ClockThứ Ba, 05/11/2024 16:21

Đồng bộ giải pháp giảm nghèo

TTH - Với nhiều mô hình và cách tiếp cận để hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo hiệu quả, giai đoạn 2022 - 2024, phường Hương Sơ (TP. Huế) đã giảm được 89 hộ nghèo, đưa số hộ nghèo từ 123 hộ xuống còn 34 hộ vào thời điểm cuối tháng 10/2024.

Đa dạng nhiều giải pháp giảm nghèo bền vững Xây dựng Hương Sơ trở thành đô thị mới

 Khánh thành sửa chữa "Nhà Đại đoàn kết" và trao xe đạp cho gia đình hộ nghèo Phan Thị Ánh Tuyết

Là một trong những hộ nghèo của phường, trước đây chị Châu Thị Thuyền, phường Hương Sơ phải chật vật mưu sinh do không có việc làm ổn định, thu nhập bấp bênh, trong khi chồng bị khuyết tật và bản thân phải nuôi con ăn học. Qua tìm hiểu, Mặt trận và các đoàn thể, tổ trưởng tổ dân phố đã khảo sát và kết nối việc làm thông qua việc giới thiệu các cơ sở sản xuất trầm trên địa bàn để chị Thuyền nhận trầm về nhà làm. Nhờ vậy, giờ đây chị Thuyền có công việc ổn định và cho thu nhập khá, tạo động lực để chị thoát nghèo bền vững.

Phó Chủ tịch UBND phường Hương Sơ, bà Bùi Thị Kim Khuyên cho biết, vào thời điểm đầu năm 2022, Hương Sơ là một trong những địa phương của thành phố có số hộ nghèo đông với 123 hộ, trong đó có nhiều hộ thuộc diện di dân từ khu vực nội thành theo Dự án di dời dân cư, giải phóng mặt bằng khu vực I di tích Kinh thành Huế ra sinh sống trên địa bàn phường. Khó khăn trong công tác giảm nghèo ở phường là có khá nhiều hộ là người già neo đơn, người bị bệnh nan y, khuyết tật, người không có việc làm ổn định, nuôi con ăn học…

Trước thực trạng đó, phường đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó vừa kêu gọi, vận động các tổ chức, cá nhân, các mạnh thường quân hỗ trợ kinh phí để trao quà, xây mới và sửa chữa nhà tạm; phối hợp với Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên TP. Huế tổ chức các khóa đào tạo nghề cho con em hộ nghèo, cận nghèo và hộ mới thoát nghèo; đồng thời, liên kết hỗ trợ việc làm nhằm giúp các hộ nghèo, cận nghèo có nhu cầu tìm việc được tiếp cận việc làm để có thu nhập. Cùng với đó, phường đã hỗ trợ thủ tục, liên kết với các ngân hàng hỗ trợ vốn vay, giới thiệu với các đơn vị đưa con em các hộ nghèo, cận nghèo đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng nhằm giúp các hộ nghèo ngày càng ổn định về kinh tế để thoát nghèo bền vững.

Nhằm tạo động lực và để các hộ nghèo yên tâm sau khi ra khỏi danh sách hộ nghèo, phường tiếp tục huy động nguồn lực, vận động các mạnh thường quân, các doanh nghiệp đóng trên địa bàn hỗ trợ kinh phí để trao quà, tặng thẻ bảo hiểm y tế cho các hộ mới thoát nghèo. Đây thực sự là chính sách nhân văn và mang lại hiệu quả thiết thực trong quá trình rà soát, vận động các hộ nghèo tự nguyện thoát nghèo. Nhờ triển khai kịp thời và hiệu quả các giải pháp, trong năm 2024 trên địa bàn phường đã có 19 hộ thoát nghèo, vượt chỉ tiêu đề ra 7 hộ và đưa số hộ nghèo đến cuối tháng 10/2024 chỉ còn 34 hộ.

Bà Bùi Thị Kim Khuyên nhấn mạnh, tiếp tục thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững theo chủ trương của tỉnh, thành phố, thời gian tới, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể của phường ưu tiên hỗ trợ hộ nghèo có khả năng thoát nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn tiếp cận các nguồn vốn vay, đặc biệt là nguồn vốn từ ngân hàng chính sách xã hội. Bên cạnh đó, tăng cường công tác đào tạo nghề, giới thiệu việc làm cho thành viên đủ điều kiện của hộ nghèo, hộ cận nghèo và đẩy mạnh công tác truyền thông để nâng cao ý thức cho người dân về công tác giảm nghèo, khơi dậy ý chí tự lực, tự cường vươn lên thoát nghèo và nhân rộng các mô hình giảm nghèo có hiệu quả.

Bài, ảnh: Khánh Hương
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đa dạng các giải pháp giảm nghèo

Là địa phương nằm ở vùng ven thành phố, số hộ nghèo trên địa bàn phường Hương Vinh (TP. Huế) khá đông. Thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững (GNBV), bằng nhiều cách làm và đa dạng các giải pháp giảm nghèo, đến cuối tháng 11/2024, toàn phường chỉ còn 10 hộ nghèo, vượt 400% so với chỉ tiêu thành phố giao.

Đa dạng các giải pháp giảm nghèo
Dấu ấn giảm nghèo bền vững ở Quảng Điền

Với mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền vững, tiến đến đạt chuẩn huyện nông thôn mới (NTM) nâng cao, Quảng Điền đã triển khai đồng bộ, linh hoạt nhiều giải pháp an sinh xã hội. Trong đó, việc ưu tiên nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội gắn với các mô hình giảm nghèo hiệu quả được ưu tiên triển khai đã góp phần giúp nhiều hộ thoát nghèo.

Dấu ấn giảm nghèo bền vững ở Quảng Điền
Tổ chức xóa nhà tạm, nhà dột nát phải đồng bộ, đa dạng hóa nguồn lực

Sáng 10/11, chủ trì Phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước (Ban Chỉ đạo), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng ban Chỉ đạo cho rằng, Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát là chương trình nhân văn sâu sắc, phải được triển khai với tinh thần trách nhiệm cao, cảm xúc mạnh mẽ, với tư duy đổi mới; nhấn mạnh thời gian, trí tuệ và sự quyết tâm, quyết liệt là yếu tố mang tính quyết định của Phong trào.

Tổ chức xóa nhà tạm, nhà dột nát phải đồng bộ, đa dạng hóa nguồn lực
Công bố đồ án Quy hoạch phân khu Khu đô thị phía Bắc

Ngày 5/11, Ban Quản lý dự án (DA) Đầu tư xây dựng và Phát triển đô thị tỉnh tổ chức hội thảo công bố đồ án Quy hoạch phân khu (tỷ lệ 1/2000) Khu đô thị phía Bắc, phường Hương An, Hương Sơ, Hương Vinh (TP. Huế) và xã Hương Toàn (Hương Trà).

Công bố đồ án Quy hoạch phân khu Khu đô thị phía Bắc
Già làng, người có uy tín - Cầu nối cho hành trình giảm nghèo

Huyện miền núi A Lưới đã vinh dự khi được công nhận thoát khỏi danh sách 74 huyện nghèo của cả nước. Đây là kết quả của sự nỗ lực bền bỉ từ chính quyền và cộng đồng, đặc biệt có vai trò của các già làng, người có uy tín (NCUT). Với tâm huyết và sự hiểu biết sâu sắc về phong tục, tập quán, họ đã trở thành cầu nối, giúp bà con dân tộc thiểu số (DTTS) vượt qua khó khăn và phát triển kinh tế bền vững.

Già làng, người có uy tín - Cầu nối cho hành trình giảm nghèo
Return to top