ClockThứ Tư, 17/05/2023 06:06

Hướng đến đô thị năng động, đáng sống

TTH - Theo định hướng quy hoạch chung, TX. Hương Thủy sẽ trở thành quận khi Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Điều này cũng đồng nghĩa sẽ đem lại nhiều lợi ích cho cộng đồng dân cư, cùng sự phát triển bền vững về mọi mặt trong tương lai.

Nghiêng mình trước dòng HươngLưu dấu lịch sử Tàng Thơ lâuXanh hơn, sạch hơn, đẹp hơn

leftcenterrightdel
 Diện mạo đô thị Hương Thủy ngày càng ấn tượng

Điểm sáng hạ tầng

Với mục tiêu cải thiện, nâng cao chất lượng hệ thống hạ tầng giao thông, hạ tầng đô thị và hình thành vùng đô thị trung tâm, đô thị hạt nhân của tỉnh, những năm qua, Hương Thủy đã tập trung huy động, phân bổ và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực, tạo đà thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, phát triển hạ tầng đô thị, trong đó, nổi bật nhất là sớm hoàn thiện quy hoạch phân khu các phường.

Trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH và các quy hoạch khác được phê duyệt, Hương Thủy đặt ra mục tiêu đến năm 2025, tỷ lệ đô thị hóa đạt trên 90%, đạt đô thị loại III và là một trong những trung tâm kinh tế và đô thị động lực của tỉnh, góp phần xây dựng Thừa Thiên Huế sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Cụ thể hóa mục tiêu trên, Hương Thủy đã tập trung đầu tư phát triển các công trình hạ tầng giao thông - một trong những yếu tố then chốt để đảm bảo sự liên kết giữa các khu vực trung tâm của đô thị và giúp người dân đi lại thuận tiện hơn. Có thể kể đến một số dự án trọng điểm, như: Nâng cấp, mở rộng đường Trưng Nữ Vương - tuyến trục chính đô thị để kết nối với TP. Huế và giảm tải cho đường Nguyễn Tất Thành; nâng cấp các tuyến đường ngang trục chính đô thị kết nối với Quốc lộ 1A, như: đường Phùng Quán, đường Nguyễn Văn Chính, đường Lê Thanh Nghị, đường Tôn Thất Sơn; đường Ngô Thì Sĩ…

Là cửa ngõ phía Nam của tỉnh và là nơi đón chào du khách trước khi đặt chân đến TP. Huế, do vậy, việc đầu tư chỉnh trang, tạo mỹ quan đô thị cũng được Hương Thủy tập trung thực hiện thời gian qua. Đến hiện tại, diện mạo ở một số điểm, như: nút giao thông cầu vượt Thủy Dương; Quốc lộ 1A đoạn qua đồng Thanh Lam; vỉa hè Quốc lộ 1A đoạn từ đường Nam Cao đến đường Ngô Thì Sĩ; cảnh quan hai bên tuyến đường đoạn tiếp giáp Cảng HKQT Phú Bài… đã có những đổi thay khá ấn tượng.

Ngoài hạ tầng giao thông, hạ tầng đô thị, Hương Thủy cũng tập trung phát triển hệ thống văn hóa, giáo dục, y tế, dịch vụ đô thị thông minh…, thông qua đầu tư cơ sở vật chất xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia; hệ thống camera giám sát tại các tuyến đường chính trên địa bàn; điện chiếu sáng hiện đại… Sắp tới, Hương Thủy tiếp tục đầu tư một số công trình, như: Trung tâm hoạt động thanh thiếu niên, công viên, quảng trường…, qua đó, đáp ứng nhu cầu hoạt động, vui chơi, giải trí lành mạnh của người dân.

Năng động, hiện đại

Theo định hướng quy hoạch, trong tương lai, Hương Thủy sẽ hình thành nhiều khu đô thị hiện đại, đa chức năng như: Khu đô thị sinh thái Thanh Toàn; Khu đô thị phụ trợ Cảng HKQT Phú Bài; Khu A, khu E thuộc khu đô thị An Vân Dương; Khu đô thị Thanh Lam…

Việc phát triển hệ thống hạ tầng giao thông và hình thành nhiều khu đô thị hiện đại sẽ tạo ra một môi trường sống, làm việc lý tưởng, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của người dân. Không chỉ vậy, điều này còn giúp thu hút thêm nhiều nhà đầu tư, tạo nên động lực tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ - nền tảng để Hương Thủy phát triển bền vững.

Theo ông Nguyễn Thanh Minh – Chủ tịch UBND TX. Hương Thủy, với hạt nhân là Khu công nghiệp Phú Bài, Cụm công nghiệp Thủy Phương… cùng nhiều lợi thế về vị trí, hạ tầng giao thông khi nằm trên tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây; có Quốc lộ 1A, đường sắt Bắc - Nam đi qua; cách Cảng Chân Mây khoảng 30km và nhất là có Cảng HKQT Phú Bài. Vì vậy, khi trở thành quận sẽ giúp Hương Thủy thuận tiện hơn trong thu hút các doanh nghiệp vào đầu tư. Qua đó, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, cũng như tạo ra nhiều nguồn thu ngân sách để Hương Thủy có thể đầu tư, phát triển các dự án hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, nâng cao chất lượng dịch vụ, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của địa phương trong khu vực.

Việc trở thành quận, hình thành các khu đô thị hiện đại, phát triển kinh tế bền vững còn là tiền đề để Hương Thủy nâng cao chất lượng các dịch vụ, các tiện ích, như: dịch vụ công, trường học, bệnh viện, trung tâm y tế, công viên, hệ thống giao thông, chiếu sáng, dịch vụ đô thị hiện đại, thông minh... Qua đó, giúp đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống, tăng mức thụ hưởng của người dân. Đây cũng là cơ sở để hình thành một đô thị Hương Thủy hiện đại, năng động, là nơi sống và làm việc lý tưởng, xứng đáng với kỳ vọng của tỉnh trong tương lai.

Bài, ảnh: GIA HUY
ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đầu tư gần 152 tỷ đồng xây dựng tuyến đường đô thị mới La Sơn

Sáng 6/4, lãnh đạo huyện Phú Lộc thông tin, bằng nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước, huyện Phú Lộc đang triển khai xây dựng dự án (DA) tuyến đường đô thị mới La Sơn (Lộc Sơn) với kinh phí gần 152 tỷ đồng. DA giao trách nhiệm cho BQL Đầu tư Xây dựng khu vực huyện Phú Lộc làm chủ đầu tư.

Đầu tư gần 152 tỷ đồng xây dựng tuyến đường đô thị mới La Sơn
“Năng lượng” mới

Cuối tuần này sẽ diễn ra hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và quy hoạch đô thị chung Thừa Thiên Huế đến năm 2045, định hướng đến năm 2065. Đây được xem là dấu mốc trong hành trình xây dựng Thừa Thiên Huế khởi đầu một giai đoạn phát triển bền vững với chiến lược đánh thức nguồn “năng lượng” mới.

“Năng lượng” mới
“Lá phổi xanh” giữa đô thị Huế

Nhà máy xử lý nước thải tại TP. Huế được ví như là “lá phổi xanh” giữa lòng Cố đô, bởi không chỉ đang giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường do nước thải sinh hoạt của người dân mà còn là “điểm xanh”, bởi phủ đầy cây xanh, không khí trong lành.

“Lá phổi xanh” giữa đô thị Huế

TIN MỚI

Return to top