ClockThứ Ba, 19/01/2021 11:06

Không để mắc kẹt giữa tình và lý

TTH - Tại cuộc gặp mặt báo chí trên địa bàn nhân dịp Tết Tân Sửu, chủ đề chủ đạo giữa lãnh đạo TP. Huế và các nhà báo trao đổi là trật tự và nề nếp đô thị. Thực ra, sự chưa thật sự trật tự và nề nếp, đô thị nào cũng vấp phải chứ không riêng gì đô thị Huế.

Phạt nguội hàng ngàn phương tiện, người tham gia giao thôngGiải quyết “điểm nghẽn” giao thông khu vực chợ An CựuĐể “đường thông, hè thoáng”

Nhiều người cứ so sánh rằng, tại sao đô thị của nhiều nước nề nếp, sạch sẽ, văn minh, trật tự… còn đô thị mình thì không? Đúng là vậy, nhưng đôi khi chúng ta quên mất một điều – điều kiện kinh tế, xã hội, thậm chí là trình độ văn hóa của họ khác ta. Chỉ nói đơn giản một điều này thôi: nhiều nước không có hoặc rất ít “kinh tế vỉa hè”. Còn ở ta một lượng lao động tự do ở các đô thị quá lớn và không ít trong số ấy lấy kinh tế vỉa hè làm kế mưu sinh chính. Tại cuộc họp nói trên, tân Bí thư Thành ủy Huế Phan Thiên Định nói rằng: “Có khi sau gánh hàng rong là cả đời sống của gia đình họ”. Cho nên ông nói một cách văn chương: “Cán bộ mà không có cảm xúc thì không làm được”. Hiểu theo một nghĩa nào đó là vừa thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý đô thị, nhưng cũng vừa thông cảm với điều kiện đời sống của dân.

Người viết bài này xin nêu lên vài suy nghĩ của mình về chuyện quản lý đô thị. Xin lấy chợ Trường An làm ví dụ.

Trước đây, nhiều tuyến đường vào chợ, các hàng bạ hai bên đường rất nhiều. Có những lúc, người mua người bán tràn ra chiếm hết lòng đường. Nhưng nay, nhờ đội quản lý trật tự của phường thường xuyên có mặt – vừa nhắc nhở, vừa kiên quyết thu hồi hàng hóa những người bị nhắc nhở nhiều lần nên trật tự ở chợ Trường An được cải thiện rất nhiều. Có hôm tôi đi chợ, ghé “hàng bạ” bán tôm cá. Khu vực này còn mấy lô đất chưa xây cất nên họ tụ tập chung quanh đó buôn bán. Thấy ở trong còn rất rộng nhưng người nào cũng cố nhoi ra mặt đường. Khi thấy bóng dáng xe của đội trật tự đô thị phường, họ vội vã đưa những rổ hàng hóa vào bên trong. Tôi hỏi vài người: Sao ở trong còn chỗ để hàng, có thể bán được, người mua chỉ cần ghé đến vỉa hè là mua được, sao cứ “chồm” ra ngoài đường làm gì để cho đội trật tự nhắc nhở, thậm chí bị tịch thu hàng hóa? Họ trả lời, đại ý: Vì người bên cạnh “chồm” ra, mình thụt vào trong là không bán hàng được. Và một điều nữa, có nhiều khách đi xe gắn máy, cứ ngồi trên xe rồi mua hàng cho tiện, cho nên người bán phải “phục vụ nhu cầu” này.

Qua quan sát nhiều ngày ở chợ Trường An, tôi thấy để làm tốt trật tự đô thị, có mấy điều rút ra như sau: Đội trật tự đô thị phải thường xuyên có mặt. Nếu không có mặt thường xuyên thì cần kiểm tra đột xuất. Đơn giản một điều, muốn quản lý là phải kiểm tra giám sát. Kiểm tra đột xuất có cái hay là để biết ý thức tự giác của người dân – người nào có ý thức tốt và người nào thiếu có ý thức.

Gọi là hàng bạ nhưng thực ra chỗ nào cũng đều “có chủ”. Hàng này hàng kia đã bán ở chỗ ấy lâu năm thì khó có ai “xâm phạm" được. Nghĩa là những người buôn bán rất ít biến động. Thế thì, nếu họ muốn bán (vì chúng ta không thể dẹp triệt để được, còn vì mưu sinh của họ nữa) nên chính quyền buộc họ phải cam kết (bằng giấy cam kết hẳn hoi). Ví dụ như ai vi phạm lần một lần hai thì nhắc nhở. Vi phạm lần ba thì lập biên bản, ký cam kết không tái phạm. Và lần thứ mấy ấy thì tịch thu, không cho buôn bán nữa. Thế là thấu tình đạt lý. Vì trong điều kiện hiện tại, chính quyền ở mức độ nào đó cũng tạo điều kiện cho người dân và ngược lại, người dân cũng phải biết trách nhiệm và nghĩa vụ của mình - góp phần làm cho thành phố này trật tự hơn. Và thậm chí là cam kết tập thể, kiểu như các đội xích lô phục vụ du lịch trước đây.

Thực ra nếu chính quyền làm như vậy đã vô hình trung công nhận tính hợp pháp của hàng bạ. Thế thì phải nghiên cứu để ban hành quy định. Cũng xin được nhắc lại: Trong điều kiện kinh tế - xã hội của chúng ta, mức sống của người dân hiện tại thì chúng ta rất khó giải quyết triệt để “kinh tế vỉa hè”, nên cần phải có cách thức quản lý phù hợp.

Làm được như thế, tôi tin rằng người dân sẽ không dám vi phạm. Bởi vì buôn bán là kế mưu sinh, là tạo ra “nồi cơm” – ít ai dám bỏ cái “nồi cơm “ của mình.

Nói như ông Phan Thiên Định có cái lý: “Làm vì dân mà không có cảm xúc thì rất khó”. Thế thì phải chọn những người có những tố chất (kể cả ngoại hình, cách ăn cách nói, cách thuyết phục…) thuyết phục tốt nhất, để chúng ta không bị “mắc kẹt” giữa tình và lý. Đây cũng chính là công tác dân vận vậy.

LÊ PHƯƠNG

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Điểm nhấn đô thị

Có thể thấy, diện mạo Hương Thủy đang thay đổi từng ngày. Tuy chưa phải là tất cả, nhưng những sự đầu tư để chỉnh trang, tạo mỹ quan đô thị đã giúp Hương Thủy tạo ấn tượng tốt hơn trong mắt người dân và du khách.

Điểm nhấn đô thị
Tăng cường giám sát, quản lý trật tự đô thị

Chiều 5/11, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Hải Minh chủ trì cuộc họp với các sở, ngành, đơn vị liên quan về giải pháp giám sát, quản lý trật tự đô thị, an toàn giao thông và vệ sinh môi trường trên địa bàn tỉnh.

Tăng cường giám sát, quản lý trật tự đô thị
Bước đệm cho thành phố trực thuộc Trung ương

Với mục tiêu từng bước hoàn thiện hạ tầng, tạo bước đệm cho thành phố trực thuộc Trung ương, TP. Huế đã và đang triển khai nhiều dự án (DA) quy mô lớn, đồng thời đẩy nhanh tiến độ các công trình kịp hoàn thành đưa vào sử dụng trong năm 2025.

Bước đệm cho thành phố trực thuộc Trung ương
Lập lại trật tự đô thị

Là đô thị trung tâm, lưu lượng người và các phương tiện tham gia giao thông đông, đặc biệt là 3 tháng cuối năm 2024 nên TP. Huế triển khai nhiều giải pháp nhằm đảm bảo trật tự đô thị, an toàn giao thông (TTĐT - ATGT) trên địa bàn.

Lập lại trật tự đô thị
Return to top