ClockThứ Năm, 28/01/2021 08:33

Đầu tư cho văn hóa di sản

TTH - Cùng với những nỗ lực “hồi sinh” di sản, Thừa Thiên Huế sẽ tiếp tục đầu tư xây dựng hệ thống thiết chế văn hóa để phát triển đô thị dựa trên nền tảng văn hóa di sản theo tinh thần Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị.

Nền tảng quan trọng cho thành phố trực thuộc Trung ươngDu lịch Huế hướng đến đẳng cấp, chất lượng dựa vào văn hóa, di sản

Sản phẩm du lịch lễ hội là một thế mạnh của Huế. Ảnh: Đức Quang

“Hồi sinh” di sản

Ngày đầu năm 2021, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế khai trương không gian Ngọ Môn sau khi được phục hồi toàn diện từ dự án bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích Ngọ Môn giai đoạn 2. Dự án được đầu tư tổng kinh phí khoảng 44 tỷ đồng, thực hiện tu bổ các hạng mục: Sơn thếp toàn bộ cấu kiện gỗ lầu Ngũ Phụng (hai tầng nhà chính và Tả, Hữu Dực Lâu) bằng kỹ thuật sơn truyền thống; tu bổ hạ tầng xung quanh khu vực Ngọ Môn, như: sân, mặt cầu qua hồ Kim Thủy, cầu Trung Đạo, hệ thống lan can hồ Kim Thủy, hồ Thái Dịch, bia “Khuynh cái hạ mã”, cây xanh, hệ thống chiếu sáng, nội thất...

Ngoài chức năng là cổng chính ra vào Hoàng Cung, Ngọ Môn còn là lễ đài trong nhiều sự kiện trọng đại của triều đình nên luôn được quan tâm trùng tu, sửa chữa. Sau ngày đất nước thống nhất, với sự quan tâm, hỗ trợ của Đảng, Nhà nước và các tổ chức quốc tế, Ngọ Môn trải qua nhiều đợt trùng tu. Đặc biệt, năm 2012, dự án trùng tu tổng thể Ngọ Môn chính thức được triển khai với số vốn đầu tư hơn 80 tỷ đồng, chia làm 2 giai đoạn. Đến thời điểm hiện tại, Ngọ Môn đã được phục hồi toàn diện, mang lại diện mạo khang trang cho Hoàng cung.

Điện Thái Hòa, công trình kiến trúc quan trọng nhất trong Hoàng cung triều Nguyễn cũng sắp được bảo tồn, tu bổ tổng thể. Dự án có tổng kinh phí khoảng 150 tỷ đồng, trong đó Chính phủ bố trí nguồn vốn 100 tỷ đồng. Theo phương án phục hồi, tu bổ và tôn tạo điện Thái Hòa, sẽ hạ giải toàn bộ mái lợp, phục hồi mái hạ, mái thượng lợp bằng ngói ống hoàng lưu ly; hạ giải toàn phần hệ khung và các kết cấu gỗ để đánh giá chất lượng từng cấu kiện và đề xuất phương án tu bổ phục hồi chi tiết; phục hồi sơn son thếp vàng toàn bộ các cấu kiện gỗ; đồng thời, tôn tạo lại hệ thống sân đường, lan can.

Sau chiến tranh, Quần thể Di tích Cố đô Huế bị tàn phá nghiêm trọng nhưng dưới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, công cuộc bảo tồn di tích Cố đô Huế đạt kết quả to lớn. Theo đánh giá của nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Hoa, từ khi được công nhận là di sản thế giới đến nay, di tích Huế được phục hồi khá tốt. Hệ thống kiến trúc, di sản văn hóa phi vật thể tưởng như mai một đã được khôi phục lại, trở thành tài nguyên phát triển văn hóa, du lịch, xây dựng thành phố Festival.

Khoảng 130 công trình di tích lớn nhỏ được đầu tư trùng tu, bảo tồn, tiêu biểu là Ngọ Môn, Hiển Lâm Các, cụm di tích Thế Miếu, cung Diên Thọ, Duyệt Thị Đường, cung Trường Sanh… Hầu hết các di tích đều được bảo quản cấp thiết, bằng các biện pháp chống dột, chống sập, chống mối mọt, chống cây cỏ xâm thực, gia cố và thay thế các bộ phận bị lão hóa… đảm bảo các nguyên tắc khoa học về bảo tồn.

Di sản Huế được quan tâm trùng tu tạo không gian văn hóa thu hút du khách

Ông Võ Lê Nhật, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, cho rằng, việc bảo tồn các giá trị di sản văn hóa đã luôn gắn chặt với quá trình khai thác, phát huy và tạo điều kiện cho việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, trọng tâm là kinh tế du lịch, dịch vụ. Di sản văn hóa không chỉ là phương tiện đưa Huế hội nhập sớm với thế giới mà đã thực sự trở thành nền tảng cho phát triển kinh tế-xã hội. Với vị thế đã được khẳng định, Quần thể Di tích Cố đô Huế cần được tiếp tục bảo tồn và phát huy giá trị, phục hồi, làm sống lại các không gian di sản, tạo sinh lực mới để góp phần đưa Huế trở lại vị trí đã từng có trong lịch sử; chuyển hóa quần thể thành hạt nhân, động lực chủ yếu trong chiến lược phát triển Thừa Thiên Huế theo hướng trở thành đô thị di sản.

Sẽ đầu tư xây dựng hệ thống thiết chế văn hóa

Theo TS. Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao, Huế gần như không có các thiết chế văn hóa trọng điểm, trong khi một đô thị di sản, thành phố văn hóa đòi hỏi rất nhiều thiết chế văn hóa. Hệ thống nhà hát, thư viện, bảo tàng chưa tương xứng với vị thế của vùng đất. Bảo tàng Mỹ thuật Huế đã thành lập cách đây 2 năm, nhưng vẫn chưa có trụ sở chính. Điều này khiến bảo tàng lỡ mất những cơ hội được đầu tư hợp tác khi làm việc với các đối tác trong nước và quốc tế. Trung tâm Văn hóa – Điện ảnh xây dựng đã quá lâu, chưa đáp ứng những yêu cầu hiện đại của một trung tâm tổ chức sự kiện...

Nghị quyết 54-NQ/TW của Bộ Chính trị đã xác định xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản Cố đô và bản sắc văn hóa Huế. Để hiện thực hóa chủ trương này, phải có các thiết chế văn hóa để khai thác, phát huy giá trị. Vì thế, cấp thiết phải có chiến lược đầu tư xứng đáng để có hệ thống thiết chế văn hóa đồng bộ, hiện đại; đưa Huế trở thành nơi khai thác tốt các giá trị di sản, tiềm năng văn hóa, nơi tổ chức các sự kiện lớn về văn hóa, nghệ thuật.

TS. Phan Thanh Hải cho rằng: “10 năm tới là khoảng thời gian chúng ta phải đầu tư rất nhiều thiết chế văn hóa. Một trung tâm văn hóa, trung tâm hội nghị quốc tế tương xứng; nhà hát cũng phải thật đẹp; bảo tàng, thư viện cũng là những nơi hấp dẫn có thể thu hút khách tham quan. Những công trình này phải được đặt ở những vị trí đẹp nhất, có thể đầu tư từng bước nhưng quy mô đầu tư xây dựng phải hướng đến tầm nhìn lâu dài 50-100 năm, khi Huế sẽ là một trung tâm văn hóa lớn, không chỉ ở khu vực mà cả châu Á và thế giới”.

Bài, ảnh: Minh Hiền

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Thiên thời, địa lợi, nhân hòa” trong thu hút đầu tư - Bài 1: Điểm đến hấp dẫn cho nhà đầu tư

Xúc tiến đầu tư có vai trò cực kỳ quan trọng, góp phần đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư; hình thành khu công nghiệp, khu chế xuất phục vụ hoạt động sản xuất hàng hóa xuất khẩu... Với vị trí địa lý thuận lợi, chính sách thu hút đầu tư thông thoáng, cơ chế, chính sách phát triển kinh tế - xã hội ngày càng hoàn thiện…, Thừa Thiên Huế đang là điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

“Thiên thời, địa lợi, nhân hòa” trong thu hút đầu tư - Bài 1 Điểm đến hấp dẫn cho nhà đầu tư
Để văn hóa bản địa “níu chân” du khách

Văn hóa bản địa là yếu tố quan trọng trong phát triển du lịch. Sự độc đáo, khác biệt của sản phẩm du lịch cũng do yếu tố văn hóa bản địa quyết định. Các địa phương tại Thừa Thiên Huế có những lễ hội đặc sắc, nhưng để thu hút khách cần thiết phải đầu tư xây dựng những sản phẩm du lịch đặc trưng từ yếu tố này và chú trọng hơn công tác quảng bá.

Để văn hóa bản địa “níu chân” du khách
Khởi đầu từ trò giỏi

Trong câu chuyện và thành tích của Võ Quang Phú Đức và Hồ Đức Trung, tôi đã có cảm nhận về mạch nguồn và sự tiếp nối truyền thống của cả một vùng đất và của gia đình.

Khởi đầu từ trò giỏi
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – người nặng lòng với công cuộc bảo tồn di sản Cố đô Huế

“Văn hóa còn là dân tộc còn” – Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh nhiều lần như thế khi khẳng định vai trò của văn hóa tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc vào năm 2021. Trong những chuyến làm việc với các tỉnh, thành, Tổng Bí thư thường dành riêng thời gian đến thăm các di sản văn hóa và căn dặn đội ngũ làm văn hóa không ngừng học tập phấn đấu để nâng cao trình độ kiến thức, bồi đắp tình yêu, sự tâm huyết đối với các di sản vô giá của dân tộc.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – người nặng lòng với công cuộc bảo tồn di sản Cố đô Huế
Nơi “gặp gỡ” văn hóa

Bên cạnh chức năng chính trưng bày các hiện vật, nhiều bảo tàng, không gian văn hóa nghệ thuật còn đảm nhận một chức năng quan trọng khác đó là tổ chức các sự kiện giao lưu, trò chuyện, tọa đàm những vấn đề liên quan. Chính những không gian như thế đã trở thành điểm đến, tạo được sự kết nối giữa giới nghiên cứu, các chuyên gia văn hóa cũng như những người có niềm đam mê gặp gỡ.

Nơi “gặp gỡ” văn hóa

TIN MỚI

Return to top