ClockThứ Tư, 06/01/2016 14:16

Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả của Đoàn đại biểu Quốc hội

TTH - Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Tổng tuyển cử đầu tiên (6/1/1946- 6/1/2016), phóng viên Báo Thừa Thiên Huế có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Ngọc Thiện, UVTW Đảng, Thứ trưởng Bộ Văn hóa- Thể thao và Du lịch, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh về những đóng góp của Đoàn ĐBQH tỉnh đối với Quốc hội và cử tri. Ông Nguyễn Ngọc Thiện cho biết:

Nguyễn Ngọc Thiện - Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh

Cách đây 70 năm, Ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam là sự kiện trọng đại của đất nước, đánh dấu sự mở đầu thời đại mới trong lịch sử dân tộc. Cuộc Tổng tuyển cử là dấu mốc phát triển nhảy vọt về thể chế dân chủ của nước Việt Nam. Qua 70 năm hình thành và phát triển, Quốc hội Việt Nam không ngừng lớn mạnh, ngày càng thực hiện tốt hơn chức năng là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, thực hiện các quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.

Hòa chung dòng chảy 70 năm ấy, Đoàn Đại biểu Quốc hội Thừa Thiên Huế đã đạt được những thành tựu cơ bản nào, thưa ông?

Cùng với sự ra đời, phát triển và trưởng thành của Quốc hội Việt Nam, qua 13 khóa Quốc hội, Đoàn ĐBQH tỉnh đã không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động, thông qua các hoạt động như tiếp xúc cử tri, giám sát, tham gia đóng góp ý kiến xây dựng các dự án luật, quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước... Đoàn ĐBQH đã phản ánh được tâm tư, nguyện vọng chính đáng của cử tri, đề xuất kiến nghị với các cơ quan chức năng sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật cho phù hợp thực tế. Đồng thời, làm tốt công tác xã hội, thường xuyên thăm hỏi, tặng quà, nhà tình nghĩa cho các đối tượng chính sách trên địa bàn tỉnh.

Đại biểu Quốc hội các thế hệ cùng nhau ôn lại truyền thống tại buổi gặp mặt kỷ niệm 70 năm Quốc hội Việt Nam

Trong suốt nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII, theo ông đâu là thế mạnh của Đoàn ĐBQH Thừa Thiên Huế?

Trên cơ sở kế thừa và phát huy những thành quả, kinh nghiệm của các khóa trước, Đoàn ĐBQH Thừa Thiên Huế khóa XIII tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động trong việc thực hiện cả 3 chức năng: lập pháp, giám sát tối cao và quyết định các vấn đề quan trọng của quốc gia, góp phần vào thành tựu chung của công cuộc đổi mới, tạo ấn tượng tốt đẹp trong lòng cử tri. Điều này được khẳng định bằng sự chuẩn bị kỹ lưỡng của các đại biểu trước mỗi kỳ họp với tinh thần trách nhiệm cao trước cử tri và Nhân dân, từ nghiên cứu các đề án đến các dự thảo luật, rồi các vấn đề bàn thảo về KT-XH tại Quốc hội hết sức kỹ lưỡng. Trong phát biểu của mình, các đại biểu không chỉ thể hiện vai trò, trách nhiệm, đóng góp của mỗi người mà còn chú trọng làm sao chuyển tải được tình cảm, ý chí, nguyện vọng của Nhân dân Thừa Thiên Huế nói riêng và cử tri cả nước nói chung.

Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Đoàn ĐBQH tỉnh đã cùng với các đoàn ĐBQH cả nước tích cực tham gia thảo luận, xây dựng, biểu quyết thông qua 122 dự án luật, Hiến pháp mới, 30 nghị quyết... Các đạo luật cơ bản của nước ta như Hiến pháp, Luật Đất đai, Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Bộ luật Dân sự, Bộ luật Hình sự... đều được các vị đại biểu trong đoàn tích cực nghiên cứu, tham gia phát biểu sôi nổi, tâm huyết, đề ra nhiều ý tưởng mới, có tính đột phá; kiến nghị đưa vào luật những nguyên tắc cơ bản nhằm đảm bảo tính pháp chế XHCN, đảm bảo công bằng, công khai, dân chủ trong xây dựng các thiết chế. Hầu hết ý kiến phát biểu xây dựng dự án luật của ĐBQH tỉnh đều mang tính phản biện cao, tập trung vào những vấn đề lớn mà trong thực tiễn còn nhiều bức xúc nhưng chưa được chế định trong dự thảo luật cần được nghiên cứu, xem xét, tháo gỡ bằng chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Đoàn ĐBQH tỉnh đã tham gia tích cực, có hiệu quả việc thông qua các nghị quyết về điều chỉnh mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, tập trung ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội, cải thiện đời sống Nhân dân; duy trì mức tăng trưởng hợp lý gắn với đẩy mạnh thực hiện 3 đột phá chiến lược, cơ cấu lại nền kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng; tăng cường công tác cải cách hành chính và quản lý Nhà nước; đẩy mạnh quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu; tăng cường hoạt động đối ngoại và nâng cao hiệu quả hội nhập quốc tế… tạo tiền đề vững chắc cho tăng trưởng cao hơn những năm cuối của kế hoạch 5 năm.

Bên cạnh đó, công tác giám sát nhiệm kỳ này của Đoàn ĐBQH tỉnh đã có nhiều khởi sắc, đổi mới và cải tiến, ngày càng phát huy tính dân chủ và khắc phục dần tính hình thức. Chính những hình thức giám sát đa dạng của Đoàn ĐBQH tỉnh đã góp phần quan trọng giải quyết nhiều vấn đề từ thực tiễn đặt ra mà dư luận, cử tri quan tâm, bức xúc. Qua giám sát và thực hiện kiến nghị sau giám sát của Đoàn đã thúc đẩy các cơ quan, tổ chức tập trung giải quyết, khắc phục dần những hạn chế, vướng mắc, nâng cao chất lượng hoạt động, tiến đến một nền hành chính vì dân, phục vụ Nhân dân.

Với nhiều đổi mới qua các kỳ Quốc hội thời gian tới, theo ông, Đoàn ĐBQH Thừa Thiên Huế nói chung, mỗi vị ĐBQH tỉnh nói riêng cần phải phát huy tinh thần trách nhiệm trước cử tri như thế nào để tạo niềm tin trong Nhân dân, hoàn thành sứ mệnh của người đại biểu Nhân dân?

Là đại biểu dân cử trước hết phải là người đại diện thực sự của dân, sát dân, gần dân và hiểu dân, chuyển tải trung thực những nguyện vọng chính đáng của cử tri đến các cơ quan Nhà nước. Giúp nguyện vọng chính đáng của dân thành hiện thực, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và địa phương. Để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới, cần tiếp tục đổi mới chất lượng hoạt động của Đoàn ĐBQH và ĐBQH bằng kế hoạch, chương trình hành động rõ ràng, có sự phối hợp đồng bộ của từng ĐBQH, của Đoàn ĐBQH với các cơ quan, đơn vị, địa phương trong tỉnh. Tăng thời lượng nghiên cứu xây dựng pháp luật, hiệu quả tiếp xúc cử tri, tiếp công dân, nhất là những vấn đề quan trọng của địa phương, bức xúc của xã hội. Tạo điều kiện để người dân được bày tỏ chính kiến của mình.

Ngày 22/5/2016, cử tri cả nước sẽ tham gia bầu cử ĐBQH khóa XIV và HĐND các cấp. Tôi tin tưởng rằng, cử tri sẽ sáng suốt lựa chọn những người có bản lĩnh chính trị, năng lực, có tâm huyết, trách nhiệm, gần gũi Nhân dân để bầu vào ĐBQH khóa XIV sắp tới.

Xin trân trọng cảm ơn ông!

THÁI BÌNH (thực hiện)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đại biểu Nguyễn Ngọc Thiện: Văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển

Sáng 31/10, trong phiên thảo luận của Quốc hội về kinh tế- xã hội và dự toán ngân sách nhà nước tại hội trường, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện, ĐBQH Thừa Thiên Huế đã phát biểu về các giải pháp phát triển lĩnh vực du lịch và văn hóa, khẳng định văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển.

Đại biểu Nguyễn Ngọc Thiện Văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển
Cử tri A Lưới quan tâm đến chính sách cho cán bộ dôi dư sau sáp nhập xã

Ngày 30/9, Đoàn ĐBQH tỉnh Thừa Thiên Huế gồm UVTW Đảng, Bộ trưởng Bộ Văn hóa- Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện; Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội -Thiếu tướng Đặng Ngọc Nghĩa, có buổi tiếp xúc cử tri tại xã Hồng Bắc, huyện A Lưới.

Cử tri A Lưới quan tâm đến chính sách cho cán bộ dôi dư sau sáp nhập xã
Cử tri Hương Trà đề nghị đầu tư, nâng cấp hệ thống giao thông

Chiều 18/6, Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh gồm các ông: Nguyễn Ngọc Thiện, UVTW Đảng, Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch; Phạm Như Hiệp, Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế có buổi tiếp xúc cử tri tại xã Hương Phong (thị xã Hương Trà).

Cử tri Hương Trà đề nghị đầu tư, nâng cấp hệ thống giao thông
Return to top