ClockThứ Bảy, 25/05/2019 10:44

Đồng hành cùng hộ nghèo

TTH - Để giảm nghèo bền vững trong giai đoạn mới, Đảng ủy xã Hồng Thủy (huyện A Lưới) tập trung lãnh đạo thực hiện nhiều giải pháp, trong đó chú trọng tuyên truyền nâng cao ý thức vươn lên thoát nghèo cho đồng bào.

Để đảm bảo tương lai thực phẩm bền vững cho người dân toàn cầuGiảm nghèo bền vững ở A Lưới: Trao “cần câu” thay vì “xâu cá”

Vào cuộc    

Đang chăm chú kiểm đếm hàng hóa, chị Hồ Thị Thương, ở thôn Par Ay, xã Hồng Thủy vẫn nhiệt tình dừng công việc, kể cho chúng tôi chuyện phát triển kinh tế. “Trước đây khó khăn đủ bề, được cấp ủy, chính quyền địa phương quan tâm, vợ chồng tôi được vay vốn ưu đãi, hỗ trợ con giống và tập huấn quy trình chăn nuôi nên từng bước xây dựng kinh tế gia đình như hôm nay”, chị bắt đầu câu chuyện.

Năm 2015, gia đình chị Thương là hộ nghèo, được Hội Liên hiệp Phụ nữ xã tín chấp, chị vay được số vốn 20 triệu đồng đầu tư vào chăn nuôi bò, dê. Sau 2 năm gầy dựng, đến năm thứ 3, cứ mỗi năm, chị lại bán 3 con bò, thu về hơn 50 triệu đồng. Số tiền tích lũy được, chị tiếp tục tái đầu tư, nhân số lượng đàn bò lên. Khi đã có vốn, chị được Hội Liên hiệp Phụ nữ xã tiếp tục tư vấn, hướng dẫn về phát triển kinh doanh nên chị mạnh dạn mở thêm cửa hàng buôn bán nhu yếu phẩm phục vụ bà con trong thôn... “Mỗi năm, tổng nguồn thu của gia đình tôi trên 200 triệu đồng, trừ chi phí cho lãi ròng gần 100 triệu đồng”, chị Thương phấn khởi.

Đến thăm mô hình chăn nuôi dê và trồng rừng của anh Hồ Văn Do ở thôn 4, chúng tôi cũng ấn tượng không kém. Năm 2016, gia đình anh là một trong những hộ nghèo, được Hội Nông dân xã bình xét cho vay vốn ưu đãi theo chương trình hộ nghèo và được tập huấn quy trình chăn nuôi dê, quy trình trồng và chăm sóc cây tràm. Chí thú làm ăn, không những thoát nghèo, gia đình anh Do còn có nguồn vốn để đầu tư mở rộng thêm chuồng trại, phát triển quy mô chăn nuôi.

Đồng hành cùng hộ nghèo

Để đồng hành cùng hộ nghèo, các cấp ủy Đảng, chính quyền, các đoàn thể ở xã Hồng Thủy phối hợp vận động, tổ chức nhiều hoạt động, phong trào nhằm giúp bà con phát triển các mô hình giảm nghèo bền vững. Việc hỗ trợ hộ nghèo được lồng ghép thông qua các chương trình sản xuất nông nghiệp trọng điểm, chương trình khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư; chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn... Đảng ủy xã cũng đã định hướng việc khuyến khích các hộ mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao và áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Hồng Thủy Bùi Viết Dũng chia sẻ: Hằng năm, cấp ủy, Mặt trận các thôn tổ chức vận động xây dựng các mô hình kinh tế điểm về giảm nghèo để bà con học tập, nhân rộng. Các cấp Hội cũng tích cực tín chấp cho hộ nghèo vay vốn ưu đãi nhằm đảm bảo nguồn vốn đầu tư phát triển sản xuất, tăng thêm thu nhập. Hiện tại, địa phương đã có các mô hình kinh tế cho thu nhập từ 120 - 150 triệu đồng/năm, trong đó thu nhập cao tập trung vào các hộ trồng rừng, chăn nuôi gia súc, gia cầm, kinh doanh buôn bán...

Cũng theo ông Bùi Viết Dũng, xã tập trung vào các nhóm giải pháp về nước sạch, nhà ở, nhà vệ sinh để có kế hoạch đầu tư xây dựng và hỗ trợ cho các hộ nghèo; đồng thời, phối hợp với ngành nông nghiệp, khuyến công tăng cường hỗ trợ cây, con giống, chuyển giao khoa học kỹ thuật, dạy nghề và tạo việc làm cho lao động nông thôn. Việc đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người nghèo là giải pháp mang tính căn cơ, bởi thực tế đa số các hộ nghèo đều do thiếu đất sản xuất và thiếu việc làm. Bên cạnh đó, xã chú trọng tuyên truyền nâng cao ý thức vươn lên thoát nghèo cho đồng bào.

Năm 2016, xã Hồng Thủy có 281 hộ nghèo, chiếm 37,57%. Bằng nhiều giải pháp thiết thực, đến nay, địa phương đã giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 27%.

BÁ TRÍ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Rà soát và phân loại hộ nghèo

Để thực hiện đạt và vượt chỉ tiêu giảm số hộ nghèo trong năm 2024, từ ngày 15/9 đến ngày 10/11/2024, UBND phường Thuận An (TP. Huế) tổ chức điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo nhằm xác định, lập danh sách về hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ thoát nghèo, hộ thoát cận nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều để có giải pháp giảm nghèo trong năm 2025.

Rà soát và phân loại hộ nghèo
Trao 3 mô hình sinh kế trị giá 26 triệu đồng

Ngày 28/10, UBND phường Thuận Lộc (TP. Huế) tổ chức trao hỗ trợ sinh kế cho 3 hộ nghèo, hộ cận nghèo thoát nghèo trên địa bàn nhằm giúp các gia đình có điều kiện phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống để thoát nghèo.

Trao 3 mô hình sinh kế trị giá 26 triệu đồng
Thông tin doanh nghiệp:
MISA AMIS Kế toán: Người bạn đồng hành tin cậy của doanh nghiệp trong thời đại số

Chuyển đổi số đang là một làn sóng mạnh mẽ, tác động đến mọi ngành nghề, và lĩnh vực quản trị tài chính kế toán cũng không ngoại lệ. Trong bối cảnh doanh nghiệp Việt Nam đang nỗ lực thích ứng với cuộc cách mạng số, phần mềm kế toán MISA đang khẳng định vị thế là người bạn đồng hành tin cậy, hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao hiệu quả quản trị tài chính, tối ưu hóa hoạt động kinh doanh trong thời đại mới.

MISA AMIS Kế toán Người bạn đồng hành tin cậy của doanh nghiệp trong thời đại số
Tiết kiệm để giúp hộ nghèo

Sau hơn 1 năm phát động, phong trào “Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động (CBCCVC-NLĐ) tiết kiệm ít nhất một ngày 1.000 đồng để giúp đỡ hộ nghèo” đã và đang lan tỏa ở các cơ quan, đơn vị tại huyện Phú Lộc.

Tiết kiệm để giúp hộ nghèo
Du lịch đồng hành cùng văn hóa di sản

Du lịch là ngành công nghiệp, dĩ nhiên trước hết mang lại lợi nhuận, đóng góp lớn trong ngành kinh tế của tỉnh. Song hành với đó cũng là quảng bá các di sản thiên nhiên, văn hóa, di sản của tiền nhân để lại. Đây cũng là cách quảng bá cho một vùng đất tươi đẹp, thân thiện, giàu tri thức và tiềm năng đến với cả nước và thế giới.

Du lịch đồng hành cùng văn hóa di sản
Return to top