ClockThứ Sáu, 17/05/2024 10:39

Định hướng các mục tiêu, cụ thể hóa Nghị quyết 54

TTH - Trong lộ trình phát triển tỉnh đã, đang và sẽ dựa trên các trụ cột giá trị di sản Cố đô, du lịch; khoa học, y tế, giáo dục chất lượng cao và phát triển các khu công nghiệp, khu kinh tế.

Tâm thế của nhà khoa học trong thực hiện Nghị quyết 54 Trùng tu, tôn tạo các đình làng, điểm di tích lịch sử, thực hiện thắng lợi Nghị quyết 54 của Bộ Chính trịCông bố quyết định về thành lập Đoàn kiểm tra việc triển khai thực hiện Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị và Nghị quyết 14 của Tỉnh ủy

Với việc đầu tư cho hạ tầng, kinh tế biển hứa hẹn có bước đột phá thời gian tới 

Từng bước cụ thể hóa Nghị quyết 54

Nghị quyết số 54-NQ/TW của Bộ Chính trị (NQ54) đã đề ra 8 nhóm nhiệm vụ bao trùm trên các lĩnh vực. Trong đó, điều quan trọng nhất đó là việc phải tập trung mọi nguồn lực xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh; là trung tâm của vùng và cả nước về văn hóa - du lịch, y tế chuyên sâu, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ. Đẩy mạnh công tác quy hoạch và quản lý, thực hiện quy hoạch, nhất là quy hoạch đô thị theo hướng phát triển mạnh kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại và thông minh, đặc biệt là kết cấu hạ tầng giao thông, công nghệ thông tin, đô thị, bảo đảm sự hài hòa giữa kiến trúc với tự nhiên và đặc thù của Huế.

Đối chiếu với thực tiễn hiện nay, UBND tỉnh đã nghiêm túc, kịp thời thể chế hóa đồng bộ các nội dung cơ bản nhằm cụ thể hóa đầy đủ, toàn diện các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ và giải pháp tại NQ54 và NQ 83/NQ-CP của Chính phủ; tập trung phối hợp với các bộ, ban, ngành trung ương xây dựng, hoàn thiện các NQ, chương trình, kế hoạch trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành.

Hiện nay, tỉnh tập trung triển khai lập Đề án thành lập thành phố trực thuộc Trung ương trên cơ sở địa giới hành chính Thừa Thiên Huế; cơ bản hoàn thành Đề án “Khu Công nghệ cao Thừa Thiên Huế” và Đề án “Xây dựng Đại học Huế trở thành Đại học Quốc gia”.

Ngoài ra, việc triển khai hiệu quả Chương trình 12-CTr/TU ngày 13/5/2022 của Tỉnh ủy (khóa XVI) thực hiện NQ 38/2021/QH15 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế; NQ 18/2022/NQ-HĐND về thí điểm một số chính sách hỗ trợ các hãng tàu biển mở tuyến vận chuyển container và các đối tượng có hàng hóa vận chuyển bằng container đi, đến cảng Chân Mây tỉnh Thừa Thiên Huế và Nghị định 84/2022/NĐ-CP, ngày 20/10/2022 của Chính phủ về việc thành lập và Quy chế hoạt động của Quỹ bảo tồn di sản Huế đã có những kết quả bước đầu đáng khích lệ.

Với lộ trình hiện nay, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương cho biết, dự kiến, cuối năm 2024, Đề án thành lập thành phố trực thuộc Trung ương trên cơ sở địa giới hành chính Thừa Thiên Huế sẽ trình Quốc hội.

Có một điều đáng mừng, sau khi Quy hoạch tỉnh được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đã tạo ra cơ sở pháp lý quan trọng, tạo lực để tỉnh bứt phá trong việc thực hiện NQ54 của Bộ Chính trị. Quy hoạch cũng xác định 3 trung tâm động lực tăng trưởng chính của Thừa Thiên Huế, bao gồm: Các trung tâm thuộc Quần thể di tích, di sản Cố đô Huế là trụ cột gắn với Khu công nghệ thông tin, đô thị khoa học tập trung tại TP. Huế. Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô sẽ xây dựng cảng Chân Mây trở thành cảng container, cảng du lịch, là trung tâm giao thương quốc tế; Lăng Cô trở thành trung tâm du lịch, nghỉ dưỡng đẳng cấp quốc tế. Khu công nghiệp Phong Điền: phát triển khu công nghiệp, hình thành đô thị công nghiệp phía bắc kết nối với tỉnh Quảng Trị…

Tỉnh đang nỗ lực áp dụng các giải pháp để hỗ trợ doanh nghiệp, thúc đẩy tăng trưởng 

Tạo bứt phá, từng bước về đích

Dù có bước tiến trong phát triển, song lãnh đạo tỉnh vẫn thẳng thắn nhìn nhận một số khó khăn, hạn chế hiện nay. Điển hình là, tăng trưởng kinh tế chưa đạt mục tiêu đề ra. Tốc độ tăng trưởng GRDP thấp hơn so với kịch bản tăng trưởng. Hoạt động sản xuất, kinh doanh, sản xuất công nghiệp, xuất khẩu... tiếp tục gặp nhiều khó khăn. Một số dự án sản xuất công nghiệp tạo năng lực mới chậm đưa vào hoạt động đã tác động đến tăng trưởng ngành công nghiệp. Ngành nông nghiệp chậm đổi mới, phát triển các hình thức tổ chức sản xuất mới.

Liên quan đến việc đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh, tăng cường sức chống chịu của nền kinh tế, UBND tỉnh đã đề ra mục tiêu cũng như giải pháp thực hiện đối với từng ngành, lĩnh vực.

Đáng chú ý, đối với du lịch, dịch vụ, tiếp tục thực hiện hiệu quả đề án phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Xây dựng kế hoạch triển khai Chương trình hành động du lịch xanh giai đoạn 2023 - 2025 theo định hướng “Điểm đến du lịch xanh, sạch, đẹp, văn minh, thân thiện”. Phát triển các loại hình du lịch di sản gắn với Quần thể di tích Cố đô Huế. Hình thành và khai thác bộ sản phẩm mang thương hiệu Huế: “Huế - Thành phố lễ hội”, “Huế - Kinh đô ẩm thực”, “Huế - Kinh đô áo dài Việt Nam”. Phát triển du lịch thông minh, ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong ngành du lịch.

Nhằm gỡ khó cho ngành công nghiệp, các sở, ngành, địa phương tiếp tục đôn đốc, hỗ trợ đẩy nhanh tiến độ các dự án nhằm tăng năng lực sản xuất, tạo bước đột phá. Đặc biệt, hỗ trợ các nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ các dự án: Đầu tư xây dựng bến tổng hợp - container số 4 và số 5 cảng Vsico Chân Mây của Công ty CP Hàng Hải Vsico, Khu Liên hợp sản xuất, lắp ráp Kim Long Motors Huế, Khu du lịch nghỉ dưỡng quốc tế Minh Viễn Lăng Cô, giai đoạn II của dự án Laguna Lăng Cô, Khu phức hợp du lịch và dịch vụ Kim Long Lăng Cô, Khu biệt thự du lịch sinh thái biển Lăng Cô Spa Resort, dự án Nhà máy Kanglongda Huế giai đoạn 2,...

Theo Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương, bám sát tinh thần của NQ54, Thừa Thiên Huế quyết tâm đổi mới tư duy, tìm các giải pháp tạo đột phá mới. Trước hết, tỉnh tập trung các nguồn lực, tăng tốc triển khai các nhiệm vụ, mục tiêu mà hai NQ của Bộ Chính trị đề ra, phấn đấu xây dựng và phát triển tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025. Trọng tâm là phát huy tối đa vị thế của bốn trung tâm: văn hóa, du lịch đặc sắc; y tế chuyên sâu; khoa học - công nghệ; giáo dục - đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, nhất là trong các lĩnh vực: đầu tư, đất đai, xây dựng; số hóa và nâng tỷ lệ giải quyết hồ sơ qua môi trường mạng; phát huy vai trò dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp.

Bài, ảnh: LÊ THỌ
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hương Trà tập trung các nguồn lực phát triển đô thị, xây dựng nông thôn mới

Năm 2024, Hương Trà đã tập trung tháo gỡ vướng mắc trong giải phóng mặt bằng để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công trình, dự án trọng điểm như: Quảng trường và Nhà văn hóa trung tâm thị xã, chỉnh trang tuyến QL1A (Hương Văn - Hương Chữ), đường ven sông Bồ, chợ đầu mối Bình Điền, các tuyến đường nối với QL1A, xây dựng hệ thống trường học đạt chuẩn quốc gia…

Hương Trà tập trung các nguồn lực phát triển đô thị, xây dựng nông thôn mới
KỶ NIỆM 130 NĂM THÀNH LẬP BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ:
Nhiều tập thể đón nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ

Lễ Kỷ niệm 130 năm thành lập Bệnh viện Trung ương Huế được tổ chức trang trọng ngày 12/12. Tham dự có các UVTW Đảng: Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân; Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Thị Hồng Lan; Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Lê Trường Lưu; UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình cùng lãnh đạo các tỉnh thành, khách quốc tế…

Nhiều tập thể đón nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ
Song hành mục tiêu tăng thu và chống thất thu thuế

Thu ngân sách nhà nước trong 10 tháng đầu năm ước đạt 9.775 tỷ đồng, bằng 82,9% dự toán do HĐND giao là con số khá khiêm tốn so với mục tiêu phấn đấu đạt 12.700 tỷ đồng trong năm 2024 của UBND tỉnh. Tuy nhiên, từ đây đến cuối năm sẽ có một số dự án lớn đi vào hoạt động nên mục tiêu đạt kế hoạch thu ngân sách năm nay rất khả quan.

Song hành mục tiêu tăng thu và chống thất thu thuế

TIN MỚI

Return to top