ClockThứ Hai, 06/05/2024 15:36

Trùng tu, tôn tạo các đình làng, điểm di tích lịch sử, thực hiện thắng lợi Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị

TTH.VN - Sáng 6/5, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ và lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh và TP. Huế đã đi kiểm tra tiến độ thi công bảo tồn, tu bổ, phục hồi một số điểm di tích lịch sử trên địa bàn thành phố.

Tu bổ, tôn tạo địa đạo Khu ủy Trị Thiên HuếTạo sản phẩm hấp dẫn cho hệ thống di tích lưu niệm Bác HồNgôi nhà cũ của bà Từ Cung sẽ trở thành nơi giáo dục di sản

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ trò chuyện với các bô lão tại Di tích đình Dương Xuân Hạ

Đến kiểm tra Di tích đình Dương Xuân Hạ, phường Thủy Xuân, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ ghi nhận những nỗ lực cố gắng của Sở Văn hóa và Thể thao, UBND TP. Huế và các sở, ban, ngành của tỉnh cùng cấp ủy, chính quyền địa phương, đơn vị thi công đã sớm đầu tư, hoàn thành công trình đúng tiến độ đề ra.

Di tích đình Dương Xuân Hạ được thực hiện trùng tu với kinh phí gần 5,7 tỷ đồng từ nguồn ngân sách Nhà nước, ngân sách phường và nguồn huy động khác. Các hạng mục chính được tu sửa, chống xuống cấp bao gồm: Tu bổ, tôn tạo, phục dựng lại toàn bộ đình chính, tả vu, hữu vu, 2 miếu thờ theo nguyên trạng; chống mối mọt toàn bộ khu vực; gia cố, vệ sinh phục hồi theo nguyên trạng Miếu Âm linh, bình phong, trụ biểu; lát sân trước đình, bậc cấp lối lên.

Từ thực tế đình An Cựu (kiệt 33 An Dương Vương, phường An Cựu), Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ nhận thấy, việc tu bổ, tôn tạo, phục hồi của đình đã cơ bản, nhưng vẫn còn vướng mắc cần tập trung tháo gỡ. Đó là, phần hương án của đình vẫn chưa thực hiện được.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ yêu cầu các sở, ban, ngành của tỉnh và UBND TP. Huế tiếp tục quan tâm. UBND phường An Cựu tiếp tục kêu gọi người dân xã hội hóa thêm kinh phí cho việc trùng tu những hạng mục còn lại.

Đình An Cựu được UBND tỉnh công nhận là Di tích Lịch sử cách mạng cấp tỉnh từ năm 2008. Tuy nhiên, do thời gian nên đã xuống cấp trầm trọng, việc đầu tư kinh phí để sửa chữa, tu bổ lại đình là vấn đề cấp bách hiện nay. Tháng 9/2022, HĐND TP. Huế phê duyệt chủ trương đầu tư dự án bảo tồn, tu bổ, phục hồi Di tích đình An Cựu. Công trình có tổng mức đầu tư 9,8 tỷ đồng, được triển khai trong 2 năm 2023 - 2024 từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước.

Đình làng An Cựu sau thời gian được đầu tư, tu bổ, tôn tạo 

Qua kiểm tra việc bảo tồn, tu bổ, phục hồi Di tích Lịch sử Ưng Bình tại Châu Hương Viên, phường Phú Thượng cho thấy, các hạng mục vẫn đang tiếp tục được triển khai thực hiện. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ kỳ vọng, việc tu bổ, tôn tạo, phục hồi phải đảm bảo được yếu tố gốc; trồng thêm cây xanh, tạo cảnh quan, môi trường xanh, sạch, đẹp; xứng đáng là điểm di tích lịch sử (lưu niệm danh nhân) cấp tỉnh. Châu Hương Viên là địa điểm ghi dấu về cụ Ưng Bình, một địa chỉ văn hóa Huế, đặc biệt đối với những nghệ sĩ và người yêu ca Huế. 

Việc đầu tư kinh phí để trùng tu, tôn tạo các đình làng, điểm di tích lịch sử cách mạng góp phần khắc phục được tình trạng xuống cấp; gìn giữ và bảo tồn giá trị văn hóa, lịch sử truyền thống của cha ông; đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của người dân địa phương; thực hiện thắng lợi Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị về “Xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản Cố đô và bản sắc văn hóa Huế”. 

Tin, ảnh: PHONG ANH
ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Những “người hùng thầm lặng”

Lần đầu tiên, những nghệ nhân, thợ lành nghề được tôn vinh vì những đóng góp đầy ý nghĩa trong công cuộc bảo tồn, tu bổ công trình di tích.

Những “người hùng thầm lặng”
Tôn trọng yếu tố gốc trong trùng tu di tích lăng Tự Đức

Dự án “Bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lăng vua Tự Đức”, gồm điện Hòa Khiêm, Minh Khiêm Đường, Ôn Khiêm Đường, la thành, cổng, bình phong đang được Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô (BTDTCĐ) Huế triển khai.

Tôn trọng yếu tố gốc trong trùng tu di tích lăng Tự Đức

TIN MỚI

Return to top