ClockThứ Ba, 12/03/2019 06:30
CHÀO MỪNG ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM TP. HUẾ KHÓA X (NHIỆM KỲ 2019 - 2024)

Lắng nghe để giám sát & phản biện hiệu quả

TTH - Phát huy vai trò cầu nối giữa Đảng, chính quyền với Nhân dân, hướng mạnh về cơ sở, nhiệm kỳ 2014-2019, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam TP. Huế tích cực vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đô thị văn minh; tăng cường giám sát, phản biện xã hội…

Giải quyết rốt ráo phát sinh từ cơ sở

Chính quyền và các đoàn thể mặt trận phường Trường An ra quân tuyên truyền xây dựng nếp sống văn minh đô thị. Ảnh: TÂM HUỆ

Tự quản xây dựng đô thị sạch, đẹp

Ông Hoàng Viết Thắng, Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam TP. Huế cho biết, phong trào tự quản thực hiện nếp sống văn minh đô thị (NSVMĐT) ở các khu dân cư do Ban công tác Mặt trận các tổ dân phố vận động thực hiện khởi động từ tháng 6/2016 đã mang lại hiệu quả thiết thực, từng bước nâng cao nhận thức của người dân trong việc chung tay xây dựng NSVMĐT.

Điển hình tại phường Kim Long, 13 Ban công tác Mặt trận (CTMT) đều vận động bà con vệ sinh môi trường hưởng ứng chương trình “Dân vận khéo” với chủ đề “Chủ nhật xanh” vào ngày chủ nhật cuối tháng. Năm 2018, người dân Kim Long đã tháo dỡ hơn 5.000 biển quảng cáo, rao vặt sai quy định; thu gom rác thải với sự tham gia của hơn 900 lượt người. Tại phường Hương Sơ, Mặt trận cơ sở đã phối hợp với hệ thống chính trị địa phương thành lập các đoàn để kiểm tra, nhắc nhở người dân thực hiện NSVMĐT, nhất là việc vận động Nhân dân mua thùng để đốt vàng mã và không rải vàng mã khi đưa tang, không rải xuống ao, hồ, sông, hói...

Mặt trận thành phố và các tổ chức thành viên đã tích cực phối hợp tuyên truyền, vận động thực hiện chủ trương của Thành ủy về xây dựng trật tự đô thị gắn với cuộc vận động xây dựng đô thị văn minh do Mặt trận phát động. Sau hơn 3 năm triển khai, những nội dung về xây dựng đô thị văn minh đều được Mặt trận và các tổ chức thành viên thực hiện theo mô hình tự quản, lấy khu dân cư là chủ thể thực hiện đã trở thành phong trào quần chúng rộng khắp. Hoạt động tự quản về đô thị văn minh kết hợp chặt chẽ với phong trào thi đua "Dân vận khéo" tạo thành sức mạnh tổng hợp, từng bước nâng cao nhận thức, ý thức tự giác của người dân.

Tính đến hết 2018, các Ban CTMT đã đề xuất biểu dương 887 cá nhân tiêu biểu; gửi 1.897 lượt phản ánh, kiến nghị với 4.077 lượt trường hợp vi phạm đến các cấp chính quyền và được cập nhật trên website của UBND TP. Huế. Hướng tới Đại hội Mặt trận TP nhiệm kỳ 2019 - 2024, đã có 373 công việc tự quản được Ban công tác Mặt trận đăng ký. Qua tổng kết có 337 công việc được thực hiện hoàn thành; trong đó có 27 mô hình tốt của phong trào xây dựng đô thị văn minh.

Tăng cường giám sát, phản biện xã hội

Nhiệm kỳ 2019-2024, Mặt trận TP. Huế tăng cường củng cố và mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân tộc; đổi mới nội dung hoạt động và phương thức tập hợp, hướng mạnh về cơ sở... nhằm thực hiện tốt chức năng đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các tầng lớp Nhân dân; giám sát và phản biện xã hội, tham gia xây dựng Đảng, chính quyền. Trong đó, xây dựng Quỹ Vì người nghèo cấp phường mỗi năm tối thiểu đạt ít nhất 50 triệu đồng, chủ động giúp đỡ người nghèo tại địa phương và góp phần hỗ trợ cho vùng đặc biệt khó khăn, người nghèo khu vực Thượng Thành và những khu vực di dời, tái định cư khác...

à Hoàng Hải Yến, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam phường Vĩnh Ninh thông tin, từ năm 2017, để đẩy mạnh các hoạt động giám sát đầu tư cộng đồng (GSĐTCĐ) đối với các dự án triển khai trên địa bàn phường như: Dự án Cải thiện môi trường nước, Dự án xây dựng Trường mầm non Vĩnh Ninh… Mặt trận phường đã thành lập 3 Ban GSĐTCĐ. Qua quá trình giám sát đã phát hiện và gửi 9 văn bản đến các tổ chức có liên quan những kiến nghị, yêu cầu của người dân. Ngoài ra, Mặt trận phường tổ chức góp ý, phản biện đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND phường và một số dự thảo chương trình, kế hoạch của UBND thành phố. Nhiều ý kiến phản biện xã hội đã được tiếp thu, đánh giá cao.

Không chỉ riêng tại phường Vĩnh Ninh, Mặt trận cấp phường ở TP. Huế đã thành lập 286 Ban GSĐTCĐ và thực hiện giám sát 574 công trình, kiến nghị 149  trường hợp.

Đối với Mặt trận thành phố, 5 năm qua, đã nghiêm túc thực hiện chức năng tham gia xây dựng Đảng, chính quyền. Thực hiện chế độ góp ý định kỳ, thường xuyên cho tổ chức và cá nhân. Hằng năm, giúp Thành ủy chỉ đạo nội dung, đối tượng cụ thể để thực hiện tốt quy định của Đảng về hoạt động giám sát.

Ngoài ra, Mặt trận thành phố còn chủ trì tổ chức các cuộc tiếp xúc cử tri. Lắng nghe, phản ánh các kiến nghị của người dân đến với chính quyền các cấp. Nhiều ý kiến tâm huyết đúng đắn, hợp lý của nhân sĩ, trí thức, tôn giáo tập trung phần lớn ở các vấn đề đô thị... đã được phản ánh. Thông qua kênh của Mặt trận thành phố, Ban Thường trực Mặt trận đã kiến nghị và giám sát kết quả kiến nghị 221 trường hợp khiếu nại, tố cáo.

Minh Nguyên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cần tháo gỡ các nút thắt về vốn cho hoạt động tín dụng chính sách

Ngày 25/10, Đoàn công tác của Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Việt Nam do ông Ngô Văn Cương, thành viên HĐQT NHCSXH Việt Nam làm Trưởng đoàn đã có buổi kiểm tra, giám sát đối với hoạt động tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh.

Cần tháo gỡ các nút thắt về vốn cho hoạt động tín dụng chính sách
Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh từ việc lắng nghe

Ngoài các kênh hỗ trợ tại cơ quan thuế; tuyên truyền, tư vấn thông qua các trang fanpage, qua mạng xã hội…, việc tổ chức các buổi đối thoại trực tiếp với người nộp thuế để lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của họ đã phần nào tháo gỡ được các vướng mắc trong quá trình tiếp cận các chính sách thuế mới.

Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh từ việc lắng nghe
Triển khai giải pháp để thực hiện hiệu quả Đề án 07

Chiều 17/10, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức sơ kết 3 năm thực hiện Đề án 07-ĐA/TU, ngày 1/9/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát (KTGS), thi hành kỷ luật Đảng trong Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021 – 2026 (Đề án 07).

Triển khai giải pháp để thực hiện hiệu quả Đề án 07
Ứng dụng công nghệ, hiệu quả nhân đôi

Công nghệ hiện đại đã trở thành yếu tố cốt lõi giúp nhiều doanh nghiệp (DN) trên địa bàn tỉnh nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng năng suất, giảm chi phí nhân công và đảm bảo chất lượng sản phẩm.

Ứng dụng công nghệ, hiệu quả nhân đôi
Return to top