ClockThứ Hai, 13/05/2019 18:34

“Dịch tả lợn châu Phi: Thừa Thiên Huế chưa phát sinh ổ dịch mới”

TTH.VN - Là bài viết đáng chú ý trên Báo Thừa Thiên Huế số 7594, ra ngày mai (thứ Ba), ngày 14/5.

Đón đọc Báo Thừa Thiên Huế thứ bảy, ngày 11/5Đón đọc số báo 7591 ra ngày thứ sáuThừa Thiên Huế Cuối tuần số 1007 với nhiều bài, chuyên mục hấp dẫnĐón đọc Báo Thừa Thiên Huế số 7590 ra thứ Năm, ngày 9/5

Riêng Thừa Thiên Huế, DTLCP xảy ra từ 16/3-11/4 tại các cơ sở chăn nuôi thuộc 3 thôn Hiền An, Công Thành và Thanh Tân thuộc xã Phong Sơn (huyện Phong Điền). Tổng số ln mắc bệnh và tiêu hủy 103 con với trọng lượng 9.950kg và hơn 850kg thức ăn chăn nuôi. Ngay sau khi phát hiện dịch, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở NN&PTNT phối hợp với huyện triển khai các biện pháp chống dịch khẩn cấp. Tiêu hủy ngay số lượng lợn mắc bệnh ở các cơ sở chăn nuôi, vệ sinh tiêu độc, khử trùng; hướng dẫn và giám sát 30 ngày kể từ khi phát dịch; lập 3 chốt kiểm dịch tạm thời để tiêu độc các phương tiện, người ra vào vùng dịch, nghiêm cấm các hành vi vận chuyển sản phẩm lợn ra vào vùng dịch cũng như tiếp tục theo dõi tình hình sức khỏe đàn lợn trong khu vực. Đến ngày 9/5, cả 3 thôn nói trên không phát sinh ổ dịch mới… Là những thông tin mà tác giả bài viết ghi nhận ở đầu cầu Thừa Thiên Huế tại hội nghị trực tuyến về tình hình và công tác phòng, chống DTLCP dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng và Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường diễn ra sáng 13/5 tại Hà Nội.

Trang bìa số báo 7594, ra thứ Ba, ngày 14/5

Cũng theo tác giả, dù một số địa phương trên toàn quốc vẫn còn diễn ra tình trạng chủ quan trong phòng chống dịch tả lợn châu Phi và để tái phát dịch, song trên địa bàn tỉnh, nhờ triển khai tốt các biện pháp chống dịch khẩn cấp… nên “đã qua 30 ngày không phát sinh thêm lợn mắc bệnh”.

*”Đưa doanh nghiệp về trường nghề: Ba bên cùng có lợicũng là bài viết đáng chú ý khác trên Báo Thừa Thiên Huế số 7594.

Theo tác giả bài viết, đưa doanh nghiệp về trường nghề nhằm: “Để rút ngắn khoảng cách giữa đào tạo và thực tế công việc, từ năm 2015, Trường cao đẳng Công nghiệp Huế áp dụng mô hình đưa DN về trường. Đầu tiên là phối hợp với Công ty Yamaha mở Trung tâm đào tạo sửa chữa xe máy. Theo sự phối hợp này, trường hỗ trợ cơ sở vật chất, mặt bằng; phía Yamaha tài trợ toàn bộ thiết bị, xe máy. Khi có các dòng xe máy mới xuất hiện trên thị trường, Yamaha sẽ gửi một phiên bản về Trung tâm đào tạo Yamaha. Hàng năm, nhà trường cũng cử giáo viên đến các trung tâm đào tạo của Yamaha để cập nhật những kiến thức mới.

Với việc hợp tác đào tạo này, cả nhà trường, DN và người học đều có lợi. Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp phần lớn không đủ điều kiện tài chính để trang bị đầy đủ phương tiện máy móc hiện đại nhất, sự phối hợp này giúp nhà trường trang bị máy móc bắt kịp với xu thế của thời đại, các giảng viên được cập nhật kiến thức thực tế sản xuất trên thị trường”.

Thừa Thiên Huế số 7594 còn khá nhiều tin, bài, chuyên mục khác hấp dẫn, đáng đọc như: “Dừng chân bên đầm Lập An, Bạn cũ, Không quay lại lần hai, “Nói không” với thực phẩm giả, kém chất lượng”… Kính mời quý bạn đọc quan tâm, đón đọc!

Báo Thừa Thiên Huế

 

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Dịch tả lợn châu Phi: Nguy cơ mất an toàn

Trong khi dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đang hoành hành tại nhiều tỉnh, thành thì hoạt động chốt chặn, giám sát, kiểm tra và thực hiện các thủ tục thú y trước khi các phương tiện vận chuyển lợn đi qua chốt còn thiếu sự phối hợp giữa các ban ngành. Điều này khiến nguy cơ lây lan DTLCP từ các địa phương khác vào địa bàn tỉnh rất cao.

Dịch tả lợn châu Phi Nguy cơ mất an toàn
Khoanh vùng, dập dịch, không để dịch tả lợn châu Phi lây lan

Thông tin bước đầu, đã có 6 lợn nái, 40 lợn thịt tại một trang trại trên rú cát ở Quảng Điền bị chết, nghi dịch tả lợn châu Phi (DTLCP). Các cơ quan chức năng đang tiến hành các biện pháp cần thiết để dịch không lây lan trên diện rộng.

Khoanh vùng, dập dịch, không để dịch tả lợn châu Phi lây lan

TIN MỚI

Return to top