ClockThứ Sáu, 22/05/2015 09:30

Đang lãng phí nguồn lực xã hội

TTH - Huyện P.V vừa kỷ luật một số cán bộ xã sử dụng bằng trung học phổ thông (THPT) giả.

Rất lạ đời. Nghe giả bằng đại học, thạc sĩ, tiến sĩ thì còn có lý. Đằng này lại đi giả bằng THPT. Mọi sự giả đều không xứng đáng sự tôn trọng. Tuy nhiên, trong trường hợp này, riêng tôi, thấy có một điều gì đó cần sự cảm thông. Chắc là họ “ bí” lắm, cần một cái gì đó nhỏ nhoi lắm mới đi làm cái chuyện giả bằng THPT.

Cái chuẩn bằng cấp ở Việt Nam đối với một số nước không được thừa nhận. Nghĩa là chuẩn thấp. Muốn được tuyển dụng thì phải tự tìm cách đào tạo lại. Bây giờ đi làm giả cái chuẩn thấp ấy một lần nữa thì đủ hiểu là nó thấp đến mức độ nào. Tuy nhiên, trong thực tế có điều này. Có những người bằng cấp không cao lắm nhưng qua hoạt động thực tiễn họ rất giỏi nghề, thậm chí là rất giỏi về cách quản lý. Ngược lại có những người bằng cấp “đầy mình” nhưng làm việc không hiệu quả.

Cách đây mấy năm, tôi có một người quen được phong phó giáo sư. Khi nghe tin tôi điện chúc mừng, cứ tưởng là “của hiếm”, hóa ra đợt ấy có rất nhiều người được phong phó giáo sư. Cái chuyện tiến sĩ, giáo sư ở đất nước mình nhiều nhưng rất ít công trình khoa học được công bố trên các tạp chí uy tín quốc tế thì ai cũng biết rồi. Điều này nó khẳng định cái chuẩn bằng cấp thấp của ta.

Bằng cấp thấp chỉ là một việc. Điều đáng nói là một xã hội đang quá quan trọng bằng cấp mà ít chú ý đến thực tiễn. Ví dụ như, có nhiều đơn vị hưởng lương từ ngân sách nhà nước, khi tuyển dụng, tiêu chí đầu tiên là bằng đại học. Ai không có bằng đại học là bị loại ngay từ đầu. Trong thực tế hoạt động, có những vị trí chỉ cần trung cấp là đã làm tốt rồi, thế thì cần gì phải là bằng đại học? Ví dụ như vị trí văn thư ở trong một số đơn vị sự nghiệp chẳng hạn. Chỉ cần ở trình độ trung cấp văn thư lưu trữ đã làm tốt rồi, cần gì đòi hỏi đại học để chúng ta phải trả tiền lương theo ngạch đại học. Có thể vì quá trọng bằng cấp nên chúng ta đã bỏ lỡ cơ hội cho những người có khả năng thực hiện công việc hiệu quả.

Việc trọng bằng cấp nó tạo một động lực cho sự thái quá. Ví dụ như với những công việc thực hành. Ví như nghề báo chẳng hạn. Chỉ cần trình độ đại học, có khả năng viết lách, có khả năng nắm bắt và phân tích vấn đề qua hoạt động thực tiễn là đủ. Hoạt động thực tiễn với nghề báo quan trọng hơn bất cứ điều gì và có thể nói, thực tiễn mới là nơi đào tạo thực chất cho nghề báo và năng lực thực chất của nghề báo phải được đào tạo từ thực tiễn. Vậy mà nhiều người vẫn chú tâm đi học thạc sĩ, thậm chí không phải là thạc sĩ chuyên ngành báo chí…

Sử dụng trình độ không đúng với yêu cầu công việc sẽ là một sự lãng phí.

Lãng phí thứ nhất là chi phí trả tiền công. Như trên đã nói. Nghĩa là lãng phí của người sử dụng lao động.

Lãng phí thứ hai là lãng phí thời gian và tiền bạc vì phải tăng thời gian và chi phí đào tạo. Nghĩa là lãng phí của chính người lao động.

Xét rộng ra, dù lãng phí theo cách nào cũng là lãng phí nguồn lực xã hội. Hàng ngàn sinh viên ra trường không tìm được việc làm là một sự lãng phí ghê gớm.

Lê Phương
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nghệ thuật tác chiến trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

Cách đây 70 năm, dân tộc ta, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã tiến hành thắng lợi chiến dịch Đông Xuân 1953 - 1954 mà đỉnh cao là Chiến dịch Điện Biên Phủ, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến 9 năm chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ, đặt một dấu son trong lịch sử dựng nước và giữ nước.

Nghệ thuật tác chiến trong Chiến dịch Điện Biên Phủ
Ra quân xử lý các điểm đen ô nhiễm môi trường

Ngày 5/5, đồng loạt các địa phương ra quân triển khai Phong trào Ngày Chủ nhật xanh. Trong các hoạt động, đáng chú ý đó là nhiều lực lượng đã tập trung xử lý các điểm ô nhiễm tại các kênh, rạch, dòng sông.

Ra quân xử lý các điểm đen ô nhiễm môi trường
“Họ gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân”

“Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói/ Họ gánh theo tên làng, tên xã trong mỗi chuyến di dân”. Đây là hai câu thơ trong bài thơ “Đất nước” của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm. Hôm nay bỗng ùa về khi lẩn thẩn nghĩ về chuyện đổi tên, đặt lại tên xã, phường sau khi tách nhập đang nóng lên ở rất nhiều địa phương trên cả nước.

“Họ gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân”
Return to top