ClockThứ Năm, 06/07/2023 15:27

Hiểu thế nào về cơ bản đủ điện

TTH - Tại cuộc họp báo thường kỳ về việc cung ứng điện, Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải nói rằng: “Từ nay đến cuối năm, cơ bản không thiếu điện phục vụ cho sản xuất và đời sống”.

Thách thức bảo đảm nguồn cung điệnTạo đồng thuận toàn dân về chủ trương tiết kiệm điện

leftcenterrightdel
Phát triển điện mặt trời trên mái nhà đang là xu thế hiện nay. Ảnh: NG. THỦY 

Sau nhiều năm nguồn điện cung ứng ổn định thì năm nay, chúng ta cảm nhận rõ cái “thời nhà đèn” trong thời kỳ bao cấp – cúp điện luân phiên. Thời điểm căng thẳng nhất ở Hà Nội có tờ báo còn chạy tít: Lịch cúp điện ở Hà Nội… dài đến 4 trang. Hết sức giễu nhại. Trong thời buổi thiếu điện mới biết nguyên nhân thủy điện thì thiếu nước, nhiệt điện thì thiếu than. Thiếu nước thì do… trời, nhưng để thiếu than cho nhiệt điện rõ ràng là do con người. Để khi thiếu mới biết thiếu nó cho thấy một sự thiếu chủ động.

Giờ thì ông Hải cho biết “cơ bản không thiếu điện”. Chúng ta hiểu hai chữ “cơ bản” ở đây là như thế nào? Điện chứ không phải là cái gì, đủ công suất thì bóng đèn đỏ, thiếu công suất thì độ sáng của bóng đèn mờ, thậm chí là không sáng. Các thiết bị sử dụng điện khác cũng vậy. Cơ bản là như thế nào? Có phải là chưa chắc chắn lắm, tức là nói chung là đủ, nhưng cũng có thể thiếu? Nếu đúng như vậy thì đó là điều mà người dân và doanh nghiệp (DN) không mong đợi.

Nguồn điện của Việt Nam phụ thuộc một phần vào thủy điện. Biến đổi khí hậu làm cho thời tiết ngày càng cực đoan. Thời tiết nắng nóng ngày càng khốc liệt. Nguồn nước cho thủy điện trong tương lai có thể tái diễn việc hụt mực nước là điều chúng ta có thể dự đoán được. Tính toán nguồn điện nào để bù đắp là việc làm cấp thiết. Nếu GDP tăng trưởng tốt thì cũng đồng nghĩa nhu cầu điện tăng theo cao, không hề có chuyện giảm.

Việt Nam có một nguồn năng lượng tái tạo hết sức dồi dào. Khai thác tốt nguồn này sẽ chủ động được một phần thiếu hụt.

Dưới sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công thương đang dự thảo cơ chế, chính sách phát triển điện mái nhà để tự sản tự tiêu. Nếu mục tiêu phấn đấu đến năm 2030 có 50% tòa nhà công sở, nhà dân sử dụng điện mặt trời mái nhà đạt được thì chúng ta đã tận dụng được một nguồn năng lượng trời cho.

Nhìn ở khía cạnh này chúng ta sẽ thấy, ngoài thu được một nguồn năng lượng tái tạo nó sẽ thúc đẩy một ngành công nghiệp năng lượng tái tạo phát triển. Nếu Việt Nam tự chủ được công nghệ của ngành này và cạnh tranh được mang tầm quốc tế thì nó sẽ tạo ra cho Việt Nam một nguồn kinh tế không hề nhỏ. Công ăn việc làm cho người dân cũng từ đó mà ra. Vấn đề là xem xét thật kỹ lưỡng về những tác động môi trường. Nếu chúng ta không đánh giá đúng chuyện thiệt hơn nó có thể tạo thêm áp lực về môi trường. Hơn nữa cũng cần nghiên cứu để sử dụng nguồn điện này hợp lý. Chẳng hạn như trong dự thảo của Bộ Công thương, bộ đã đưa ra đề xuất khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà nhưng chỉ dành cho hệ thống điện mặt trời áp mái lắp đặt tại nhà ở, công sở, trụ sở của các doanh nghiệp để tự sử dụng, không bán điện cho tổ chức, cá nhân khác. Nếu không bán thì có nên có quy định cho sự hợp tác trong việc lắp đặt và sử dụng, kể cả việc cho phép nhà đầu tư. Chúng ta hình dung nếu có quy định như vậy sẽ mở rộng được nguồn huy động vốn.

Cái gì cũng có tính hai mặt của nó. Mở thì dễ nhưng khi đóng lại không hề. Chuyện quản lý và vấn đề mỹ quan đô thị, đặc biệt là những đô thị du lịch cũng là những khía cạnh cần xem xét. Có thể nó có lợi về mặt năng lượng nhưng có hại về những khía cạnh khác. Điều này hoàn toàn có thể xảy ra.

Nguyên Lê
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cần thiết điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án cải thiện môi trường nước TP. Huế

Để đảm bảo Dự án (DA) Cải thiện môi trường nước TP. Huế được thực hiện đầy đủ các hạng mục theo quy mô đầu tư được duyệt, hoàn thành tất cả mục tiêu đề ra, nâng cao hiệu quả của việc sử dụng nguồn vốn vay, UBND tỉnh đã trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư DA với thời gian thực hiện đến ngày 31/12/2025.

Cần thiết điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án cải thiện môi trường nước TP Huế
THỊ TRƯỜNG GIÁO DỤC ASEAN:
Xu hướng và cơ hội đầu tư

Trong bối cảnh Đông Nam Á đang tiếp tục chứng kiến sự tăng trưởng kinh tế và biến đổi xã hội, vai trò của giáo dục trong việc bồi dưỡng lực lượng lao động có kỹ năng chưa bao giờ quan trọng hơn thế. Giáo dục - với tư cách là động lực chính thúc đẩy năng lực cạnh tranh kinh tế và tính di động xã hội, đóng vai trò trung tâm trong quá trình chuyển đổi này. Các chính phủ trên khắp khu vực đang thực hiện các cải cách đầy tham vọng và tích cực kêu gọi đầu tư nước ngoài để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về giáo dục chất lượng ở mọi cấp độ, từ giáo dục mầm non đến giáo dục đại học và sau đại học.

Xu hướng và cơ hội đầu tư
Các hãng hàng không cần tăng cường sử dụng nhiên liệu bền vững

Theo một nghiên cứu của nhóm vận động giao thông và môi trường có trụ sở tại Brussels, hầu hết các hãng hàng không trên thế giới vẫn chưa nỗ lực hết sức trong tiến trình chuyển sang sử dụng nhiên liệu hàng không bền vững (SAF). Đồng thời, các chuyên gia cũng phát hiện ra rằng các nhà sản xuất dầu hiện đang đầu tư quá ít vào quá trình chuyển đổi này.

Các hãng hàng không cần tăng cường sử dụng nhiên liệu bền vững

TIN MỚI

Return to top