ClockThứ Bảy, 27/05/2023 06:53

“Hướng đến xây dựng & phát triển đô thị một cách bền vững”

TTH - Đó là khẳng định của Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương với Thừa Thiên Huế Cuối tuần khi trao đổi về Đồ án Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 (Đồ án quy hoạch).

Hướng đến đô thị năng động, đáng sốngVòng đời mới, sức bật mới cho du lịch Cố đôCơ hội mới từ cảng hàng không hiện đạiThừa Thiên Huế có chỉ số PCI đứng thứ 6 toàn quốc

leftcenterrightdel
 Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương. Ảnh: NGỌC HIẾU

Tại Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI, Đồ án quy hoạch đã được Ban Thường vụ Tỉnh ủy thông qua. Dự kiến trình Bộ Xây dựng thẩm định trong tháng 6/2023, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong tháng 10/2023.

Ngày 19/10/2022, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065, đây là cơ sở để tỉnh triển khai hoàn thành Đồ án quy hoạch. Vậy, quá trình triển khai đã diễn ra như thế nào, thưa ông?

UBND tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan phối hợp với đơn vị tư vấn để hoàn thành nội dung Đồ án quy hoạch; tổ chức lấy ý kiến các cơ quan, đơn vị và cộng đồng dân cư để tham gia góp ý về Đồ án quy hoạch; tổ chức lấy ý kiến các địa phương thông qua hội nghị ngày 22/3/2023, lấy ý kiến các chuyên gia trong và ngoài tỉnh qua hội thảo vào ngày 1/4/2023. Nhiều ý kiến của các lãnh đạo Trung ương, chuyên gia hàng đầu của Việt Nam đã góp phần hoàn thiện nội dung Đồ án quy hoạch. Các ý kiến đều hướng đến việc xây dựng toàn tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy cũng đã họp nghe Ban cán sự Đảng UBND tỉnh báo cáo về Đồ án quy hoạch và đã nhận được các ý kiến tham gia góp ý. Sau đó, Sở Xây dựng cùng đơn vị tư vấn đã tiếp thu, hoàn thiện nội dung quy hoạch.

Hiện nay, Đồ án quy hoạch đã được Ban Thường vụ Tỉnh ủy thông qua với mục tiêu đến năm 2025, Thừa Thiên Huế trở thành đô thị trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế, với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh. Đến năm 2030, Thừa Thiên Huế là một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của khu vực Đông Nam Á về văn hóa, du lịch và y tế chuyên sâu; một trong những trung tâm lớn của cả nước về khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao; quốc phòng, an ninh được bảo đảm vững chắc; Đảng bộ, chính quyền và toàn hệ thống chính trị vững mạnh; đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân đạt mức cao. Đến năm 2045, Thừa Thiên Huế là thành phố Festival, trung tâm văn hóa, giáo dục, du lịch và y tế chuyên sâu đặc sắc của châu Á.

Hình thành chiến lược phát triển đúng đắn là yếu tố then chốt trong quá trình hoàn thiện Đồ án quy hoạch. Vậy, chiến lược phát triển của tỉnh như thế nào trong lần quy hoạch này?

Tỉnh đặt ra 5 chiến lược phát triển cơ bản, đó là: Đẩy mạnh kết nối giao thông liên kết vùng, nội vùng; sắp xếp, tổ chức không gian, nâng cấp đô thị và tái cấu trúc lãnh thổ; tập trung phát triển hạ tầng cho các khu vực chức năng động lực phát triển kinh tế; hình thành không gian xanh và hệ thống thoát nước, phát triển nhà ở sinh thái ứng phó với biến đổi khí hậu; hình thành khu vực phát triển mới về phía Tây tạo sự kết nối của hành lang kinh tế Đông - Tây và quỹ đất dự trữ cho dài hạn.

Huế với tính chất là đô thị trực thuộc trung ương cùng vai trò là đô thị di sản, nên cần phát huy được vị thế và sự ảnh hưởng đến các đô thị lân cận thông qua các liên kết hạ tầng. Đặc biệt, cần tiếp tục bảo tồn các không gian có giá trị thay vì để áp lực phát triển làm ảnh hưởng bất lợi, đồng thời tạo dư địa mới cho hoạt động kinh tế, hoạt động văn hóa; xác lập các đặc trưng riêng cho khu vực đô thị trung tâm.

Ngoài ra, chất lượng hạ tầng là điểm đột phá phát triển, là cơ sở thúc đẩy đầu tư hình thành không gian xanh cho đô thị trung tâm theo dạng vành đai cho phép phát triển có kiểm soát để làm không gian giải trí, bảo tồn cho đô thị.

Một đồ án quy hoạch mới sẽ tạo ra một mô hình đô thị phù hợp với thực tiễn hơn. Định hướng đô thị của tỉnh tại quy hoạch ra sao, thưa ông?

Mô hình đô thị Thừa Thiên Huế sẽ là dạng chuỗi đô thị theo trục không gian kinh tế Bắc - Nam gắn với các tuyến giao thông quốc gia như tuyến cao tốc đường bộ Bắc - Nam, tuyến đường sắt tốc độ cao, Quốc lộ 1A và Quốc lộ 49 kết hợp với đường ven biển Thừa Thiên Huế; hướng phát triển không gian ưu tiên về phía đầm phá Tam Giang - Cầu Hai (đô thị phía biển); hình thành rõ nét các tuyến đường vành đai của đô thị trung tâm; các tuyến đường hướng tâm kết nối với đô thị vệ tinh và các đô thị thuộc huyện. Phát triển trên nền tảng bảo tồn các khu vực di tích, di sản văn hóa theo chiều sâu, gồm không gian di tích, công trình di tích và tổ chức hoạt động văn hóa gắn với các di tích. Khai thác chọn lọc, hài hòa, ưu tiên để làm tăng giá trị cho các khu vực cảnh quan tự nhiên của phá Tam Giang, đầm Cầu Hai, đầm Lập An, các không gian du lịch biển và du lịch núi.

Đối với mô hình thành phố, tỉnh sẽ định hướng xây dựng đến năm 2025 trở thành thành phố trực thuộc Trung ương gồm 9 đơn vị hành chính với 3 quận, 2 thị xã và 4 huyện. Đến năm 2030: Thành phố Thừa Thiên Huế trực thuộc Trung ương gồm có 10 đơn vị hành chính: 3 quận, 1 thành phố, 2 thị xã và 4 huyện. Cơ bản giữ nguyên các đô thị như giai đoạn đến 2025. Xem xét nâng cấp, phân loại đô thị Chân Mây và vùng phụ cận theo tiêu chí đô thị loại III và phấn đấu thành thành phố. Đến năm 2045: Giữ nguyên 10 đơn vị hành chính. Tiếp tục đầu tư và phát triển hạ tầng, thu hút dân cư để phấn đấu đưa Hương Trà trở thành quận; tiếp tục đầu tư nâng cấp khu đô thị Chân Mây. Tầm nhìn đến năm 2065 hoàn thiện, nâng cao chất lượng đô thị và các khu chức năng sau khi ổn định mô hình hành chính.

Riêng đô thị trung tâm, ông có thể giúp người dân hình dung về hình hài trong tương lai?

Đô thị trung tâm sẽ tuân thủ theo định hướng về ranh giới và hướng phát triển không gian toàn đô thị Thừa Thiên Huế.

Các không gian cần bảo tồn như Kinh thành, khu phố cũ, hai bên sông Hương, các di tích đã được xếp hạng để gìn giữ cảnh quan và phát triển, khẳng định tính đặc sắc của văn hóa Huế.

Ngoài ra, tỉnh sẽ rà soát, cải tạo, bổ sung cơ sở hạ tầng cho khu dân cư cũ để nâng cấp đảm bảo tiêu chí đô thị loại I. Các khu dân cư phát triển mới phải đáp ứng tiêu chí đô thị loại I, đồng thời sử dụng tiết kiệm đất đai, hài hòa với phương án giao thông đô thị cũng như phương án phòng chống lũ của từng tiểu vùng.

Dành các quỹ đất cho phát triển kinh tế như khu công nghệ thông tin Thừa Thiên Huế, khu thương mại dịch vụ, khu phố đêm… và các quỹ đất cho giáo dục, văn hóa, thể thao.

Tiếp tục triển khai các đề án liên quan đến di dời dân cư, cơ sở công lập trong khu vực cần bảo tồn của Kinh thành Huế; Các đề án về phát triển dịch vụ đô thị, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội.

Xin cảm ơn ông!

Lê Thọ (Thực hiện)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển nghề tẩm quất, xoa bóp chuyên nghiệp

Năm 2024, Thừa Thiên Huế được chọn là nơi diễn ra Hội thi tay nghề tẩm quất, xoa bóp lần thứ IV do Hội Người mù (HNM) Việt Nam tổ chức. Đây là cơ hội để những người trong nghề cọ xát, học hỏi và cũng là sự khẳng định vị thế của HNM tỉnh trong hoạt động giáo dục nghề tẩm quất, xoa bóp gắn với tạo việc làm cho kỹ thuật viên người khiếm thị.

Phát triển nghề tẩm quất, xoa bóp chuyên nghiệp
Liên kết để phát triển bền vững

Phát triển kinh tế theo hướng mô hình tổ liên kết (TLK), tổ hợp tác (THT) là cách hội liên hiệp phụ nữ (LHPN) nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh thực hiện, mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho hội viên.

Liên kết để phát triển bền vững
Thi sáng tác lô gô ngành Dân số

Ngày 28/10, Chi cục Dân số tỉnh cho biết, đã có văn bản gửi các đơn vị đề nghị truyền thông, hưởng ứng cuộc thi Sáng tác lô gô ngành Dân số do Cục Dân số, Bộ Y tế phát động nhằm phù hợp với định hướng chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển…

Thi sáng tác lô gô ngành Dân số

TIN MỚI

Return to top