ClockChủ Nhật, 19/05/2019 06:53

Để đảm bảo tương lai thực phẩm bền vững cho người dân toàn cầu

TTH.VN - Theo báo cáo “Tạo ra tương lai thực phẩm bền vững” thực hiện và công bố bởi Viện tài nguyên thế giới (WRI), những thách thức của quá trình tạo ra tương lai thực phẩm bền vững liên quan đến việc cân bằng nhiều nhu cầu cạnh tranh.

Châu Á: Nền kinh tế kỹ thuật số bùng nổ và nỗi lo tội phạm mạngNhiều sáng kiến giải quyết lãng phí thực phẩm ở ASEANThái Lan cấm sử dụng nhiều loại nhựa từ cuối năm 2019Pháp cấm sử dụng màu nhuộm thực phẩm từ năm 2020ASEAN: Đầu tư vào công nghệ để bảo vệ nguồn cung thực phẩm

Tạo ra và đảm bảo hệ thống thực phẩm bền vững cho người dân toàn cầu là trách nhiệm của mọi quốc gia. Ảnh: The ASEAN Post

Trong 3 năm qua, số người bị ảnh hưởng bởi tình trạng thiếu dinh dưỡng kinh niên trên toàn cầu đã và đang ngày càng tăng cao. Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp quốc (FAO) ước tính, thay vì phát triển khả quan hơn, -năm 2017, có đến 821 triệu người chịu cảnh đói ăn, tăng cao hơn so với 804 triệu người trong năm 2016.

Vấn đề cấp bách

Xét về tiểu vùng, ở Đông Nam Á, tỷ lệ dân số không được đảm bảo an toàn thực phẩm, hoặc chịu đói kéo dài do không đủ khả năng kinh tế hay nhiều lý do khác đã tăng từ 7,3%, tương ứng với 46 triệu người lên thành 10,1%, tương ứng 65,8 triệu người trong hai mốc thời gian 2014 và 2017.

Tình trạng hiện tại là kết quả của một hệ thống thực phẩm, nơi nông nghiệp đã sử dụng gần ½ diện tích đất thực vật của thế giới và tạo ra ¼ lượng khí thải nhà kính (GHG) mỗi năm. Vấn đề tạo nên chế độ dinh dưỡng đầy đủ cho khoảng 10 tỷ người vào năm 2050 mà không hủy hoại môi trường và khí hậu, đồng thời đạt được sự phát triển bền vững là một trong những chủ đề được thảo luận tại Hội nghị các Bên tham gia công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu lần thứ 24 (COP 24) để triển khai Công ước khung của Liên Hiệp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC).

Theo báo cáo “Tạo ra tương lai thực phẩm bền vững” thực hiện và công bố bởi Viện tài nguyên thế giới (WRI), những thách thức của quá trình tạo ra tương lai thực phẩm bền vững liên quan đến việc cân bằng nhiều nhu cầu cạnh tranh. Cho đến năm 2050, thế giới sẽ phải đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng, tức phải nuôi sống nhiều người hơn. Cùng lúc, thế giới cũng phải đảm bảo nông nghiệp sẽ góp phần xóa đói giảm nghèo thông qua phát triển toàn diện kinh tế và xã hội.

Lối sách là gì?

Trong báo cáo của WRI, các chuyên gia nhấn mạnh, bất chấp có rất nhiều thách thức cần phải giải quyết, mục tiêu của một tương lai thực phẩm bền vững vẫn có thể đạt được nếu mọi hành động nỗ lực được triển khai kịp thời với sự hỗ trợ, cống hiến tích cực của cả khu vực công và tư. Cụ thể, một danh sách các biện pháp đã được đưa ra nhằm giải quyết và thu hẹp nhiều khoảng cách. Trong đó bao gồm khoảng cách thực phẩm, khoảng cách về đất và khoảng cách giảm GHG.

Một trong những biện pháp chính là giảm số lượng thực phẩm tổn thất và lãng phí trị giá gần 1 nghìn tỷ USD/năm. Lối sách này được xem là then chốt, nhất là khi giảm 25% lượng thực phẩm nói trên trên toàn cầu sẽ có thể thu hẹp 12% khoảng cách thực phẩm, cùng lúc giảm 27% khoảng cách về đất và 15% khoảng cách GHG.

Các biện pháp được thực hiện tại khu vực Đông Nam Á bao gồm chuyển sang sản xuất năng lượng sinh học, thích ứng với biến đổi khí hậu thông qua việc sử dụng nhiều biện pháp can thiệp liên quan đến năng suất cây trồng, khả năng canh tác, bảo vệ đất than bùn và các hệ thống sinh thái tự nhiên khác, cũng như cải thiện việc quản lý nguồn cá hoang dã...

Nhìn chung, một thế giới bền vững là một thế giới có thể cung cấp hệ thống thực phẩm bền vững, phù hợp cho tất cả mọi người. Những lựa chọn phù hợp sẽ mang lại lợi ích xã hội, môi trường và kinh tế rộng hơn. Do đó, đây chính là thời điểm để chính phủ các nước, khu vực công, tư và xã hội dân sự ngồi lại bàn bạc cụ thể và đưa ra lối sách hành động trong tương lai.

Đan Lê (Lược dịch từ The ASEAN Post)

 

 

 

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kinh tế thế giới đi lên từ suy thoái đến phục hồi

Suy thoái kinh tế được nhận định là một thách thức to lớn và thường xuyên xảy ra trong suốt chiều dài lịch sử. Từ cuộc đại suy thoái đến đại dịch COVID-19 gần đây, các quốc gia đã phải đối mặt với những giai đoạn khó khăn khi định hình lại các cấu trúc và đòi hỏi phải can thiệp chính sách chiến lược.

Kinh tế thế giới đi lên từ suy thoái đến phục hồi
Thông tin doanh nghiệp:
Mua iPhone 16 tại Thế giới di động – Cơ hội nhận ưu đãi siêu khủng

Chào mừng bạn đến với cơ hội sở hữu chiếc iPhone 16 mới nhất ngay tại Thế Giới Di Động! Với chương trình khuyến mãi hấp dẫn kéo dài đến 23:59 ngày 31/10/2024, bạn không chỉ có cơ hội mua iPhone 16 với mức giá ưu đãi mà còn được nhận hàng loạt quà tặng giá trị. Đừng bỏ lỡ thời điểm vàng này để trải nghiệm những điều tuyệt vời mà sản phẩm mang lại!

Mua iPhone 16 tại Thế giới di động – Cơ hội nhận ưu đãi siêu khủng
Tránh thất thoát và lãng phí thực phẩm

Lãng phí và thất thoát thực phẩm đang xảy ra ở cấp độ toàn diện, đe dọa đến tình hình an ninh lương thực, cũng như gây đói nghèo ở nhiều nơi trên thế giới. Ngày quốc tế nhận thức về thất thoát và lãng phí thực phẩm (29/9) năm nay với chủ đề "Hãy dừng lãng phí thực phẩm! Vì con người và hành tinh".

Tránh thất thoát và lãng phí thực phẩm

TIN MỚI

Return to top