ClockChủ Nhật, 13/09/2020 14:20

Khu cách ly phòng chống dịch COVID-19: Tình thương và trách nhiệm

TTH.VN - Hành trình trên chuyến xe đi về quê, tôi thật sự có những suy nghĩ miên man, không biết ở trong khu cách ly như thế nào? Có an toàn hay không? Ăn uống, nghỉ ngơi ra sao? Mọi nhu cầu sinh hoạt hằng ngày thế nào?...

“Dự báo” những vị trí việc làm trong tương lai hậu COVID-19

Mọi người chụp ảnh kỷ niệm những ngày ở khu cách ly

Chị Hoàng Thị Huyền Trang quê ở thôn Khuôn Phò Đông, xã Quảng Phước (Quảng Điền) đã xúc động khi được chăm sóc tốt trong thời gian ở khu cách ly phòng chống dịch COVID-19. Chị Trang tâm sự: Tôi công tác và làm việc tại thành phố Đà Nẵng (vùng dịch COVID-19) có nhu cầu về địa phương. Sau khi đăng ký thành công và được phê duyệt cho phép rời khỏi vùng dịch, ngày 21/8, chúng tôi được chuyến xe của huyện Quảng Điền đón từ trạm trung chuyển Phú Lộc, đưa về khu cách ly tập trung T1- QD huyện Quảng Điền.

Hành trình trên chuyến xe đi về quê, tôi thật sự có những suy nghĩ miên man, không biết ở trong khu cách ly như thế nào? Có an toàn hay không? Ăn uống, nghỉ ngơi ra sao? Mọi nhu cầu sinh hoạt hằng ngày thế nào?...

Mọi suy nghĩ, hoang mang gần như tan biến cho tới khi chuyến xe dừng chân tại khu cách ly. Phía ngoài các cán bộ, y bác sĩ đã chuẩn bị kỹ bàn ghế, thuốc sát khuẩn, dụng cụ y tế... chờ sẵn phục vụ chúng tôi. Các cán bộ yêu cầu mọi người ngồi yên trên xe để phun thuốc khử khuẩn, sau đó đưa tất cả hành lý lên bàn và phun khử khuẩn hành lý một lần nữa.

Xuống xe, chúng tôi được mời vào các hàng ghế đã chuẩn bị sẵn, mỗi người ngồi cách xa nhau 2m. Tại đây các cán bộ hướng dẫn, dặn dò đọc nội quy, đo thân nhiệt và thăm hỏi từng người, hướng dẫn chúng tôi ký giấy cam kết chấp hành nội quy của khu cách ly. Sau khi hoàn thành các bước trên, các cán bộ đưa chúng tôi đi nhận phòng để nghỉ ngơi (chuyến xe của chúng tôi về gồm 9 nữ và được bố trí ở chung một phòng lớn, mỗi người mỗi giường riêng).

Những ngày cách ly của chúng tôi bắt đầu. Ngay từ ngày đầu tiên, những suy nghĩ và lo lắng của tôi trái ngược khi còn ngồi trên xe về khu cách lý. Chúng tôi được các cán bộ quan tâm chu đáo, thân tình. Khu cách ly yên tĩnh, thoáng mát, an toàn. Từ sân chơi, nhà vệ sinh đến nơi ở đều được quét dọn, khử trùng sạch sẽ, phòng ở khép kín rộng rãi, đồ dùng cho sinh hoạt hàng ngày của từng cá nhân được các cán bộ cấp phát đầy đủ... Có được cơ sở khang trang, sạch sẽ như thế này cho người cách ly, tôi chắc rằng phải chuẩn bị kỹ, vất vả từ nhiều ngày trước.

Chị Trang và những người cùng cảnh chụp ảnh gửi gắm tình yêu thương đến các chiến sỹ, cán bộ trong những ngày cách ly

Những ngày trôi qua ở khu cách ly, mọi sinh hoạt hàng ngày và chăm sóc y tế của chúng tôi đều được cán bộ phục vụ tận tình. Ngoài việc kiểm tra thân nhiệt, quét dọn, phun thuốc diệt khuẩn hàng ngày, từ cơm ăn nước uống, đến túi đựng rác thải, nhu yếu phẩm người thân gửi vào, các cán bộ đều hỗ trợ mang đến tận phòng.

Biết chúng tôi là đối tượng có nguy cơ nhiễm bệnh cao, nhưng các cán bộ, chiến sỹ không vì thế mà e ngại; ngược lại còn gần gũi, hướng dẫn cách phòng dịch, nhắc nhở thực hiện nội quy, hỏi thăm sức khỏe, động viên và tỏ ra thông cảm với hoàn cảnh đặc biệt của chúng tôi.

Có được sự an toàn và trật tự trong khu cách ly, tôi thật sự khâm phục, cảm ơn các chiến sỹ công an canh gác ngày đêm. Cứ mỗi tối, các anh đi quanh hết lầu này đến lầu khác của khu cách ly để kiểm tra từng phòng, thường xuyên, nhắc nhở chúng tôi tuân thủ mệnh lệnh và nghiêm khắc trong khu cách ly.

Phòng chúng tôi có em bé, lo lắng cháu quấy khóc, không ăn cơm, các đồng chí, cán bộ đã gọi điện thoại thăm hỏi mẹ của bé để hỗ trợ mua thêm cháo đủ chất dinh dưỡng, đảm bảo sức khỏe. Khi chúng tôi thiếu quạt mát, nước uống… liền được hỗ trợ kịp thời...

Tôi rất cảm động khi nghe các chiến sỹ công an tâm sự, từ ngày đón tiếp người dân về cách ly hết đợt này đến đợt khác rất nhớ con, nhớ vợ, nhớ gia đình. Nhưng muốn về thì cũng phải cách ly rồi mới được về và hơn hết là ở đây mọi người cần sự hỗ trợ của các chiến sỹ. Hơn mấy tháng qua, gần như các anh túc trực ở đây, không được về thăm gia đình.

Tận tai nghe, mắt thấy những nhọc nhằn, vất vả mà các chiến sỹ, cán bộ trải qua, chị Trang cảm thấy thấm thía được nỗ lực của các chiến sỹ không những làm việc theo mệnh lệnh, ý chí mà còn làm bằng cả trái tim, đầy tình người. Điều này tạo cảm giác an toàn, an tâm cho chị và những người được cách ly tại đây, khiến chị không cảm thấy bị kỳ thị, hoàn toàn yên tâm vào chính sách của Đảng và Nhà nước cũng như việc thực hiện quy định của các cấp, ban ngành trong phòng chống dịch COVID-19.

“Những ngày ở khu cách ly là những ngày trải nghiệm tuyệt vời, ý nghĩa đối với bản thân tôi về sự đoàn kết và sống có trách nhiệm. Sự thân thiện và tinh thần thái độ phục vụ đầy trách nhiệm của các cán bộ, chiến sỹ khiến chúng tôi rất cảm mến và biết ơn”, chị Trang bày tỏ.

Bài, ảnh: Triều - Huy

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hành trình trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

Với sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân, Huế đã trở thành thành phố trực thuộc Trung ương sau hành trình gần 30 năm; trong đó 5 năm quyết liệt triển khai Nghị quyết (NQ) số 54 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường và thông minh.

Hành trình trở thành thành phố trực thuộc Trung ương
Mì lát khô Kim Đôi

Làng Kim Đôi, xã Quảng Thành, huyện Quảng Điền được biết đến “địa chỉ” làm mì lát khô rộn ràng trong những dịp nông nhàn. Gần đây, với cơ chế, chính sách hỗ trợ của các ban, ngành chức năng, địa phương, người dân Kim Đôi đầu tư thêm thiết bị máy móc, mở rộng sản xuất với năng suất, chất lượng, đưa sản phẩm vươn ra thị trường xa, tạo điều kiện cho hàng trăm lao động địa phương có thu nhập ổn định… Đặc biệt mới đây, sản phẩm mì lát khô ở Kim Đôi được bình chọn sản phẩm nông thôn tiêu biểu của tỉnh nhà.

Mì lát khô Kim Đôi
Cầu mây & hành trình phía trước

Hiện tại, không phải cầu chinh, không phải Jujitsu và càng không phải bắn cung, mà cầu mây mới là bộ môn non trẻ nhất của thể thao Huế.

Cầu mây  hành trình phía trước
Già làng, người có uy tín - Cầu nối cho hành trình giảm nghèo

Huyện miền núi A Lưới đã vinh dự khi được công nhận thoát khỏi danh sách 74 huyện nghèo của cả nước. Đây là kết quả của sự nỗ lực bền bỉ từ chính quyền và cộng đồng, đặc biệt có vai trò của các già làng, người có uy tín (NCUT). Với tâm huyết và sự hiểu biết sâu sắc về phong tục, tập quán, họ đã trở thành cầu nối, giúp bà con dân tộc thiểu số (DTTS) vượt qua khó khăn và phát triển kinh tế bền vững.

Già làng, người có uy tín - Cầu nối cho hành trình giảm nghèo
Return to top