ClockThứ Năm, 25/06/2015 11:41

Học lại người xưa

TTH - Thử đối chiếu thì thấy ngay, nhà văn hóa cộng đồng mà chúng ta đang xây dựng từ thành thị đến nông thôn và từ miền xuôi lên miền ngược có rất nhiều điểm tương đồng với đình làng xưa cũ người Kinh hay các nhà rông, nhà gươl (nhà làng) của bà con các dân tộc ít người.

Tính chất cộng đồng của nhà gươl của người Catu hay nhà rông của các dân tộc Tây Nguyên nằm ở chức năng hành chính (dùng làm nơi hội họp, tiếp khách…) và chức năng sinh hoạt văn hóa cộng đồng (nơi diễn ra các lễ hội, nghi lễ, hoạt động vui chơi…). So với nhà gươl hay nhà rông, nhà văn hóa cộng đồng hiện không có chức năng hành chính hay tổ chức lễ hội, nghi lễ, nhưng lại cơ bản tương đồng ở khía cạnh sinh hoạt cộng đồng.

Trong khi nhà gươl hay nhà rông xưa là biểu tượng văn hóa đáng tự hào thì nhà văn hóa cộng đồng hiện đang cộm lên bao nỗi lo, lớn nhất là xây dựng xong chỉ biết đóng cửa “chờ xuống cấp”. Mỗi năm, nhà văn hóa cộng đồng có khi chỉ mở đôi ba lần. Số khác thì trở thành điểm cho thuê dịch vụ. Ngay cả nhà gươl hay nhà rông mới được xây dựng theo kiểu nhà văn hóa cộng đồng trong phong trào chung hiện nay cũng nằm trong tình trạng đó, dù nó được làm ra kiên cố hơn, thậm chí đẹp hơn rất nhiều.

Nhà văn hóa cộng đồng đang được xây dựng ồ ạt bắt đầu từ một ý tưởng chung, chủ yếu là sự áp đặt từ trên xuống trong bối cảnh phố phường, làng xã đã và đang có quá nhiều thiết chế văn hóa. Trong khi đó, đối với người Kinh xưa hay bà con các dân tộc ít người thì đó là sự thôi thúc, bức thiết về một ngôi nhà chung để đáp ứng nhu cầu về sinh hoạt cộng đồng và đời sống tâm linh. Bởi thế đình làng hay các ngôi nhà rông, nhà gươl được xây dựng là có thể hòa nhập ngay vào đời sống cộng đồng. Đó là khác biệt cơ bản.

Xưa người Việt có câu “Qua đình ngả nón trông đình/ Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiều”. Cây đa, bến nước, sân đình đã đi vào tâm khảm tâm hồn Việt. Đình làng là chốn tôn nghiêm, nơi hội tụ và lưu giữ hồn quê. Đó còn là điểm tựa tinh thần, biểu trưng cho vẻ đẹp lãng mạn thanh khiết. Có được điều đó là vì sự ra đòi và tồn tại nó mang tính tự nhiên, không có sự áp đặt. Cái gì tự nhiên sẽ trường tồn, sự áp đặt bao giờ cũng mang tính tạm bợ. Chuyện từ đình làng xưa hay ngôi nhà gươl, nhà rông của bà con dân tộc vùng cao do vậy là một gợi ý hay. Học nếp nghĩ, cách làm của người xưa không bao giờ là thừa.

Đình Nam
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

56 ngày đêm Chiến dịch Điện Biên Phủ:
Ngày 4/5/1954: Quân địch phản kích, định chiếm lại cứ điểm 311B nhưng thất bại

Trung đoàn 36, Đại đoàn 308 đã tiêu diệt gọn cứ điểm 311B ở phía tây Mường Thanh, tiến vào uy hiếp Sở Chỉ huy của địch vào ngày 3/5/1954. Đến đêm 4/5, quân địch phản kích, định chiếm lại cứ điểm 311B nhưng thất bại. Cũng trong ngày 4/5/1954, De Castries (Đờ Cát) triệu tập tất cả các sĩ quan để thảo luận cách thực hiện kế hoạch rút lui mang tên “Chim biển”.

Ngày 4 5 1954 Quân địch phản kích, định chiếm lại cứ điểm 311B nhưng thất bại
“Dĩ bất biến, ứng vạn biến” trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

Thắng lợi của Chiến dịch Điện Biên Phủ ngày 7/5/1954 là kết tinh của nhiều yếu tố, là thắng lợi của nghệ thuật quân sự Việt Nam mà đỉnh cao là quán triệt, vận dụng sáng tạo phương châm “dĩ bất biến, ứng vạn biến”. Trong đó, “dĩ bất biến” là tư tưởng chỉ đạo “đánh chắc thắng” của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Bộ Chính trị; còn “ứng vạn biến” là quyết định thay đổi phương châm tác chiến từ “đánh nhanh, giải quyết nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc”. Đó là một quyết định hết sức khó khăn nhưng đúng đắn, sáng tạo, dựa trên tư duy quân sự sắc sảo và xử lý thực tiễn linh hoạt, phù hợp với diễn biến chiến trường của Tổng Quân ủy, Bộ Chỉ huy chiến dịch mà đứng đầu là Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

“Dĩ bất biến, ứng vạn biến” trong Chiến dịch Điện Biên Phủ
“Cầu nối” giữa Đảng và Nhân dân

Những người có uy tín (NCUT) trong cộng đồng người dân tộc thiểu số (DTTS) là những tấm gương tiêu biểu, cầu nối giữa Đảng và Nhân dân, nhất là trong các chương trình mục tiêu quốc gia, công tác bảo tồn văn hóa truyền thống của các dân tộc.

“Cầu nối” giữa Đảng và Nhân dân
Công bố quyết định thăng quân hàm trước niên hạn

Thừa ủy quyền của Bộ Quốc phòng, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, chiều 3/5, Đảng ủy, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh tổ chức hội nghị công bố quyết định chuyển nhóm, nâng bậc lương, nâng bậc lương trước thời hạn và thăng quân hàm cho 45 đồng chí quân nhân chuyên nghiệp (QNCN) năm 2024.

Công bố quyết định thăng quân hàm trước niên hạn
Return to top