ClockThứ Sáu, 17/05/2024 15:32

Dũng sĩ Phạm Ngọc Tuấn vinh dự được gặp Bác Hồ

TTH - Tôi hoàn toàn bất ngờ khi biết trong đoàn Anh hùng Dũng sĩ miền Nam vinh dự được thăm Bác Hồ năm 1969 có ông Phạm Ngọc Tuấn - Dũng sĩ của Trung đoàn 6 thuộc Quân khu Trị Thiên.

Hiệu lệnh năm Thìn của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Bác Hồ chụp ảnh với đoàn anh hùng dũng sĩ miền Nam. Người ngồi bên phải Bác là dũng sĩ Phạm Ngọc Tuấn  

Trong ngôi nhà 41/26 Phạm Thị Liên ở Kim Long - TP. Huế, Đại úy Phạm Ngọc Tuấn  đưa cho tôi đọc tập hồi ký mới viết của ông. Ông  sinh năm 1940, quê ở Thuận Thiên, Kiến Thụy, Hải Phòng

Từ cuối năm 1963 cho đến tháng 3/1975, ông Phạm Ngọc Tuấn có trên chục năm gắn bó với chiến trường Thừa Thiên Huế.

Cầm tấm ảnh được chụp với Bác, ông Tuấn đọc tên từng người: “Người ngồi quay lưng là Hồ Thuẫn (Quãng Ngãi), người  ngồi bên trái khoác tấm khăn trắng là Tạ Hồng Phong (Bình Định), người đứng sau lưng thưa chuyện là Tạ Thị Kiều (Bến Tre), người nữ bên phải sau lưng Bác là Kan Lịch; còn tôi - Phạm Ngọc Tuấn ngồi bên phải Bác Hồ!”.

Vì đây là lần đầu tiên tôi nghe ông Phạm Ngọc Tuấn kể về chuyện mình vinh dự được gặp Bác Hồ, thấy tôi ái ngại, ông thề “Tôi lấy danh dự của một đảng viên đảm bảo đây là chuyện có thật”. Thêm nữa, nữ Anh hùng Kan Lịch còn sống nên tôi yên tâm lắng nghe câu chuyện.

Kể về vinh dự này Dũng sĩ Phạm Ngọc Tuấn cho biết, đầu năm 1969, tôi được Chủ nhiệm chính trị Trung đoàn 6 thông báo, đồng chí chuẩn bị ra Hà Nội gặp Bác Hồ!

Quá đỗi hạnh phúc, từ vùng Thanh Tân - Ồ Ồ - Phong Sơn, Phong Điền, tôi khoác ba lô men theo khe Trăng lên A Lưới và từ đây đi nhờ xe ra Hà Nội.

Vừa đến Trạm 50 (không nhớ đường nào) ở Hà Nội, ông Vũ Kỳ cho xích lô chở chúng tôi đi. Tôi không nhớ ngày, nhưng nhớ đó là một sáng của tháng 2/1969.

Đến Phủ Chủ tịch, gặp chúng tôi, Bác hỏi: Các cháu đi đường xa ra đây có mệt không?

-Dạ thưa Bác, sức khỏe của chúng cháu đều tốt cả. Tôi thưa lại với Bác.

Bác nói với cả đoàn, hiện Bác rất bận nên chỉ dành gặp các cháu vài phút; gặp xong chú Kỳ đưa các cháu về nghỉ, trưa nay đúng 11 giờ mời các cháu sang đây ăn cơm với Bác.

Đúng giờ, chúng tôi đến. Bàn ăn dọn sẵn 6 đôi bát đũa. Khi chúng tôi ngồi xuống bàn, Bác giục các cháu ăn cơm đi!

Bữa cơm trưa đó chỉ có tép kho và canh rau dút xứ Nghệ.

Tranh thủ lúc ăn Bác hỏi tôi:

- Cháu quê ở đâu?

- Dạ ở Hải Phòng!

- Có về thăm quê không?

- Dạ, vì nhiệm vụ nên  cháu chưa về quê được ạ.

Ăn xong, Bác bảo chúng tôi, các cháu xuống dưới nhà sàn chụp ảnh chung với Bác.

Sau 3 ngày ở Hà Nội, trước khi vào lại chiến trường, theo hẹn, chúng tôi lại được gặp Bác lần nữa.

Sau khi nhắc nhở chúng tôi phải thuộc 10 lời thề của QĐNDVN và tôn trọng phong tục của đồng bào, Bác chúc chúng tôi lên đường mạnh khỏe, lập nhiều chiến công.

Ghi sâu lời căn dặn của Bác, trở lại chiến trường, tôi cùng đơn vị tham gia chiến đấu ở Đồi Thịt Băm - A Lưới, sau đó phối hợp với Sư đoàn 324 vây đánh cứ điểm 935 ở tây Phong Điền; Cốc Bai rồi Phú Lộc, Hương Thủy…

Riêng tại cứ điểm 935 (Mỹ gọi là căn cứ hỏa lực Ripcorp), sáng 25/5/1970, khẩu đội 12,7 ly của tôi đã bắn rơi 2 chiếc trực thăng và tôi thật sự xúc động khi đồng chí Tô Hiệu mang theo lá cờ Đảng đến ngay trận địa đọc quyết định kết nạp tôi vào Đảng. Đây là lớp đảng viên Hồ Chí Minh đầu tiên sau khi Bác qua đời.

Từ khi trở thành Đại đội trưởng Đại đội 2, Tiểu đoàn 2 của Trung đoàn 6, Dũng sĩ  Phạm Ngọc Tuấn đã tham gia đánh nhiều trận và lập được nhiều chiến công xuất sắc. Chỉ riêng Huân chương Chiến công, hiện ông còn giữ 7 hạng Nhất, 2 hạng Nhì và 4 hạng Ba.

Nghỉ hưu, ông  Phạm Ngọc Tuấn đã cùng đồng đội tìm kiếm và hỗ trợ thân nhân đưa 370 hài cốt về quê nhà an táng.

Phạm Hữu Thu
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bác Hồ - Những câu chuyện và bài học

Đó là tên cuốn sách thứ năm của TS. Chu Đức Tính (nguyên Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh) viết về Bác Hồ. Tác giả là một trong số không nhiều những nhà nghiên cứu chuyên sâu về Chủ tịch Hồ Chí Minh, với tâm nguyện “nhằm chứng minh một chân lý đã được khẳng định: Chủ tịch Hồ Chí Minh là một người cộng sản mẫu mực, một lãnh tụ nói đi đôi với làm” - như tác giả đã tâm sự đầu cuốn sách.

Bác Hồ - Những câu chuyện và bài học
Bác Hồ với thiếu nhi và truyền thống văn hóa gia đình Việt Nam

Triển lãm chuyên đề “Thừa Thiên Huế với công tác xây dựng văn hóa gia đình”; Hội thi rung chuông vàng “Bác Hồ với thiếu nhi và truyền thống văn hóa gia đình Việt Nam” diễn ra chiều 27/6 tại xã Thủy Thanh. Hoạt động do Bảo tàng Hồ Chí Minh tỉnh phối hợp Phòng Văn hóa & Thể thao, Phòng Giáo dục & Đào tạo TX. Hương Thủy tổ chức.

Bác Hồ với thiếu nhi và truyền thống văn hóa gia đình Việt Nam
Nơi lưu dấu chân Người

Thuở niên thiếu, Chủ tịch Hồ Chí Minh và gia đình đã từng sinh sống, lao động, học tập và tham gia các hoạt động yêu nước ở Thừa Thiên Huế trong thời gian gần 10 năm. Đó là thời kỳ từ năm 1895 - 1901, khi Người mang tên Nguyễn Sinh Cung (5 - 11 tuổi) và thời kỳ thứ 2 từ năm 1906 - 1909, khi Người mang tên Nguyễn Tất Thành (16 - 19 tuổi).

Nơi lưu dấu chân Người
Khai hội Dương Nỗ - hành trình tháng 5

Làng Dương Nỗ là một địa danh không thể thiếu trong trong tiểu sử của người Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, nhà văn hóa kiệt xuất - Hồ Chí Minh.

Khai hội Dương Nỗ - hành trình tháng 5

TIN MỚI

Return to top