ClockThứ Năm, 18/06/2015 21:21

Kỷ niệm 90 năm Ngày Báo chí Cách mạng và trao Giải Báo chí Thừa Thiên Huế lần thứ VIII

TTH.VN - Chiều 18/6, UBND tỉnh, Hội Nhà báo tỉnh long trọng tổ chức kỷ niệm 90 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2015) và trao giải Báo chí Thừa Thiên Huế lần thứ VIII, năm 2015.

Đến dự có các ông: Trần Thanh Bình, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ; Lê Trường Lưu, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Văn Cao, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh; các vị trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ Việt Nam tỉnh; các nhà báo lão thành cùng đông đảo đội ngũ nhà báo trên địa bàn.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Thanh Bình trao giải nhì (không có giải nhất) cho các tác giả đạt giải báo chí tỉnh 2015-Ảnh: Võ Nhân

Ôn lại truyền thống 90 năm hình thành và phát triển của Báo chí Cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh, Tổng Biên tập Báo Thừa Thiên Huế Nguyễn Thị Hồng Hạnh tự hào: Từ tờ báo Thanh Niên do Bác Hồ sáng lập ra số đầu tiên đến nay, cả nước có gần 1.500 ấn phẩm báo chí các loại. Ngày 21/6 đã trở thành một ngày kỷ niệm của tất cả những người làm báo cách mạng.

Ở Thừa Thiên Huế, sau ngày quê hương giải phóng, cả tỉnh chỉ có 01 tờ báo in của Đảng bộ và 01 đài phát thanh, với 20 nhà báo từ chiến khu trở về, nay toàn tỉnh có 8 cơ quan báo chí địa phương và Trung ương, 28 văn phòng đại diện, phóng viên thường trú, 252 hội viên. Trước những yêu cầu đổi mới, các cơ quan báo chí cần bám sát nhiệm vụ chính trị, thường xuyên xây dựng kế hoạch, đổi mới nội dung, đưa đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước để xây dựng Thừa Thiên Huế ngày càng phát triển bền vững.

Thay mặt lãnh đạo tỉnh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Cao chúc mừng các cơ quan báo chí, các nhà báo nhân Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam; đồng thời, nhấn mạnh: Trong những năm qua, Báo chí Thừa Thiên Huế đã có những bước trưởng thành toàn diện về mọi mặt, đội ngũ những người làm báo trong tỉnh đã phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng.

Các tác giả đạt giải nhì (không có giải nhất) giải báo chí tỉnh 2015-Ảnh: Võ Nhân

Các cơ quan thông tấn báo chí đã góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, tạo không khí chính trị sôi nổi, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước trong đời sống xã hội; góp phần đáng kể vào cuộc đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng, lãng phí và đấu tranh với những luận điệu xuyên tạc của các phần tử thù địch. Thời gian tới, đội ngũ những người làm báo sẽ có những tác phẩm hay, phản ánh đúng, đủ, kịp thời; qua đó giúp cho lãnh đạo tỉnh nắm bắt thông tin để có những quyết sách đúng đắn, kịp thời trong quản lý, chỉ đạo, điều hành; cùng đồng hành với Đảng bộ, chính quyền tỉnh nhà phát triển toàn diện về mọi mặt.

Dịp này, Hội Nhà báo tỉnh Thừa Thiên Huế trao kỷ niệm chương Vì sự nghiệp báo chí cho các ông: Phan Ngọc Thọ, Ủy viên TVTU, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Bùi Thanh Hà, Uỷ viên TVTU, Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy và 01 hội viên nhà báo tỉnh. Trao 09 Bằng khen của Hội Nhà báo Việt Nam. Trao giải Báo chí tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ VIII, năm 2015 gồm 19 giải cho các tác giả, nhóm tác giả; trong đó, 04 giải nhì (không có giải nhất), 04 giải ba và 11 giải khuyến khích.

Anh Phong
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4

Ngày 4/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4 năm 2024 để đánh giá về tình hình kinh tế - xã hội tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2024; tình hình phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công; tình hình triển khai 03 Chương trình mục tiêu quốc gia; đánh giá công tác chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và nhiều vấn đề quan trọng khác.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4
56 ngày đêm Chiến dịch Điện Biên Phủ:
Ngày 4/5/1954: Quân địch phản kích, định chiếm lại cứ điểm 311B nhưng thất bại

Trung đoàn 36, Đại đoàn 308 đã tiêu diệt gọn cứ điểm 311B ở phía tây Mường Thanh, tiến vào uy hiếp Sở Chỉ huy của địch vào ngày 3/5/1954. Đến đêm 4/5, quân địch phản kích, định chiếm lại cứ điểm 311B nhưng thất bại. Cũng trong ngày 4/5/1954, De Castries (Đờ Cát) triệu tập tất cả các sĩ quan để thảo luận cách thực hiện kế hoạch rút lui mang tên “Chim biển”.

Ngày 4 5 1954 Quân địch phản kích, định chiếm lại cứ điểm 311B nhưng thất bại
Return to top