ClockThứ Tư, 07/08/2024 14:18
Hoạt động giám sát và phản biện xã hội:

Hiệu quả từ sự đồng thuận của Nhân dân

TTH - Giám sát, phản biện xã hội là một hoạt động cơ bản của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQVN) và các đoàn thể chính trị - xã hội, có vai trò và ý nghĩa quan trọng giúp phát hiện, xử lý hiệu quả những sai phạm. Hoạt động này được ủy ban MTTQVN các cấp quan tâm, thực hiện có hiệu quả.

Bảo đảm quyền được tiếp cận thông tin của Nhân dânĐảng bộ, quân và dân Thừa Thiên Huế phối hợp với chiến trường Điện Biên (1953 - 1954)Thành tựu của sự đoàn kết và đồng thuận

 Giám sát công tác bầu cử ĐBQH khóa XV và Đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026

Giải quyết nhiều vấn đề nhờ hoạt động giám sát

Trước đây, trên địa bàn huyện Phú Lộc đã xảy ra một số vụ việc gây ảnh hưởng đến đời sống Nhân dân cũng như tạo dư luận không tốt, khiến bà con bức xúc. Cụ thể   là hiện tượng nước sinh hoạt  do Nhà máy nước Chân Mây (Công ty CP Cấp nước Thừa Thiên Huế (HueWACO)) cung cấp cho người dân 3 xã Lộc Tiến, Lộc Thủy, Lộc Vĩnh và thị trấn Lăng Cô bị nhiễm đục do bùn lẫn trong nước. Hay như việc bồi thường cho các hộ dân bị ảnh hưởng khi thi công hầm đường bộ Hải Vân 2 chưa thỏa đáng, chưa tạo được sự thống nhất trong các hộ dân bị ảnh hưởng... Những vụ việc trên được cử tri phản ánh đến cơ quan có thẩm quyền, tuy nhiên vẫn chưa được giải quyết thỏa đáng khiến bà con bức xúc. Ngay sau khi nắm tình hình, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ VN huyện Phú Lộc đã có báo cáo chuyên đề phản ánh, kiến nghị đến Ủy ban MTTQVN tỉnh, các ban, ngành liên quan và các nội dung trên đã được giải quyết kịp thời, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân.

 Không chỉ đối với các vụ việc nổi cộm mà các nội  dung giám sát được Ủy ban MTTQVN huyện Phú Lộc triển khai thực hiện thường xuyên, có hiệu quả.  Hằng năm, Mặt trận huyện tiến hành hoạt động giám sát theo kế hoạch của Mặt trận tỉnh, Mặt trận huyện đề ra. Đồng thời, thường xuyên sâu sát cơ sở để giám sát việc giải quyết những kiến nghị của cử tri đã được tổng hợp gửi đến các kỳ họp HĐND huyện và các cấp; các báo cáo tâm tư, nguyện vọng của cử tri và Nhân dân hàng quý, 6 tháng, một năm của Mặt trận huyện.

Tại xã Hương Xuân, huyện Nam Đông, trong quá trình xây dựng các công trình thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng (GSĐTCCĐ) đều xây dựng kế hoạch để giám sát, tổ chức 12 cuộc giám sát. Nhiều công trình như: Khu thể thao xã, nâng cấp sửa chữa đường sản xuất khe La Vầy, kè sông Tả Trạch, đường giao thông thôn 8, 9, đường sản xuất thôn 11..., qua giám sát đã phát hiện một số sai phạm, như làm không đúng thiết kế ban đầu, chất lượng mác bê tông chưa đảm bảo, thi công gây ô nhiễm... Ban GSĐTCCĐ đã kịp thời đề nghị cơ quan chức năng yêu cầu các đơn vị thi công khắc phục, tránh gây lãng phí, thất thoát vốn và tài sản của Nhà nước, xâm hại lợi ích của cộng đồng, được Nhân dân đồng tình hưởng ứng và đánh giá cao.

Tiếp tục hoàn thiện cơ chế và nâng cao hiệu quả phối hợp

Ông Nguyễn Nam Tiến, UVTV Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQVN tỉnh cho biết: Nhiệm kỳ qua, MTTQ các cấp đã chủ trì thành lập các đoàn giám sát. Bên cạnh việc tiến hành giám sát bằng hình thức nghiên cứu, xem xét văn bản, đã phối hợp với Đoàn ĐBQH tỉnh, HĐND, UBND cùng cấp và các cơ quan, ban, ngành liên quan, các ban thanh tra nhân dân, ban GSĐTCCĐ giám sát có hiệu quả hàng ngàn công trình, các dự án triển khai tại các địa phương. MTTQ các cấp đã đẩy mạnh hoạt động phản biện xã hội, phối hợp với Đoàn ĐBQH tỉnh, HĐND, UBND các cấp gửi văn bản đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để tham gia góp ý kiến vào các văn bản dự thảo và tổ chức các cuộc đối thoại trực tiếp.

Bên cạnh những kết quả đạt được, chất lượng, hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội thời gian qua có lúc, có nơi chưa đáp ứng được yêu cầu, chưa phát huy mạnh mẽ vai trò, sự tham gia của các thành viên MTTQVN và Nhân dân. Để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của MTTQVN các cấp, các đoàn thể chính trị - xã hội, nhất là trong hoạt động giám sát, phản biện xã hội thì điều quan trọng là hoàn thiện cơ chế và nâng cao hiệu quả phối hợp giữa chính quyền, các cơ quan, tổ chức với MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp. Trong đó, việc phát huy vai trò của các ủy viên ủy ban MTTQVN các cấp và nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác mặt trận và các tổ chức chính trị, xã hội là điều hết sức quan trọng, để đáp ứng được nhiệm vụ giám sát và phản biện xã hội trong giai đoạn hiện nay.

Bài, ảnh: Thảo Vy
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển kinh tế tập thể: Hướng đi hiệu quả

Việc liên kết sản xuất, đổi mới mẫu mã, phương thức bán hàng đã giúp các mô hình kinh tế hợp tác xã (HTX) phát huy tối đa lợi thế, thúc đẩy sự phát triển, nhất là các sản phẩm công nghiệp nông thôn...

Phát triển kinh tế tập thể Hướng đi hiệu quả
Hiệu quả từ cảnh báo, phòng chống thiên tai qua ứng dụng Hue-S

Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, thời gian qua, các cơ quan chức năng của tỉnh đã tăng cường công tác tuyên truyền, thông tin, cảnh báo thiên tai đến người dân bằng nhiều biện pháp, hình thức khác nhau. Trong đó, ứng dụng Hue-S của Trung tâm Giám sát và Điều hành đô thị thông minh (IOC) và các nền tảng mạng xã hội đã phát huy hiệu quả, giúp người dân chủ động nắm bắt thông tin và ứng phó kịp thời.

Hiệu quả từ cảnh báo, phòng chống thiên tai qua ứng dụng Hue-S
Sáp nhập huyện Nam Đông - Phú Lộc: Đoàn kết, đồng thuận

Trong niềm vui chung của Đảng bộ, chính quyền và người dân Thừa Thiên Huế khi Quốc hội bấm nút thông qua Nghị quyết (NQ) thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương, hai huyện Phú Lộc và Nam Đông khẩn trương thực hiện quy trình sáp nhập huyện theo NQ số 1314/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Sự đoàn kết, đồng thuận là yếu tố tạo nên thành công cho nhiệm vụ này.

Sáp nhập huyện Nam Đông - Phú Lộc Đoàn kết, đồng thuận

TIN MỚI

Return to top