn dễ sa vào cạm bẫy, tái phạm

NGUYỄN PHƯỚC KHÁNH
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

GCA cam kết thúc đẩy toàn cầu hành động thích ứng với biến đổi khí hậu

Hiện nay, tính cấp thiết của việc tìm ra giải pháp cho tình thế tiến thoái lưỡng nan về biến đổi khí hậu chưa bao giờ rõ ràng hơn. Vào năm 2024, cuộc thảo luận toàn cầu về thích ứng với khí hậu đã trở nên sâu sắc. Nhiệt độ tăng cao, các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt và hệ sinh thái thay đổi đặt ra những thách thức đáng kể cho cả các quốc gia phát triển và đang phát triển.

GCA cam kết thúc đẩy toàn cầu hành động thích ứng với biến đổi khí hậu
COP29: Công nghệ kỹ thuật số và AI có thể thúc đẩy hành động khí hậu

Cuối tuần qua, các nhà lãnh đạo trong lĩnh vực công nghệ và môi trường tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu COP29 của Liên hợp quốc (LHQ) đang diễn ra ở Baku (Azerbaijan) đã thông qua một tuyên bố cam kết sử dụng công nghệ số để đẩy nhanh hành động vì khí hậu. Đồng thời, tuyên bố cũng cam kết nỗ lực giảm lượng khí thải carbon và ô nhiễm từ các hoạt động sản xuất công nghệ và giải quyết vấn đề rác thải điện tử đang ngày càng gia tăng.

COP29 Công nghệ kỹ thuật số và AI có thể thúc đẩy hành động khí hậu
Hãy dùng hành động để ủng hộ “thỏa thuận xanh” của thế giới

Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước Khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP29) tổ chức tại Baku (Azerbaijan) từ ngày 11 - 22/11 đưa tính cấp thiết của việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu trở lại chương trình nghị sự quốc tế.

Hãy dùng hành động để ủng hộ “thỏa thuận xanh” của thế giới
Giới lãnh đạo doanh nghiệp APEC kêu gọi hành động để thúc đẩy tăng trưởng bền vững

Trước thềm cuộc đối thoại thường niên giữa các thành viên Hội đồng Tư vấn doanh nghiệp APEC (ABAC) với các nhà lãnh đạo APEC sẽ diễn ra ở Peru vào cuối tuần này, giới lãnh đạo doanh nghiệp từ khắp khu vực châu Á - Thái Bình Dương kêu gọi các nhà lãnh đạo APEC có hành động quyết đoán hơn để thúc đẩy tăng trưởng bền vững và toàn diện giữa những thách thức xuyên biên giới hiện nay.

Giới lãnh đạo doanh nghiệp APEC kêu gọi hành động để thúc đẩy tăng trưởng bền vững
Return to top