ClockChủ Nhật, 21/06/2020 07:37

Học làm “longform”

TTH - “Longform, megastory, emagazine” là một thể loại khá quen thuộc với nhiều tờ báo điện tử hiện nay (có báo gộp chung thành megastory hoặc có nơi đặt tên chuyên mục là longform). Không nằm ngoài “cuộc chơi” và để tìm cách giữ chân độc giả, chúng tôi bắt tay học và làm longform.

Longform trên báo điện tử

Phóng viên, biên tập viên, họa sĩ Báo Thừa Thiên Huế dựng longform tại lớp tập huấn của ThS. Vũ Thế Cường

 

Rước thầy, hỏi bạn

Cách đây khoảng chừng bốn năm, một đồng nghiệp ở Tuổi trẻ đã gửi cho tôi đường link của “Snow fall” - Tuyết rơi, tác phẩm “megastory” đạt giải thưởng báo chí Pulitzer uy tín năm 2012 với sự sáng tạo trong trình bày, xử lý thông tin.

New York Times, The Guardian, Politico… là những tờ báo tiên phong về “megastory” từ nhiều năm về trước. “Megastory” được xem là siêu tác phẩm báo chí có độ nén thông tin cao. Đây là cách viết theo lối kể chuyện (storytelling), bài dài, thông tin chiều sâu với nhiều hình ảnh đẹp, trình bày ấn tượng, video clip sinh động... Chính những khác biệt này mà thời gian lưu lại trên sản phẩm của độc giả kéo dài hơn so với các tin bài khác. Tuy nhiên, thể loại này cần sự đầu tư lớn về nhân lực, công nghệ, thời gian, chi phí. Để hoàn thiện một tác phẩm thể loại “longform” hay “megastory” cần một tuần, có khi cả tháng.

Thời điểm đó, đây là điều mới lạ. Sự tò mò về cách thức thể hiện thể loại mới trên báo điện tử buộc chúng tôi phải tìm kiếm thông tin liên quan. Tham khảo trên một số ẩn phẩm báo điện tử, trao đổi cùng các đồng nghiệp các báo Vietnamplus, zing, Afamily, Vietnamnet… chúng tôi có cơ hội tiếp cận cách thức thể hiện thông tin về “longform”. Để tiếp cận với cách làm mới, Ban Biên tập báo đã quyết định mời thầy về giảng dạy, cử phóng viên, biên tập viên đi các lớp tập huấn để có thể định hình một cách làm bài bản hơn so với những gì tự học và tìm hiểu từ các báo khác, kiến thức về “longform” hạn hẹp và “chắp vá”!

Phóng viên Phan Thành dùng smartphone tác nghiệp cho tuyến bài longform 20 năm trận lụt 1999

Đầu tiên là học ảnh và video. Chúng tôi được tham gia nhiều lớp ngắn hạn của Hội Nhà báo và có cả mời thầy về dạy các lớp đặc thù, gắn liền với nhu cầu của anh chị em phóng viên, biên tập viên. Một sự thay đổi được tạo ra khi ban truyền hình của Báo Thanh Niên có ba ngày trao đổi kỹ năng quay, dựng video clip và hướng dẫn chúng tôi tác nghiệp. Từ lý thuyết cơ bản cho đến chọn góc, các đúp quay, cách “live stream” một mình tại hiện trường... được anh Đặng Sinh và Đỗ Hùng truyền đạt chi tiết. Đến nay, với một chiếc điện thoại thông minh, mọi người có thể làm được một video clip đơn giản.

Báo còn mời ThS. Vũ Thế Cường, giảng viên chuyên ngành báo mạng điện tử, báo chí đa phương tiện truyền thông của Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí - Hội Nhà báo Việt Nam về tập huấn trong ba ngày. Đội ngũ phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên được tiếp cận thông tin một cách chính thống từ lý thuyết cơ bản, cho đến thực hành các sản phẩm mẫu. Ba ngày được học với một giảng viên đúng chuyên ngành với chúng tôi thực sự bổ ích và hào hứng. ThS. Vũ Thế Cường tư vấn cho báo một số thủ thuật và cách thức phát triển các sản phẩm của Báo Thừa Thiên Huế điện tử trên điều kiện sẵn có.

Tinh thần đồng đội

Sản phẩm đầu tay của chúng tôi là chủ đề về lụt 1999. Năm 2019 là dấu mốc 20 năm trận đại hồng thủy này xảy ra, để lại nhiều ký ức không quên trong lòng người dân Huế. Sau khi xin ý kiến, chúng tôi hội lập nhóm gồm 7 phóng viên tác nghiệp chính, 2 biên tập viên, 2 kỹ thuật và 1 họa sĩ đồ họa bắt tay làm chủ đề này. Tháng 10/2019, chúng tôi xây dựng đề cương chi tiết từng kỳ (tổng thể bài ba kỳ), phân công từng công việc cụ thể cho từng người, thời gian thực hiện từng công đoạn.

Với khối lượng thông tin bao la và vô vàn những con số thống kê, cột mốc... biên tập viên mất 10 ngày nghiên cứu toàn bộ các báo cáo thống kê, các ấn phẩm và tổng hợp các dữ liệu cho tuyến bài “20 năm lụt 99: Chuyện cũ không quên, ký ức mãi còn”. Tổng cộng chúng tôi gặp hàng chục nhân vật để phỏng vấn, lấy tư liệu. Nguồn ảnh ghi lại sự tàn phá của trận đại hồng thủy được Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh hỗ trợ. Ê kíp gặp được sư cô Thích Nữ Như Minh trụ trì chùa Tây Linh còn giữ được bộ ảnh do chính tay sư cô chụp và lưu giữ trong quyển album khá cẩn thận nên chúng cực kỳ giá trị. Một mối duyên khác là nhóm thực hiện tình cờ kết nối được với thầy trò Trường THCS Hương Thọ trong cuộc hội ngộ khó quên từ cuộc giải cứu 57 học sinh mắc kẹt hồi năm 1999. Tất cả các thành viên trong ê kíp đều phải hoàn tất công việc được giao đúng thời hạn và phải phối hợp theo cặp hoặc nhóm trong quá trình tác nghiệp.

Vậy là chúng tôi viết, phân kỳ, biên tập, chuyển duyệt, làm “inforgraphic”, dựng video clip... Trước khi sản phẩm lên giao diện, ba kỳ về “20 năm lụt 1999...” còn trải qua một bước góp ý của ban biên tập với toàn ê kíp. Tuyến bài longform đầu tiên ra mắt bạn đọc từ 11 đến 13/11/2019. Chúng tôi hồi hộp nghe góp ý của bạn đọc, đồng nghiệp sau khi đăng lên “fanpage”. Bình quân mỗi bài có từ 15 ngàn đến 20 ngàn lượt đọc trở lên và được chia sẻ nhiều lần. Đó là con số khá ấn tượng cho một sản phẩm đầu tay.

Anh Lê Quang Thiều, kỹ thuật Phòng Điện tử sau một thời gian thiết kế các “longform” cho rằng, mỗi bài là một sự thể hiện khác nhau. Để có một sản phẩm hoàn tất cần thời gian và phối hợp ăn ý cùng cộng sự. Hình thức trình bày “longform” rất quan trọng thế nên họa sĩ chính là người “vẽ áo”, tạo nên sức hấp dẫn và sự ấn tượng cho các bài “longform”. Một yếu tố góp phần không nhỏ cho sự thành công của dạng bài này là cần những bức ảnh đẹp thế nên ngoài lực lượng phóng viên, chúng tôi còn mời các cộng tác viên chụp ảnh và quay phim đi cùng hỗ trợ tác nghiệp.

Sau tuyến bài mẫu “20 năm lụt 1999”, chúng tôi tiếp tục triển khai nhiều bài đơn và bài dài kỳ dưới dạng “longform” như “Ngày Chủ nhật xanh”, di dân Thượng Thành, Vừa đi biển vừa nhặt rác… Các tác phẩm này cũng được gửi đi dự thi ở các cuộc thi báo chí cấp tỉnh và cấp bộ ngành. Tin mới nhất là hai “longform” về lụt 1999 và “Ngày Chủ nhật xanh” đều đạt giải cao tại Giải Báo chí Hải Triều tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ nhất năm 2020.

So với các tờ báo lớn trong nước đã đi trước và giành được nhiều giải thưởng về “longform” thì những sản phẩm trên Báo Thừa Thiên Huế điện tử chỉ là bước khởi đầu. Chúng tôi đang tiếp tục tìm tòi, đầu tư cho các đề tài chất lượng, bình quân có 2-4 sản phẩm mỗi tháng. Song, với giải thưởng báo chí đầu tiên dành cho “longform” đã thể hiện thế mạnh của báo điện tử và thể loại này trong xu thế làm báo hiện nay. Đó là động lực cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên nỗ lực trong quá trình tác nghiệp để mang đến những sản phẩm vừa đẹp vừa hay phục vụ bạn đọc trong thời gian tới.

Bài, ảnh: T. NINH

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Luôn giữ cái tâm trong sáng của người làm báo

Chiều 6/8, Hội Nhà báo tỉnh tổ chức buổi gặp mặt kỷ niệm 35 năm Ngày thành lập Hội Nhà báo tỉnh (8/8/1989 - 8/8/2024). Tham dự có UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình.

Luôn giữ cái tâm trong sáng của người làm báo
Tri ân những nhà báo liệt sĩ

Những ngày tháng 7 thiêng liêng, hòa chung niềm tiếc thương và biết ơn vô hạn mà toàn dân tộc dành cho các liệt sĩ đã ngã xuống cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, những người làm báo Việt Nam thành kính hướng về các nhà báo liệt sĩ với nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực.

Tri ân những nhà báo liệt sĩ
SÂN CHƠI BÓNG ĐÁ BÁO CHÍ MIỀN TRUNG:
Hân hoan tuổi lên 10

Từ giải bóng đá do Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Huế tổ chức đã cho ra đời Giải Bóng đá Báo chí Thừa Thiên Huế mở rộng, và rồi trở thành Giải Bóng đá Báo chí miền Trung. Đó là hành trình 10 năm gầy dựng và phát triển.

Hân hoan tuổi lên 10
Vì tôi quá yêu Huế mình

"Tôi đã viết về những gì là vẻ mộc mạc cho đến vẻ cao sang của Huế bằng cả ​trái tim, để người đọc, đã yêu Huế rồi thì yêu Huế thêm nữa-Nhà báo Hoàng Thị Thọ chia sẻ, về hai cuốn sách "Ngày mai nhớ Huế về thăm Huế” và “Xin đi từ thơ ấu” của chị, sắp được ra mắt.

Vì tôi quá yêu Huế mình
Điều nhà báo cần học chính là công nghệ

Cách nay gần 30 năm, tôi được Tổng Biên tập cử ra Hà Nội dự Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII. Báo Thừa Thiên Huế bấy giờ mới được trang bị 2 chiếc máy di động cho Tổng Biên tập và Phó Tổng Biên tập theo kiểu “di động công vụ”. Trước ngày lên đường, Tổng Biên tập bảo tôi xuống mượn chiếc di động của đồng chí phó mang theo để tiện liên lạc với Tòa soạn. Tôi lớ ngớ làm theo, ai ngờ bị mắng cho một trận, ai đời lại cầm di động của người khác, lạ thế! Đó cũng là thời điểm mà công nghệ làm báo đã bắt đầu có những đổi thay và từng bước xâm nhập vào báo địa phương.

Điều nhà báo cần học chính là công nghệ
Return to top