ClockThứ Bảy, 29/04/2023 14:56

Kể chuyện Mỹ Thủy anh hùng

Hương Thủy: Đón Bằng công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh miếu Bà GiàngThủy Dương phấn đấu trở thành đơn vị Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới

1. Đã gần nửa thế kỷ đi qua nhưng tôi, bấy giờ là đứa trẻ lên mười, vẫn không quên buổi chiều hôm ấy, cả mấy xóm ở làng Dạ Lê Thượng quê tôi, gồm xóm Rậy, xóm Chùa, xóm Chợ và cả xóm Thượng Lâm nữa, rúng động bởi những tiếng súng nổ. Đó là một sự kiện sau này được ghi vào lịch sử địa phương. Ngày 14/3/1975, đồng chí Vũ Thắng, Khu ủy viên, Bí thư Tỉnh ủy cùng với đồng chí Nguyễn Thanh Giai, một cán bộ lãnh đạo của tỉnh và các đồng chí lãnh đạo địa phương bất ngờ đến ở tại hầm bí mật là nhà bà Nguyễn Thị Gái để trực tiếp chỉ đạo đánh địch. Do bị lộ, địch đã kéo vào làng, bao vây nhà bà Gái. Để giải cứu, Xã đội trưởng Nguyễn Văn Chư dũng cảm nhảy lên rầm thượng ở nhà ông Khuôn sát bên cạnh, ném lựu đạn tiêu diệt tên chỉ huy, một số lính và đã anh dũng hy sinh. Nhờ có sự chở che của người dân, đồng chí Vũ Thắng được cứu thoát và trở lại căn cứ an toàn. Còn đồng chí Chư, kẻ địch đã mang xác ra Quốc lộ 1A.

leftcenterrightdel
 Đường phố mang tên Nguyễn Văn Chư

Hàng chục năm rồi, hình ảnh thi thể người chiến sĩ Cộng sản của địa phương bị kẻ địch bỏ phơi ròng rã mấy ngày liền giữa tiết trời mưa rét của những ngày đầu năm 1975 lịch sử vẫn in đậm trong tâm trí tôi. Anh Chư đã ngã xuống khi chỉ còn hơn 10 ngày nữa là quê hương giải phóng và là một trong 7 anh hùng của xã Thủy Phương quê tôi, còn được biết đến với tên gọi Mỹ Thủy. Bước ra khỏi chiến tranh với tên gọi đầy kiêu hãnh Mỹ Thủy, xã Thủy Phương (nay đã là một phường của thị xã Hương Thủy) là một trong số những đơn xã đầu tiên của tỉnh Thừa Thiên Huế được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang (ngày 20/12/1969). Qua 2 cuộc kháng chiến, vùng đất này đã có đến 514 liệt sĩ, 215 thương binh và 1.765 gia đình có công với cách mạng - những con số đầy ấn tượng và đáng tự hào!

2. Tổng khởi nghĩa giành chính quyền 1945, Thủy Phương được biết đến là nơi có phong trào cách mạng sôi sục và sớm thành lập được chính quyền cách mạng. Sau Cách mạng tháng 8/1945, tại đây đã ra đời 2 xã Dạ Lê Thủy, Lam Thủy và 2 xã này đã làm tốt những nhiệm vụ cách mạng tại địa phương. Thực dân Pháp quay trở lại xâm lược, do nhu cầu kháng chiến cần tập trung lực lượng để có sự lãnh đạo thống nhất, 2 xã Dạ Lê Thủy và Lam Thủy được hợp nhất thành xã Mỹ Thủy. Phải đến 10 năm sau đó, mới xuất hiện cái tên Thủy Phương (do chính quyền cũ đặt) và tồn tại đến ngày hôm nay.

Cách đây mấy năm, tôi có dịp tiếp cận với một công trình nghiên cứu mang tên “Làng chiến đấu” của một tác giả người Mỹ, từng là người lính thuộc sư đoàn kỵ binh bay của Hoa Kỳ, một thời đóng quân tại Ấp Năm. Dưới cái nhìn của nhà nghiên cứu này, Mỹ Thủy được hiểu là một làng (village) và cắt nghĩa theo kiểu chiết tự, rằng “Mỹ” là đẹp và “Thủy” là nước, là sông. Mỹ Thủy không chỉ có một mà có đến 2 dòng sông đẹp, ở phía đông có dòng Lợi Nông chảy ra và phía nam có con sông Vực, tiếp giáp với phường Thủy Châu. Dù vẫn còn ít nhiều phiến diện trong cách nhìn nhận, nhưng đọc cuốn sách vẫn toát lên sự bất ngờ của tác giả về sự chịu đựng, tinh thần gan dạ và anh dũng của những con người ở vùng quê mang tên dòng sông đẹp này trong kháng chiến chống lại người Mỹ xâm lược.

Thời điểm tác giả người Mỹ đang ở Mỹ Thủy cũng là lúc mà trước thắng lợi của phong trào cách mạng tại địa phương, kẻ địch tập trung lực lượng, phương tiện cày ủi xóm làng, dồn dân lập ấp nhằm bẻ gãy thế trận “làng chiến đấu” của ta. Danh xưng du kích Mỹ Thủy anh hùng gắn liền với nhiều lực lượng tham gia, nhiều cách đánh sáng tạo. Tiêu biểu là trận đánh ngày 15/6/1966, diễn giữa ban ngày, trên đoạn đường từ ngã ba Dạ Lê vào Ấp Năm, tổ du kích do Anh hùng Lực lượng vũ trang Nguyễn Viết Phong chỉ huy đã bất ngờ tiến công một đội hình địch đang tổ chức tuần tra gây được tiếng vang lớn. Một thời, Mỹ Thủy - Thủy Phương vừa là tiền tuyến lại vừa là hậu phương. Tiền tuyến là trực tiếp đánh Mỹ, còn hậu phương bởi là nơi dừng chân của các lực lượng cách mạng qua lại hoạt động, từ núi rừng phía tây về đồng bằng và ngược lại.   

3. Ngay sau ngày giải phóng, như một sự tưởng niệm chiến công của người liệt sĩ anh hùng, xã Thủy Phương đã có một ngôi trường mẫu giáo mang tên Nguyễn Viết Phong. Con đường từ ngã ba Dạ Lê vào Ấp Năm một thời oanh liệt nay được mang tên Dạ Lê, tập trung nhiều trường học và cơ sở dịch vụ kinh tế - xã hội, vẫn là huyết mạch giao thông, nối liền trung tâm với vùng đất phía tây, nơi có cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp rất phát triển của địa phương. Ngay tại khu vực xảy ra trận chiến cận kề ngày chiến thắng của năm xưa, từ một con đường làng nhỏ hẹp và ngoằn ngoèo đã được nâng cấp rộng rãi, khang trang và mang tên người Xã đội trưởng anh hùng Nguyễn Văn Chư như một sự tri ân

Năm 2010, thị xã Hương Thủy được thành lập. Từ xã, Thủy Phương tiến lên phường với không chỉ không gian đô thị được mở rộng mà đời sống kinh tế - xã hội cũng ngày càng phát triển và vùng đất không ngừng đổi thịt thay da. Không còn trên những văn bản giấy tờ nhưng trong ký ức của người dân nơi đây và trong câu chuyện của những người lính năm xưa giờ tuổi đã “Nhân sinh thất thập, cổ lại hy”, cái tên Mỹ Thủy năm nào vẫn được nhắc đến như một hoài niệm và một ký ức hào hùng, đặc biệt là những ngày tháng Tư lịch sử này khi cách nay 48 năm, quê hương được giải phóng và đất nước được vẹn toàn.

Bài, ảnh: Đan Duy
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tặng quà cho các Anh hùng lực lượng vũ trang

Chiều 19/12, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh tổ chức trao quà tặng của Quân ủy Trung ương- Bộ Quốc phòng cho các đối tượng chính sách nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989-22/12/2024).

Tặng quà cho các Anh hùng lực lượng vũ trang
Hỗ trợ phòng máy vi tính trị giá 500 triệu đồng cho Trường tiểu học Dạ Lê

Ngày 11/10, Đoàn Thanh niên Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao phối hợp với Đoàn Thanh niên Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV) khánh thành và bàn giao phòng máy tính cho Trường tiểu học Dạ Lê (thị xã Hương Thủy). Tham dự có ông Nguyễn Thanh Hải - Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà Nội; ông Hoàng Hải Minh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh; ông Phạm Quang Tùng - Uỷ viên Hội đồng quản trị BIDV Việt Nam.

Hỗ trợ phòng máy vi tính trị giá 500 triệu đồng cho Trường tiểu học Dạ Lê
Viết tiếp khúc ca khải hoàn

Ngày 10/10/1954, cả Thủ đô rực rỡ cờ hoa đón mừng đoàn quân chiến thắng trở về. 70 năm sau, phát huy truyền thống anh hùng, Đảng bộ, chính quyền và người dân Hà Nội đang viết tiếp khúc khải hoàn, đưa Thủ đô vững bước trên chặng đường phát triển mới.

Viết tiếp khúc ca khải hoàn
Đồn Biên phòng Phong Hải tổ chức gặp mặt giữa hai Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng

Chiều 6/9, Đồn Biên phòng Phong Hải chủ trì, phối hợp cấp ủy, chính quyền địa phương xã Điền Hương và Điền Lộc (Phong Điền) tổ chức cuộc gặp mặt giữa hai Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng là Mẹ Lê Thị Hài (SN 1929, trú tại xã Điền Lộc, huyện Phong Điền) và Mẹ Lê Thị Tất (SN 1931, trú tại xã Điền Hương, huyện Phong Điền).

Đồn Biên phòng Phong Hải tổ chức gặp mặt giữa hai Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng
Return to top