ClockThứ Bảy, 28/05/2022 06:45

Kinh tế hỗ trợ cho thể thao

TTH - Những cái tít kiểu như thế này tràn ngập trên các báo: Đoàn thể thao Việt Nam giành được 446 huy chương tại kỳ SEA Games 31, một kỷ lục của các kỳ SEA Games. Thành tích này đã làm nức lòng mọi người dân Việt...

Nhìn lại hành trình 17 ngày đáng nhớ của SEA Games 31 tại Việt Nam

Khi Nhà nước có nguồn lực thì sẽ đầu tư cho các chương trình phát triển, trong đó có thể thao. Ảnh: HỮU PHÚC

Thừa Thiên Huế cũng tự hào đã đóng góp các vận động viên giành được huy chương vàng. Chẳng những thế mà có phần “đặc biệt”. Một cầu thủ bóng đá góp mặt vào đội tuyển bóng đá Việt Nam là người Tà Ôi ở A Lưới – Hồ Thanh Minh. Hai chị em cùng một gia đình là Nguyễn Thị Mỹ Hạnh và Nguyễn Thị Mỹ Trang ở thị trấn Sịa, huyện Quảng Điền giành 2 huy chương vàng môn vật tự do nữ.

Dưới góc nhìn kinh tế, thành tích của thể thao, đặc biệt là thể thao đỉnh cao bao giờ cũng phản ánh sự phát triển kinh tế của một đất nước. Những thành tích của thể thao Việt Nam đã đi cùng với sự phát triển kinh tế của nước nhà. Điều này cũng không có gì lạ. Có cái gốc kinh tế mạnh mới đảm bảo cho sự đào tạo những tài năng từ gốc - tức là từ nhỏ đi lên.

Tuy nhiên, không phải cứ có kinh tế là có thể thao đỉnh cao mà nó còn hội tụ nhiều yếu tố nữa. Chẳng hạn như tài năng, sự chuyên nghiệp và giỏi giang của các “ông thầy” huấn luyện… Nhưng có vẻ như kinh tế bao giờ cũng mang yếu tố quyết định. Không có tiền làm sao nuôi nổi một đội bóng với chi phí rất lớn? Không có tiền lấy gì đào tạo cầu thủ và các vận động viên từ thế hệ nhỏ…?

Nền kinh tế Việt Nam ngày càng ổn định và phát triển. Tuy có nhiều yếu tố chưa vững chắc, nhưng nền kinh tế nào cũng vậy – vừa phát triển vừa điều chỉnh hướng đi, vừa tái cơ cấu lại. Nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc rất lớn vào dòng vốn đầu tư nước ngoài. Đó cũng là lẽ đương nhiên khi chúng ta thiếu vốn và khát vốn. Cái được của đầu tư nước ngoài là góp phần giải quyết công ăn việc làm, tăng trưởng GDP, tăng giá trị xuất khẩu… Ở Thừa Thiên Huế, nền kinh tế thể hiện rất rõ điều này.

Khi Nhà nước có nguồn lực thì sẽ đầu tư cho các chương trình phát triển, trong đó có thể thao

Trở lại vấn đề thể thao, qua SEA Games 31, ai cũng thừa nhận rằng nền thể thao nước nhà có bước phát triển vượt bậc. Thành tích này chắc chắn là có sự hỗ trợ rất lớn từ sự phát triển kinh tế. GDP của Việt Nam có thời kỳ xoay quanh mức 7 -7,5%; nay thì có thấp hơn nhưng cũng trên dưới 6%. 6% của kinh tế năm sau sẽ làm miếng bánh GDP lớn hơn, từ đó dẫn đến GDP đầu người cũng tăng theo. Nhà nước sẽ có nguồn kinh tế dồi dào hơn để tài trợ cho các chương trình phát triển, trong đó có thể thao. Bên cạnh nguồn tài trợ của Nhà nước, thể thao còn nhận được một nguồn tài trợ không hề nhỏ từ các doanh nghiệp. Mà bất cứ nguồn lực nào - Nhà nước hay tư nhân thì cũng đều là nguồn lực kinh tế của một quốc gia.

Có một điều đáng chú ý nữa là, khi nguồn tài trợ dồi dào, nền thể thao của chúng ta đã nâng cao tính chuyên nghiệp. Cả huấn luyện viên, cả vận động viên. Ví dụ như bóng đá, trước đây thì ì xèo không ít vụ việc. Giờ thì cả huấn luyện viên và cầu thủ đều phấn đấu hết mình vì mục tiêu thành tích. Có thành tích là có vinh quang và có cả tiền. Nói cái gốc kinh tế hỗ trợ mạnh mẽ cho thể thao, đặc biệt là thể thao đỉnh cao là vậy.

Ở Huế hiện nay có một trào lưu chạy bộ rất hay - chạy kiếm tiền (chạy trên nền tảng công nghệ hay còn gọi là chạy ảo). Có thể hình dung như thế này: người chơi sẽ mua trên một nền tảng nào một chiếc giày, chẳng hạn. Mỗi ngày, vào những thời điểm nào đó nền tảng này sẽ cấp cho người chơi các thanh năng lượng để chạy bộ. Khi chạy, tùy theo mức độ người chạy (nhanh hay chậm) sẽ được nền tảng này trả tiền nhiều hay ít. Từ đồng tiền ảo, thông qua các sàn giao dịch để quy đổi ra tiền thật.

Đến đây thì chúng ta thấy, từ kinh tế đã tạo ra một động lực rất lớn cho thể thao. Thể thao nước nhà cũng vậy.

Bài: NGUYÊN LÊ  - Ảnh: LĐ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024

Ghi nhận trong 10 tháng đầu năm 2024, thương mại của Trung Quốc đạt được với các nền kinh tế thành viên của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) chạm mốc cao kỷ lục, vượt 21 nghìn tỷ NDT (2,91 nghìn tỷ USD). Kết quả này đã nhấn mạnh sự hội nhập kinh tế sâu rộng và kết nối thương mại mạnh mẽ giữa các bên.

Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024
Khi người dân có “điểm tựa”

Từ sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, các tổ chức, đoàn thể và Ngân hàng Chính sách xã hội huyện, người dân Phú Vang đã nỗ lực vươn lên, chung sức cùng địa phương thực hiện tốt công tác giảm nghèo bền vững, phát triển kinh tế.

Khi người dân có “điểm tựa”

TIN MỚI

Return to top