ClockThứ Bảy, 21/11/2020 06:15

Điểm tựa của người dân trong bão, lụt

TTH - Những ngày bão lụt triền miên, lực lượng dân quân các xã, phường đã luôn gần dân, sát cánh bên dân từ giúp dân “chạy bão, lụt”, đến khắc phục hậu quả thiên tai. Chính những chiến sĩ dân quân “nằm vùng” đã trở thành điểm tựa vững chắc, giúp người dân yên lòng.

Lực lượng vũ trang giúp dân “chạy bão”Tiếp tục sứ mệnh của người lính

Lực lượng dân quân giúp dân trong bão, lụt

Luôn có mặt khi dân cần

Khi có thông tin cơn bão mạnh số 13 sắp ảnh hưởng trực tiếp đến Thừa Thiên Huế, từ sáng sớm, các chiến sĩ dân quân xã Phú Hải, huyện Phú Vang được chia thành nhiều tổ đến từng nhà dân để giúp dân sơ tán, chằng chống nhà cửa.

Khi bão tan, trở về nhà, thấy cảnh tượng ngôi nhà tan hoang, một phần mái ngói và toàn bộ hiên trước nhà bị bão cuốn bay, đồ đạc ướt nhèm, anh Lê Văn Phước (thôn Cự Lại, xã Phú Hải) không khỏi buồn bã. Chưa biết bắt tay khắc phục từ đâu, lo vì nhà neo người, bà con ai cũng bận dọn nhà, thì gia đình anh được các chiến sĩ dân quân xã đến giúp sức. Người lợp lại mái ngói, mái tôn, người vận chuyển đồ đạc tới nơi khô ráo.

“Các chiến sĩ dân quân ai cũng nhiệt tình, giúp dân không khác gì làm cho nhà mình. Xong việc, các anh lại tất bật đi giúp nhà khác mà không kịp uống ngụm nước nữa”, anh Phước cảm động.

Ông Nguyễn Đức Giỏi, Chỉ huy trưởng Ban CHQS xã Phú Hải cho biết: Là xã ven biển nên địa phương bị ảnh hưởng khá nặng từ các cơn bão lớn trong năm. Trước khi bão vào, chúng tôi luôn cử lực lượng đến từng nhà để giúp dân chằng chống nhà cửa, sơ tán người và của. Khi bão qua, anh em khẩn trương giúp dân lợp lại mái nhà, nhất là các hộ gia đình bị thiệt hại nặng, neo người để bà con sớm ổn định cuộc sống.

Lực lượng dân quân xã lúc nào cũng có mặt kịp thời để giúp dân thu hoạch hoa màu chạy lụt, lợp lại mái nhà khi bão qua, đó là những nhận xét của người dân xã Phong Hòa, huyện Phong Điền đối với các chiến sĩ dân quân xã.

“Lũ lụt liên tiếp, nước chưa kịp rút ra khỏi đường lại tràn vào nhà lại. Người dân điêu đứng vì nước lũ, các chiến sĩ dân quân cũng vất vả theo. Nước rút thì dọn bùn, không những dọn các điểm công cộng mà đến các hộ dân ngập sâu để giúp dân dọn dẹp, cào bùn, sớm ổn định cuộc sống. Rồi bão vào, các chiến sĩ lại đến từng nhà để giúp dân chằng chống nhà cửa, lợp lại mái nhà”, bà Nguyện Thị Lệ, xã Phong Hòa nhận xét.

Hạn chế tối đa thiệt hại cho người dân

Phòng hơn tránh là những gì lực lượng dân quân thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang đã và đang thực hiện để giảm thiểu tối đa thiệt hại do mưa bão đối với người dân.

Trước khi bão số 13 đổ bộ, tất cả những hộ dân nằm trong khu vực không an toàn, nhà cửa thiếu kiên cố đã được lực lượng dân quân nhanh chóng giúp dân đi sơ tán. Hàng trăm tàu thuyền của ngư dân được giúp neo đậu ở nơi an toàn.

Chồng về quê có việc, bốn mẹ con đang loay hoay chưa biết làm thế nào để chằng chống lại nhà cửa trước khi bão vào, thêm vào đó nước lụt xung quanh còn chưa rút hết càng khiến mẹ con chị Đinh Thị Hằng (thôn Tân An, thị trấn Thuận An) bất an. Nhưng thật may mắn, sau khi nắm tình hình, lực lượng dân quân thôn đã nhanh chóng giúp chị Hằng giằng chống nhà cửa để chống bão.

Thượng tá Ngô Nam Cường, UVTV Tỉnh ủy, Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh khẳng định: Trong thời gian qua, lực lượng dân quân trên địa bàn tỉnh đã luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao, nhất là các nhiệm vụ đột xuất như phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, góp phần rất lớn trong việc bảo vệ tốt địa bàn, tài sản, tính mạng cho người dân. Lực lượng dân quân cũng có nhiều đóng góp quan trọng trong công tác quân sự - quốc phòng địa phương, xây dựng các địa bàn ngày càng vững mạnh.

Bài, ảnh: THẢO THANH

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Điểm tựa” vốn vay chính sách

“Biết ơn sự quan tâm của chính quyền địa phương và Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Phú Vang, gia đình tôi đã sử dụng vốn vay thật hiệu quả để phát triển kinh tế, thay đổi cuộc sống” - chị Nguyễn Thị Thảo (thôn Xuân Ổ, xã Phú Xuân, huyện Phú Vang) chia sẻ.

“Điểm tựa” vốn vay chính sách
Kinh tế phục hồi nhanh sau thiên tai, bão lụt

Kinh tế năm 2024 đã đi được ¾ chặng đường trong bối cảnh tình hình thế giới tiếp tục diễn biến rất phức tạp, khó lường, ở trong nước, thiên tai, bão lụt, mưa lớn kéo dài trong tháng 9, đặc biệt là cơn bão số 3 đã ảnh hưởng lớn đến các hoạt động kinh tế, xã hội, doanh nghiệp và đời sống người dân.

Kinh tế phục hồi nhanh sau thiên tai, bão lụt
Chủ động giúp dân phòng, chống thiên tai

Huyện A Lưới là địa bàn có đồi núi cao, hiểm trở, có nguy cơ sạt lở cao vào mùa mưa lũ. Nhiều hộ dân sinh sống ở vị trí sườn đồi, ven sông, suối và những nơi trũng thấp… Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện A Lưới đã triển khai nhiều biện pháp ứng phó, kịp thời, hiệu quả, bảo đảm an toàn cho người dân.

Chủ động giúp dân phòng, chống thiên tai
Giúp dân biên giới thu hoạch lúa “chạy” bão

Trong chuỗi hoạt động chuẩn bị ứng phó cơn bão số 3, ngày 7/9, Đồn Biên phòng cửa khẩu A Đớt tổ chức giúp một số hộ dân thôn A Tin, xã Lâm Đớt (A Lưới) thu hoạch lúa vụ hè thu, “chạy” bão.

Giúp dân biên giới thu hoạch lúa “chạy” bão
Giúp người dân biên giới thu hoạch lúa

Ngày 3/9, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng cửa khẩu A Đớt thực hiện chương trình “Ngày về thôn bản” thu hoạch lúa giúp các hộ dân có hoàn cảnh khó khăn, neo đơn trên địa bàn xã biên giới Lâm Đớt (A Lưới).

Giúp người dân biên giới thu hoạch lúa

TIN MỚI

Return to top