ClockThứ Hai, 06/01/2020 05:30

Dân vận khéo góp phần thành công trong xây dựng nông thôn mới

TTH - “Dân vận khéo” gắn với Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM) được huyện Phong Điền triển khai linh hoạt, dựa vào sức dân.

Dân vận khéo, cuộc sống người dân đổi thayVận động dân vì quyền lợi của dân

Diện mạo xã Phong Hòa khởi sắc từ xây dựng nông thôn mới

Khơi dậy sức dân

Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam xã Phong Hiền-Hoàng Xuân Thủy nhớ lại: “Ban đầu chúng tôi làm công tác dân vận với phương châm “Đi từng ngõ, gõ từng nhà, gặp từng người, chỉ từng việc”, giúp người dân nhận thức đúng đắn về chương trình xây dựng NTM. Nhờ đó, trong 5 năm (từ 2011 đến 2015) xã Phong Hiền đạt chuẩn NTM và dự kiến đến năm 2020 sẽ đạt chuẩn NTM nâng cao”.

Ông Trần Sỹ Ngọc, Bí thư Chi bộ thôn Hiền Lương (xã Phong Hiền) cho biết: Nhờ làm tốt công tác dân vận nên người dân Hiền Lương đã tự nguyện hiến hơn 11.000m2 để mở rộng cơ bản toàn tuyến giao thông trong thôn với 6km đường kiệt và hơn 2km đường liên thôn. Đồng thời, vận động con em trong và ngoài địa phương hơn 600 triệu đồng để xây dựng “Cầu ngói Hiền Lương” với tổng giá trị 930 triệu đồng...

Trong quá trình triển khai xây dựng NTM, xã Phong Hiền đã xây dựng chương trình “Tranh thủ ngoại lực, phát huy nội lực đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn” khơi dậy sức dân để thu hút các nguồn lực. Qua chương trình, Phong Hiền đã nhận được rất nhiều sự ủng hộ của người dân ở xa. Điển hình như ông Hoàng Gia Tuấn ủng hộ gần 2 tỷ đồng, ông Trương Văn Minh ủng hộ hơn 250 triệu đồng, ông Hoàng Như Mai Sơn ủng hộ 335 triệu đồng, ông Hoàng Ngọc Sơn ủng hộ 250 triệu đồng, ông Hoàng Hùng ủng hộ hơn 170 triệu đồng...

Ông Hồ Tá Thạnh, Trưởng ban Dân vận Huyện ủy, Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam huyện Phong Điền cho hay: Điển hình của mô hình “Dân vận khéo” mà huyện Phong Điền thực hiện có hiệu quả khi bắt đầu xây dựng NTM là việc vận động người dân cùng tham gia xây dựng đường giao thôn nông thôn với hình thức “Nhà nước và Nhân dân cùng làm”, “hiến đất, hiến tài sản trên đất để phát triển hạ tầng”.

Gần 10 năm qua, Nhân dân trên địa bàn huyện hiến hơn 851.000m2 đất và tài sản trên đất, cùng với 141.153 ngày công với tổng giá trị đóng góp hơn 123 tỷ đồng để xây dựng các công trình hạ tầng giao thông nông thôn, kênh mương nội đồng, trường học, nhà văn hoá và các công trình sản xuất, dân sinh.

Phát triển mô hình kinh tế

“Dân vận khéo” ở Phong Điền còn được phát huy rõ trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phát triển các mô hình kinh tế. Nhiều mô hình sản xuất hàng hóa liên kết theo chuỗi giá trị được hình thành thúc đẩy sản xuất phát triển, đồng thời nâng cao giá trị kinh tế của nông sản.

Ông Lê Hợi ở thôn Nhất Đông, xã Điền Lộc là người tiên phong trồng rau trên cát chia sẻ: “Trước đây, gia đình tôi rất khó khăn về kinh tế, được sự vận động của các đoàn thể và khát vọng thoát nghèo, tôi đã học hỏi kinh nghiệm, cải tạo 0,5ha đất cát bạc màu để trồng các loại rau màu phù hợp như cải, cần, xà lách, tầng ô, rau thơm, hành, ngò... Vụ thu hoạch đầu tiên cho thu nhập khoảng trên 100 triệu đồng. Sau đó, gia đình đã nhân rộng mô hình và đã vươn lên làm giàu với thu nhập khoảng 200 triệu đồng/năm.

“Đến thời điểm hiện tại, toàn xã Điền Lộc có khoảng 400 hộ dân trồng rau với tổng diện tích 50ha. Điền Lộc đang phát triển mô hình trồng rau theo quy trình chuẩn VietGAP nhằm giảm chi phí sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng, tạo giá trị sản phẩm sạch theo yêu cầu tất yếu của thị trường và tăng thu nhập cho người dân”, ông Lê Văn Thắng, Chủ tịch UBND xã Điền Lộc thông tin.

Cây cao su cũng đem lại hiệu quả kinh tế cao cho vùng gò đồi của huyện Phong Điền. Theo tính toán của ông Nguyễn Ngọc, nông dân thôn Huỳnh Trúc, xã Phong Mỹ, việc trồng cây cao su đem lại hiệu quả kinh tế bình quân gấp từ 5-6 lần so với những cây trồng khác. Hiện gia đình ông có 9 ha cây cao su, trong đó có 7 ha đã cho thu hoạch, cộng thêm với diện tích cây keo, cây sắn và thanh trà, mỗi năm gia đình ông cho thu nhập khoảng từ 600-700 triệu đồng.

Ông Hoàng Chiến, Chủ tịch UBND xã Phong Mỹ cho biết: Với hiệu quả kinh tế đem lại, mô hình tương tự như gia đình ông Nguyễn Ngọc đã được nhân rộng trên địa bàn, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp, từng bước chuyển đổi và nâng cao năng suất cây trồng vùng gò đồi.

“Thông qua nhiều mô hình “Dân vận khéo” trong vận động người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, Phong Điền đã chuyển đổi được hàng trăm ha đất canh tác kém hiệu quả, xây dựng thành công nhiều loại nông sản chủ lực và được liên kết, bao tiêu sản phẩm. Đồng thời, xây dựng được thương hiệu nông sản như thanh trà, ném, rau...”, ông Hồ Tá Thạnh thông tin.

Đến nay, toàn huyện Phong Điền đã xây dựng hơn 150 mô hình dân vận khéo trong xây dựng NTM, góp phần quan trọng để UBND tỉnh công nhận 6 xã trên địa bàn huyện đạt chuẩn xã NTM, số tiêu chí bình quân đạt 16,53 tiêu chí/xã.

Bài, ảnh: TIẾN DŨNG

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khai thác tiềm năng, thế mạnh để xây dựng và phát triển 2 quận

Năm 2025, TP. Huế tiếp tục xây dựng và phát triển 2 quận của TP. Huế trực thuộc Trung ương trên cơ sở khai thác, phát huy hiệu quả các nền tảng hiện có, thành tựu đã đạt được; đồng thời, khai thác tiềm năng, thế mạnh, lợi thế riêng có để góp phần xây dựng TP. Huế phát triển bền vững.

Khai thác tiềm năng, thế mạnh để xây dựng và phát triển 2 quận
Xây dựng hồ sơ di sản bún Huế

Quyết định số 3979/QĐ-BVHTTDL ngày 10/12/2024 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã công nhận "Nghề làm bún Vân Cù" trong Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, thuộc lĩnh vực Nghề thủ công truyền thống. Đây là tiền đề xây dựng hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể với tầm nhìn quốc gia và quốc tế về di sản văn hóa ẩm thực Bún Huế trong thời gian tới.

Xây dựng hồ sơ di sản bún Huế
Xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục

Ngày 18/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội thảo đánh giá kết quả thực hiện Thông tư số 26/2017/TT-BGDĐT và Thông tư số 06/2019/TT-BGDĐT về quy định quy tắc ứng xử trong các cơ sở giáo dục. Hội thảo được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến. Điểm cầu tại Thừa Thiên Huế được tổ chức tại Sở GD&ĐT.

Xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục

TIN MỚI

Return to top