ClockThứ Năm, 25/07/2024 06:29

Bác Hồ - Những câu chuyện và bài học

TTH - Đó là tên cuốn sách thứ năm của TS. Chu Đức Tính (nguyên Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh) viết về Bác Hồ. Tác giả là một trong số không nhiều những nhà nghiên cứu chuyên sâu về Chủ tịch Hồ Chí Minh, với tâm nguyện “nhằm chứng minh một chân lý đã được khẳng định: Chủ tịch Hồ Chí Minh là một người cộng sản mẫu mực, một lãnh tụ nói đi đôi với làm” - như tác giả đã tâm sự đầu cuốn sách.

Tạo sức lan tỏa về học và làm theo BácĐẩy mạnh tour tuyến du lịch gắn với di tích lưu niệm Bác Hồ

 Bìa sách “Bác Hồ và những bài học”. Ảnh: Bảo Phước

Cuốn sách gồm 32 câu chuyện về Bác Hồ, được bố cục thành ba phần chặt chẽ, rõ ràng, lôgíc. Phần thứ nhất: “Người chiến sĩ cộng sản chân chính”, với 7 chuyện. Phần thứ hai: “Dĩ bất biến ứng vạn biến", với 16 chuyện. Phần thứ ba: "Bác có phải là vua đâu”, với 9 chuyện. Đây là cách sắp xếp có dụng ý của tác giả theo vấn đề gắn với lịch sử, điều ít thấy ở mảng sách kể chuyện về Bác Hồ đã xuất bản.

Nội dung cuốn sách được hình thành trên cơ sở nghiên cứu, tham khảo tài liệu, sưu tầm, khảo sát thực địa có liên quan ở trong nước và nước ngoài, trải dài ngót 34 năm công tác của TS. Chu Đức Tính ở Bảo tàng Hồ Chí Minh (từ năm 1980 đến khi nghỉ hưu năm 2014). Tác giả “được sống và làm việc trong một môi trường khoa học vừa nghiêm túc vừa đầy ắp tình người…, may mắn được tiếp xúc trực tiếp với các đồng chí có cả cuộc đời ở bên Bác Hồ, đặc biệt đối với người Thầy - người Chú - người Thủ trưởng kính yêu: đồng chí Vũ Kỳ” (người thư ký thân cận lâu năm của Bác, nguyên Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh).

Từ những cuộc tiếp xúc, trò chuyện thân mật với những nhân chứng sống “độc nhất vô nhị” quý hiếm đáng trân trọng ấy, tác giả đã ghi chép lại, đối chứng với những tài liệu, sự kiện có liên quan, cẩn trọng chọn lọc… cùng với sự đam mê và lòng kính trọng Bác Hồ kính yêu (thông qua những câu chuyện kể cảm động), đã tạo nguồn cảm hứng để TS. Chu Đức Tính viết cuốn sách này. Do vậy, hầu hết những câu chuyện trong cuốn sách được viết ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm theo…, tuy dung dị nhưng không kém phần tinh tế.

Sau mỗi câu chuyện, tác giả đã “khéo léo rút ra bài học về tư tưởng, phong cách, đạo đức trong cuộc sống thường ngày cho hôm nay một cách nhẹ nhàng mà sâu sắc”. Đây là điểm mới, mang tính sáng tạo, có sức hấp dẫn với người đọc (nhất là thế hệ trẻ), có sự lan tỏa nhất định với cộng đồng, đồng hành với việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, với cách tiếp cận linh hoạt, và tinh thần mới “học và làm theo Bác, nhưng không máy móc, giáo điều”, đang diễn ra ngày càng sâu rộng, mang lại hiệu quả thiết thực, tạo hiệu ứng, và niềm tin trong Nhân dân. Đó cũng là đóng góp có ý nghĩa của TS. Chu Đức Tính, mà cuốn sách mang lại...

Lê Viết Xuân
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cách mạng Tháng Tám và bài học bảo vệ độc lập chủ quyền dân tộc

Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám là một dấu mốc chói lọi trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. 79 năm đã qua nhưng những bài học, kinh nghiệm quý báu của Cách mạng Tháng Tám vẫn còn nguyên giá trị thời đại, nhất là bài học về giữ vững độc lập chủ quyền dân tộc.

Cách mạng Tháng Tám và bài học bảo vệ độc lập chủ quyền dân tộc
Tấm lòng của Bác Hồ với thương binh, liệt sĩ

Trên nhật báo Quyết Chiến, cơ quan ủng hộ chính quyền nhân dân, xuất bản tại Huế, có in bức thư của Hồ Chủ tịch, đề ngày 4/12/1945, gửi các chiến sĩ cùng đồng bào Nam Bộ và Nam Trung Bộ...

Tấm lòng của Bác Hồ với thương binh, liệt sĩ
Bác Hồ với thiếu nhi và truyền thống văn hóa gia đình Việt Nam

Triển lãm chuyên đề “Thừa Thiên Huế với công tác xây dựng văn hóa gia đình”; Hội thi rung chuông vàng “Bác Hồ với thiếu nhi và truyền thống văn hóa gia đình Việt Nam” diễn ra chiều 27/6 tại xã Thủy Thanh. Hoạt động do Bảo tàng Hồ Chí Minh tỉnh phối hợp Phòng Văn hóa & Thể thao, Phòng Giáo dục & Đào tạo TX. Hương Thủy tổ chức.

Bác Hồ với thiếu nhi và truyền thống văn hóa gia đình Việt Nam
Nơi lưu dấu chân Người

Thuở niên thiếu, Chủ tịch Hồ Chí Minh và gia đình đã từng sinh sống, lao động, học tập và tham gia các hoạt động yêu nước ở Thừa Thiên Huế trong thời gian gần 10 năm. Đó là thời kỳ từ năm 1895 - 1901, khi Người mang tên Nguyễn Sinh Cung (5 - 11 tuổi) và thời kỳ thứ 2 từ năm 1906 - 1909, khi Người mang tên Nguyễn Tất Thành (16 - 19 tuổi).

Nơi lưu dấu chân Người
Khai hội Dương Nỗ - hành trình tháng 5

Làng Dương Nỗ là một địa danh không thể thiếu trong trong tiểu sử của người Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, nhà văn hóa kiệt xuất - Hồ Chí Minh.

Khai hội Dương Nỗ - hành trình tháng 5

TIN MỚI

Return to top