ClockThứ Sáu, 19/07/2024 07:20
Kỷ niệm 70 năm Ngày ký Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam (21/7/1954-21/7/2024)

Khẳng định khát vọng hòa bình và độc lập

Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam là kết tinh thành quả đấu tranh quật cường và bền bỉ của quân và dân ta, là minh chứng cho ý chí vững vàng và khát vọng hòa bình, độc lập của dân tộc Việt Nam. Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày ký Hiệp định Geneva, các chuyên gia, học giả nước ngoài đã nhấn mạnh tầm vóc, ý nghĩa lịch sử của hiệp định này đối với tiến trình cách mạng Việt Nam. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
 

Phó Giáo sư Piotr Tsvetov, Phó Chủ tịch thứ nhất Hội Hữu nghị Nga-Việt: Mặt trận đặc biệt của cuộc đấu tranh ngoại giao

Hội nghị Geneva năm 1954 có ý nghĩa lịch sử to lớn, chấm dứt cuộc chiến tranh trên bán đảo Đông Dương do thực dân Pháp khởi xướng và tiến hành, đồng thời mở ra một chương mới thúc đẩy sự phát triển độc lập của dân tộc Việt Nam.

Hội nghị Geneva xác định tương lai Việt Nam là một quốc gia độc lập, thống nhất. Theo đó, theo kế hoạch sẽ tổ chức cuộc tổng tuyển cử vào năm 1956, để từ đây thông qua quyết định hệ thống chính trị của nước Việt Nam thống nhất.

Theo quyết định của Hội nghị Geneva, thực dân Pháp buộc phải rời khỏi bán đảo Đông Dương. Đây là một trong những biểu hiện cho thấy sự sụp đổ trong chính sách của chủ nghĩa thực dân phương Tây và là biểu tượng thắng lợi của các lực lượng giải phóng dân tộc trên toàn thế giới.

Đây là chiến thắng lịch sử của nhân dân Việt Nam, là chiến thắng trên cả bình diện về chính trị và quân sự. Những kết quả đạt được tại hội nghị đồng nghĩa với việc toàn thể cộng đồng thế giới công nhận nền độc lập của Việt Nam, Lào và Campuchia.

Chính sự tham gia của phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong hội nghị cùng phái đoàn các nước khác như Liên Xô (trước đây), Mỹ, Anh, Pháp cho thấy, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã trở thành một chủ thể bình đẳng trong nền chính trị thế giới lúc đó.

Hội nghị Geneva xác định tương lai Việt Nam là một quốc gia độc lập, thống nhất. Theo đó, theo kế hoạch sẽ tổ chức cuộc tổng tuyển cử vào năm 1956, để từ đây thông qua quyết định hệ thống chính trị của nước Việt Nam thống nhất.

Tuy nhiên, lịch sử đã rẽ sang một hướng khác do Mỹ tiến hành cuộc xâm lược chống lại nhân dân Đông Dương. Trải qua bao gian khổ đấu tranh và hy sinh, đến năm 1975 Việt Nam đã thống nhất đất nước.

Trong suốt những năm Chiến tranh Đông Dương lần thứ hai, với tư cách là đồng Chủ tịch Hội nghị Geneva, Liên Xô đã yêu cầu chính quyền Mỹ thực hiện các cam kết tại Hiệp định Geneva. Đây là mặt trận đặc biệt của cuộc đấu tranh ngoại giao. Qua Hội nghị Geneva, giữa các nhà ngoại giao Liên Xô và Việt Nam phát triển quan hệ đặc biệt.

Tại Geneva, các phái đoàn của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Liên Xô đã phối hợp chặt chẽ, ủng hộ quan điểm của nhau và tổ chức tham vấn lẫn nhau. Hiện nay, quan hệ hợp tác giữa các nhà ngoại giao Việt Nam và Nga trên bình diện quốc tế vẫn luôn tồn tại.

Tại nước Nga ngày nay, Hội nghị Geneva vẫn luôn được nhắc đến. Các nhà sử học Nga vẫn tiếp tục nghiên cứu những bài học sâu sắc của hội nghị. Năm 2017, tại thủ đô Moskva đã xuất bản một bộ sưu tập lớn các tài liệu từ Hội nghị Geneva. Bộ sưu tập này bao gồm các tài liệu chưa được công bố trước đây từ các kho lưu trữ của Liên bang Nga và Việt Nam.

Ông Alain Ruscio, nhà sử học người Pháp: Nguồn cảm hứng và cổ vũ to lớn cho phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc

 
 Hiệp định Geneva là một bước tiến quan trọng, khẳng định khát vọng của Việt Nam về một nền hòa bình. Với Hiệp định Geneva, lần đầu tiên trong lịch sử, các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam gồm độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ đã chính thức được khẳng định trong một điều ước quốc tế, được các nước và các bên tham dự Hội nghị Geneva thừa nhận và tôn trọng. Việt Nam đã đạt được mục đích đàm phán, đồng thời tạo nguồn cảm hứng và cổ vũ to lớn cho phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc.

Qua quá trình đàm phán, rồi tới ký kết Hiệp định Geneva, Việt Nam đã thể hiện tâm thế và bản lĩnh ngoại giao mềm dẻo, uyển chuyển và kiên định của đất nước yêu chuộng hòa bình và có lịch sử nghìn năm giữ nước hào hùng.

Ngày 25/7/1954, hòa chung niềm phấn khởi vô cùng của những người yêu chuộng hòa bình và ủng hộ Việt Nam hết lòng ở Pháp và trên thế giới, báo Nhân đạo (Đảng Cộng sản Pháp) có bài xã luận nêu rõ: Chúng ta, những người cộng sản cảm thấy hạnh phúc từ trong sâu thẳm tâm can. Hàng triệu người đã cùng xây đắp ý chí, không chùn bước trong phong trào đấu tranh chống cuộc chiến phi nghĩa.

Và kết quả là ngay lúc này, chúng ta đang sống trong những khoảnh khắc hòa bình. Hẳn những chiến sĩ như Léo Figuères, Henri Martin và Raymonde Dien vui sướng gấp bội vì đã không ngại hiểm nguy đấu tranh vì hòa bình cho Việt Nam. Tất cả chúng ta đều chung một niềm hạnh phúc. Hòa bình muôn năm!

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Thananan Boonwanna, nhà nghiên cứu lịch sử người Thái Lan: Mở ra trang mới trong lịch sử 

Việc ký kết Hiệp định Geneva đã mở ra một trang mới trong lịch sử Việt Nam. Trong bối cảnh cục diện thế giới lúc đó rất phức tạp, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đối mặt nhiều thách thức và rất cần sự công nhận của các cường quốc trên thế giới. Việc đại diện của Việt Nam đã khéo léo trong đàm phán, đạt được Hiệp định Geneva là một thắng lợi lớn trên mặt trận ngoại giao. Thực tế là với Hiệp định sơ bộ năm 1946, Pháp vẫn cho rằng Việt Nam nằm trong khối Liên hiệp Pháp, nhưng đến Hiệp định Geneva năm 1954, Việt Nam đã chiến thắng Pháp.

Tình hình thế giới và khu vực lúc đó rất phức tạp. Các nước lớn với những lợi ích đan xen đều cố gắng gây ảnh hưởng tại Đông Nam Á vì những lợi ích riêng của mình. Tuy nhiên, cùng với Hiệp định Geneva và trước đó là Chiến thắng Điện Biên Phủ, lần đầu tiên, sau gần 100 năm đô hộ Việt Nam, Pháp đã phải chấp nhận đình chiến, rút quân khỏi ba nước Đông Dương và cùng các nước tham dự Hội nghị Geneva chính thức thừa nhận quyền cơ bản của một đất nước là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.

Việt Nam đã biết vận dụng tất cả mọi nguồn lực để có thể đạt được mục đích đề ra. Việt Nam tuy là một nước nhỏ, dân số ít, không có nhiều nguồn lực về vũ khí, trang thiết bị... nhưng đã có thể thắng được một cường quốc là nước Pháp. Việt Nam đã chờ đợi thời điểm này rất lâu. Người dân Việt Nam đều tự hào đây là một thắng lợi thật sự, mang đến một nền độc lập toàn vẹn.

Việt Nam đã vươn mình trở thành một nước đứng đầu trong việc chống lại ách đô hộ, thống trị của thực dân Pháp và các thế lực ngoại bang. Không thể phủ nhận rằng, lúc đó, Việt Nam trở thành một hình mẫu của các nước nhỏ, dựa vào tiềm lực sẵn có, cùng với các chiến lược và kinh nghiệm trong các cuộc đấu tranh để thực hiện mục tiêu giải phóng và đưa đất nước đi lên.

Những bài học kinh nghiệm trong đàm phán để dẫn đến việc ký kết Hiệp định Geneva cho thấy, với ý chí đấu tranh giành độc lập, Việt Nam thật mạnh mẽ vượt qua nhiều giai đoạn khó khăn, kiên định những nguyên tắc lợi ích dân tộc, giúp đỡ các nước láng giềng và linh hoạt trong các chính sách ngoại giao. Đến nay, Việt Nam đã có mối quan hệ rất tốt với các cường quốc, đó chính là minh chứng cho tính đúng đắn của chính sách ngoại giao “cây tre Việt Nam”.

Theo nhandan.vn
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kỷ niệm 70 năm Hiệp định Geneva và Chuyến tàu tập kết

Tối 1/9, chương trình cầu truyền hình Kỷ niệm 70 năm Hiệp định Geneva và Chuyến tàu tập kết (1954 - 2024) đã diễn ra tại ba điểm cầu Khu lưu niệm Đoàn tàu không số, Lữ đoàn 125 - Vùng 2 Hải Quân (phường Cát Lái, thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh), Di tích lịch sử Quốc gia Địa điểm tập kết ra Bắc năm 1954 tại Cao Lãnh (Phường 6, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp) và Khu lưu niệm đồng bào, chiến sĩ miền Nam tập kết ra Bắc năm 1954 tại thành phố Sầm Sơn (Thanh Hóa).

Kỷ niệm 70 năm Hiệp định Geneva và Chuyến tàu tập kết
Kỷ niệm 70 năm Ngày ký Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam (21/7/1954-21/7/2024):
Sáng ngời bản lĩnh ngoại giao Việt Nam

Trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, mặt trận ngoại giao luôn đóng vai trò quan trọng, phối hợp chặt chẽ với mặt trận quân sự và chính trị để mang đến những thắng lợi to lớn cho dân tộc. Sự kiện ký kết Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam cách đây 70 năm là minh chứng cho bản lĩnh vững vàng của nền ngoại giao cách mạng Việt Nam. Lần đầu tham gia một hội nghị đa phương trong bối cảnh tình hình thế giới diễn biến phức tạp, các nước lớn tham gia hội nghị đều có mục tiêu và lợi ích riêng nhưng đoàn đàm phán của ta đã phát huy chiến thắng trên chiến trường, sức mạnh chính nghĩa của dân tộc, kiên định về nguyên tắc nhưng mềm dẻo về sách lược để giành được những kết quả quan trọng trên bàn Hội nghị Geneva.

Sáng ngời bản lĩnh ngoại giao Việt Nam
KỶ NIỆM 70 NĂM KÝ KẾT HIỆP ĐỊNH GENÈVE (21/7/1954 – 21/7/2024)
Dấu ấn của Đại sứ Hà Văn Lâu trên bàn đàm phán

Với kinh nghiệm quý báu từ Hội nghị Genève, cùng trí tuệ và bản lĩnh ngoại giao sắc bén, Đại sứ Hà Văn Lâu góp phần rất lớn đưa đến sự thắng lợi trên bàn đàm phán Paris, buộc Mỹ phải chấp nhận rút quân ra khỏi miền Nam Việt Nam, tạo thời cơ thuận lợi kết thúc cuộc kháng chiến trường kỳ chống Mỹ vào mùa Xuân 1975 lịch sử.

Dấu ấn của Đại sứ Hà Văn Lâu trên bàn đàm phán
Hợp tác thương mại kỹ thuật số: Viên gạch góp phần xây dựng Hiệp định thương mại tự do EU - ASEAN

Liên minh châu Âu (EU) và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) có thể cho thấy một số bước phát triển lớn để hợp tác trong nền kinh tế kỹ thuật số vào cuối quý III năm nay, nhờ những tiến triển trong các cuộc đàm phán được thực hiện bởi nhóm làm việc chung của hai khối. Đây là nhận định được ông Chris Humphrey, Giám đốc Điều hành Hội đồng doanh nghiệp EU - ASEAN (EU - ABC) đưa ra trong một cuộc phỏng vấn trên Tạp chí The Business Times.

Hợp tác thương mại kỹ thuật số Viên gạch góp phần xây dựng Hiệp định thương mại tự do EU - ASEAN
WHO kêu gọi hiệp định đại dịch trong năm 2024

Người đứng đầu Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 26/12 cho biết, thế giới cần chuẩn bị chu đáo cho các đại dịch trong tương lai, sau khi kết thúc 3 năm “khủng hoảng, đau đớn và mất mát” do COVID-19.

WHO kêu gọi hiệp định đại dịch trong năm 2024
Return to top