ClockThứ Tư, 08/05/2019 17:17

Thừa Thiên Huế Cuối tuần số 1007 với nhiều bài, chuyên mục hấp dẫn

TTH.VN - Đáng chú ý trên trang nhất Thừa Thiên Huế Cuối tuần là bài: “Từ kênh Lauch nghĩ về đầm Chuồn” của tác giả Tạ Thị Ngọc Thảo. Theo tác giả đầm Chuồn có đầy đủ tiềm năng, thế mạnh để phát triển du lịch, song dường như nó vẫn chưa được khai thác hợp lý. Dù đã có tour tham quan đầm Chuồn, song khách muốn xài chút tiền cũng không có gì để mua!” Thế nên, tác giả đã đặt câu hỏi” “Tại sao không có một chợ nổi trên đầm Chuồn nhỉ?”

Thừa Thiên Huế Cuối tuần 1006 với nhiều bài, chuyên mục đặc sắc, thú vị, mời bạn đón đọc!Đón đọc Báo Thừa Thiên Huế phát hành ngày 26/4Thừa Thiên Huế Cuối tuần số 1004 có gì?

Phóng sự ảnh về gốm Hương Sa trên số Thừa Thiên Huế Cuối tuần số 1007

*Ở chuyên mục diễn đàn, có bài viết: “Sống xanh mới là đẳng cấp!” của tác giả Minh Tự.

Theo tác giả: “Sống xanh là một cách sống ít sử dụng tài nguyên thiên nhiên và ít gây ra tác động tiêu cực cho môi trường. Sống xanh là cách sống đáp ứng được nhu cầu hiện tại của mình mà không ảnh hưởng đến các thế hệ tương lai. Sống xanh là bao hàm sống sạch trong đó, không chỉ sạch về vật chất mà sạch cả tinh thần. Khi môi trường sạch thì cây mới xanh tươi và tràn trề nhựa sống”. Và đây là cách sống mà Huế cần hướng đến.

Để thực hiện mục tiêu này theo nhà báo Minh Tự chỉ cần: “Mỗi người Huế biết cúi xuống nhặt một cọng rác dưới chân mình, là Huế sẽ trở thành đô thị sạch - điều mà ít đô thị nào ở Việt Nam hiện nay làm được. Chỉ cần như thế là Huế đã nổi tiếng sẽ trở nên nổi tiếng hơn. Huế mới thật sự thiết lập cho mình một phong cách sống đẳng cấp!”

*Trang Văn hóa-Nghệ thuật đáng chú ý có bài: “Đại Nội có thêm dịch vụ mới” của tác giả Đồng Văn.

Trong bài báo, tác giả dẫn lời của ông Hoàng Văn Triều, Giám đốc Trung tâm Phát triển Dịch vụ Di tích Huế (thuộc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế) về mục đích cho thuê một số khu vực ở Đại Nội để phát triển các dịch vụ du lịch nhằm phục vụ du khách khi đến tham quan Huế, tham quan Đại Nội, song dịch vụ phải xứng tầm với di sản, như lời ông Hoàng Văn Triều: “Để đảm bảo các hoạt động dịch vụ tại khu di sản được triển khai như các phương án đã được phê duyệt, chúng tôi kêu gọi những đối tác có đủ năng lực và hướng đến mục tiêu khai thác sản phẩm dịch vụ cao cấp hơn, chất lượng hơn để tương xứng với không gian di sản và đáp ứng nhu cầu cho các đối tượng khách có nhu cầu cao”.

*Phóng sự ảnh tuần này, kính mời quý bạn đọc cùng xem các công đoạn làm gốm sứ Hương Sa do Công ty XQ Việt Nam kết hợp với các kỹ thuật gốm Bát Tràng sản xuất, chế tác gần đây. Theo đơn vị sản xuất, nguyên liệu để làm các sản phẩm gốm sứ này được lấy từ phù sa sông Hương nên mới có tên gọi là Hương Sa.

Ông Võ Văn Quân, Tổng Giám đốc XQ Việt Nam, một người con rể Huế cho biết, việc sản xuất gốm sứ Hương Sa không ngoài mục đích làm phong phú thêm thị trường quà tặng Huế như là lời cảm ơn dòng Hương đã dâng phù sa cho đời!

Và còn nhiều bài, chuyên mục đáng đọc khác, kính mời quý bạn đọc đón đọc báo Cuối tuần phát hành ngày mai, thứ Năm, ngày 9/5.

Thừa Thiên Huế Cuối tuần

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bài viết của Thủ tướng Phạm Minh Chính về phát triển kinh tế sau bão lũ

TTXVN trân trọng giới thiệu nội dung bài viết "Khẩn trương khắc phục hậu quả bão lũ, nhanh chóng ổn định đời sống nhân dân, tích cực khôi phục sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát lạm phát" của Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.

Bài viết của Thủ tướng Phạm Minh Chính về phát triển kinh tế sau bão lũ
Hoàn thiện hạ tầng cho thành phố xe đạp

Theo lãnh đạo TP. Huế, định hướng phát triển giao thông xe đạp nhằm tạo dựng môi trường thuận lợi, an toàn, chuyển đổi phương thức đi lại trong thành phố theo hướng xanh, sinh thái và bền vững. Hướng tới xây dựng Huế trở thành một trong những thành phố xe đạp đầu tiên của Việt Nam.

Hoàn thiện hạ tầng cho thành phố xe đạp
Return to top