ClockThứ Ba, 14/05/2024 12:59

Mồ hôi người lính “thắp” nụ cười người dân

TTH - Thực hiện hiệu quả và thiết thực mô hình “Ngày về thôn bản”, Đồn Biên phòng cửa khẩu (BPCK) A Đớt chung tay giúp người dân biên giới phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng tình quân dân ngày càng vững chắc.

Thắm tình quân - dân biên giới

 Xuyên trưa giúp dân thu hoạch lúa

Trong cái nắng nóng hầm hập, trên những nương lúa chín vàng dưới chân dãy núi, người dân các bản làng biên giới huyện A Lưới vẫn miệt mài thu hoạch. Bà con hiểu rõ vào mùa này thường có giông lốc, sấm sét, mưa lớn. Nếu không nhanh tay, nguy cơ lúa bị đổ, ngã, mùa màng thiệt hại. Lo nỗi lo của dân, Đảng ủy, Ban Chỉ huy Đồn BPCK A Đớt cử cán bộ, chiến sĩ đơn vị thu hoạch lúa giúp hộ ông Hồ Văn Tim (sinh năm 1940, ở thôn Liên Hiệp, xã Lâm Đớt; vợ chồng ông Tim không có con cái); hộ bà Hồ Thị Ly (là hộ nghèo, gia đình thiếu sức lao động).

Từ mờ sáng, cán bộ, chiến sĩ đơn vị đã gánh máy (tuốt lúa), nối bước chân nhau qua những bờ ruộng. Các anh chia thành nhiều tốp vừa gặt, vừa tuốt lúa. Nắng mỗi lúc càng gay gắt khiến mồ hôi ướt đẫm áo quân phục, nhưng cán bộ, chiến sĩ vẫn “xuyên trưa” trên đồng ruộng. Bởi sau khi thu hoạch gần 6 sào lúa cho hai hộ, biết một số hộ già cả neo đơn khác cũng đang cần, nên những người lính sẵn sàng tiếp sức. Có phải mùi thơm lúa mới, mùi thơm rơm rạ, mùi mồ hôi nhỏ xuống trên những cánh ruộng mới gặt xong, hay bởi nụ cười chân chất mà bà con và những người lính trao nhau, khiến niềm vui ngày mùa bên chân núi sao mộc mạc, yên lành đến thế. Cũng là niềm vui của tình quân dân trên dải đất biên cương ngày thêm gắn bó.

Trung tá Lê Văn Tiến, Đồn trưởng Đồn BPCK A Đớt chia sẻ: Thực hiện thiết thực và có hiệu quả mô hình “Ngày về thôn bản” là một trong những nhiệm vụ quan trọng mà tập thể đơn vị luôn nỗ lực hoàn thành, để cùng bà con nhân dân phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Đồng thời, xây dựng tình quân dân ngày càng vững chắc. Chủ trương của Đảng ủy, Ban Chỉ huy đơn vị là, bằng nhiều hình thức và tùy theo điều kiện thực tế của đời sống của bà con và địa bàn, để có “Ngày về thôn bản” phù hợp nhất. Đó là có thể giúp hộ dân cải tạo vườn tạp; giúp thôn, bản đổ bê tông, làm đường; sửa lại đường dây điện; giúp cắt tóc miễn phí cho người dân, học sinh bằng chương trình “tay kéo biên phòng”… “Hai tuần 1 lần, đơn vị thực hiện mô hình “Ngày về thôn bản” với nhiều hình thức, nội dung phong phú đa dạng. Thôn cần gì, bản cần gì, người dân cần gì, chúng tôi sẵn sàng giúp” - Trung tá Lê Văn Tiến nói.

Mới đây, “tay kéo biên phòng” của đơn vị đã cắt tóc miễn phí cho gần 30 học sinh Trường THCS-THPT Trường Sơn có hoàn cảnh khó khăn. “Nhìn gương mặt và những nụ cười của tuổi thơ khi các cháu nói: Ban đầu cứ nghĩ sẽ không được đẹp bằng thợ cắt tóc, nhưng sau đó lại rất “tín nhiệm” các chú bộ đội biên phòng, chúng tôi vui lắm” - Thượng úy Nguyễn Quốc Bảo Chiến, Đội trưởng Đội vận động quần chúng bộc bạch.

Với tình cảm và trách nhiệm của người lính biên phòng dành cho những bản làng biên giới, cán bộ, chiến sĩ Đồn BPCK A Đớt giúp người dân thôn A Tin, xã Lâm Đớt công trình dân sinh gồm nhà vệ sinh công cộng và hệ thống nước sạch, sử dụng nước tự nhiên trên suối, qua bể lọc. Kinh phí do cán bộ, chiến sĩ đóng góp, đồng thời bỏ hơn 100 công xây dựng. Mồ hôi của cán bộ, chiến sĩ nhỏ xuống, để nụ cười của đồng bào các dân tộc thiểu số trên dải đất biên giới còn nhiều khó khăn, xóa bớt nỗi nhọc nhằn. Sân bóng chuyền trị giá gần 40 triệu đồng, cạnh công trình dân sinh, do đơn vị tặng người dân, đã và đang phát huy công năng, tác dụng. Đây là nơi người dân đến thể dục, thể thao, vui chơi chuyện trò, sau một ngày làm việc.

Hôm theo chân Đại úy Võ Xuân Minh, Chính trị viên phó Đồn BPCK A Đớt và Thượng úy Nguyễn Quốc Bảo Chiến về với những hộ dân trong những bản làng trên địa bàn đơn vị quản lý, bà con đã dành tặng những người lính quân hàm xanh những nụ cười nồng hậu và cái bắt tay thật chặt.   

Bài, ảnh: Quỳnh Anh - Hà Lê
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nơi tôi luyện bao người lính kiên cường

Cùng dầm mưa dãi nắng, “uống gió nằm sương” với chiến sĩ mới trên thao trường, cán bộ Tiểu đoàn Huấn luyện – Cơ động, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh đã huấn luyện bao thế hệ người lính biên phòng can trường trên mọi nẻo đường biên giới.

Nơi tôi luyện bao người lính kiên cường
Xứng danh người lính Cụ Hồ

Trải qua muôn vàn gian khổ trong thời chiến, mang phẩm chất cao quý của người lính Cụ Hồ, bệnh binh Trần Bá Lưu trú tại phường Trường An, TP. Huế được tuyên dương trong phong trào sản xuất, kinh doanh giỏi với mô hình nuôi ong lấy mật và là người cán bộ mẫu mực luôn được người dân quý mến, tin tưởng.

Xứng danh người lính Cụ Hồ
Mối tình sắt son nơi đầu sóng

Bên chân sóng, trước hải trình đến quần đảo Trường Sa, tôi đã “gặp” một cuộc chia tay của đôi tình nhân đặc biệt. Họ là vợ chồng, cũng là đồng chí đồng đội, “xếp lại” tình riêng vì tình cảm lớn lao hơn…

Mối tình sắt son nơi đầu sóng
Dấu ấn người lính nơi biên cương - Kỳ 2: “Ươm mầm” ở miền biên

Nâng cao chất lượng giáo dục ở vùng sâu, vùng xa, khu vực biên giới, tạo nguồn nhân lực, tri thức trong tương lai cho địa phương; “ươm mầm” và bồi đắp tâm huyết, tình cảm, kiến thức, để con em đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), thế hệ trẻ nơi đây trở thành đội ngũ cán bộ tiếp nối, xây dựng biên giới hòa bình, ổn định, hữu nghị, hợp tác và phát triển, là một trong những nhiệm vụ quan trọng mà bộ đội biên phòng (BĐBP) tỉnh tập trung đẩy mạnh, bước đầu “đơm hoa kết trái”.

Dấu ấn người lính nơi biên cương - Kỳ 2 “Ươm mầm” ở miền biên
Dấu ấn người lính nơi biên cương - Kỳ 1: Biên giới vững, nhà nhà chắc

A Lưới gắn với hình ảnh thành trì biên cương vững chãi và bình yên. Nơi dải đất tiền tiêu của Tổ quốc, Bộ đội Biên phòng ngày đêm cầm chắc tay súng, đồng thời sát cánh cùng người dân địa phương khiến đất “trở mình” phát triển và “ươm mầm” thế hệ tương lai.

Dấu ấn người lính nơi biên cương - Kỳ 1 Biên giới vững, nhà nhà chắc

TIN MỚI

Return to top