ClockThứ Ba, 16/07/2024 12:12

Xứng danh người lính Cụ Hồ

TTH - Trải qua muôn vàn gian khổ trong thời chiến, mang phẩm chất cao quý của người lính Cụ Hồ, bệnh binh Trần Bá Lưu trú tại phường Trường An, TP. Huế được tuyên dương trong phong trào sản xuất, kinh doanh giỏi với mô hình nuôi ong lấy mật và là người cán bộ mẫu mực luôn được người dân quý mến, tin tưởng.

Nghĩa tình quân - dânNhững tấm gương quả cảm của người lính Cụ HồBộ đội Cụ Hồ và mệnh lệnh vì dân

Ông Trần Bá Lưu bên mô hình nuôi ong lấy mật 

Thời kỳ kháng chiến, ông Trần Bá Lưu tham gia bảo vệ Khu ủy Khu 5, giải phóng miền Nam, tham gia quân tình nguyện Việt Nam tại Lào (1973 - 1989). Sau khi rời quân ngũ, ông tiếp tục tham gia các hoạt động tại địa phương và tích cực trong việc tuyên truyền, vận động người dân xây dựng nếp sống văn minh đô thị. Với bản lĩnh người lính Cụ Hồ và luôn được người dân tin tưởng, quý mến, năm 2000 ông được giới thiệu tham gia vào HĐND phường Trường An, được tín nhiệm giữ chức vụ Bí thư Chi bộ Tổ dân phố (TDP) 15 (cũ), nay là TDP 7 ba nhiệm kỳ, đồng thời kiêm Phó ban bảo vệ TDP hơn 20 năm, cùng với nhiều hoạt động của các cấp hội, đoàn thể khác.

Ông Lưu chia sẻ: “Thời gian làm bí thư TDP gặp rất nhiều khó khăn do TDP mới tách ra nên hạ tầng chưa đồng bộ, hệ thống thoát nước xuống cấp, điện đường chưa có nên việc đi lại của người dân gặp nhiều khó khăn. Sau mỗi trận mưa, nước ngập lênh láng nên các tuyến đường luôn trong tình trạng ngập úng, nhếch nhác. Trước thực trạng đó, tôi đã đứng ra kêu gọi, vận động người dân đóng góp để xây dựng hệ thống thoát nước với kinh phí gần 30 triệu đồng ở đường Đào Tấn, trong đó ngân sách phường hỗ trợ 10 triệu, số còn lại do người dân chung tay đóng góp. Hệ thống điện chiếu sáng các đường kiệt cũng thiếu do không có mặt bằng để lắp đặt trụ điện. Trăn trở trước bài toán điện đường, tôi đã đi từng ngõ, gõ từng nhà để vận động người dân trong việc tạo quỹ đất dựng hệ thống cột điện để lắp đặt điện chiếu sáng các tuyến đường kiệt, nhờ vậy sau năm 2000, một số tuyến đường ở khu vực TDP 15 đã có điện đường, người dân rất phấn khởi”. 

Ngoài việc tích cực tham gia các hoạt động ở phường, ở TDP và là người chồng, người cha mẫu mực cho con cháu noi gương, ông Lưu còn được tuyên dương trong phong trào sản xuất, kinh doanh giỏi với mô hình nuôi ong lấy mật. Dù mang trong mình những vết thương chiến tranh (bệnh binh 71%), song với niềm đam mê nuôi ong từ nhỏ, năm 1997 ông bắt đầu xây dựng mô hình nuôi ong lấy mật tại xã Phú Sơn, TX. Hương Thủy. Lúc này, thị trường mật tiêu thụ tốt do người nuôi chưa nhiều nên ông nuôi số lượng lớn, từ 150 - 200 đàn, mỗi năm cho thu hoạch vài ngàn lít mật. Dần dần, số lượng người nuôi nhiều, năm 2021 ông chuyển địa điểm nuôi về phường An Tây để tiện việc đi lại và giảm dần còn 40 đàn. Hiện, mỗi vụ thu hoạch khoảng 400 lít mật, doanh thu mỗi năm trên 120 triệu đồng.

Với kinh nghiệm hơn 40 năm gắn bó với nghề nuôi ong, ngoài việc phát triển nghề, ông Lưu thường xuyên tham gia các khóa tập huấn, truyền đạt và chia sẻ kinh nghiệm, hướng dẫn kỹ thuật cho các hội viên hội cựu chiến binh cũng như người dân địa phương để khuyến khích họ tham gia phát triển nghề nuôi ong nhằm tăng thêm thu nhập. "Từ việc truyền nghề, truyền đam mê, cung cấp ong giống và phát triển kinh tế hộ gia đình, đến nay hàng chục hộ dân nuôi ong trên địa bàn đã xây dựng thành công mô hình nuôi ong lấy mật cho hiệu quả kinh tế cao, có kinh phí để nuôi con ăn học thành tài. Đây chính là thành công lớn nhất trong nghề và cũng là niềm vui tuổi già khi được đeo đuổi đam mê, gắn bó với nghề do cha ông truyền dạy, đồng thời quên đi những vết thương thời chiến để tiếp tục sống vui, sống khỏe và giúp ích cho đời”, ông Lưu chia sẻ.

Bài, ảnh: Khánh Thư
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

KỶ NIỆM 80 NĂM NGÀY THÀNH LẬP QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM VÀ 35 NĂM NGÀY HỘI QUỐC PHÒNG TOÀN DÂN
Xứng danh “Bộ đội Cụ Hồ” trong tình hình mới

Phát huy truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng, lực lượng vũ trang (LLVT) tỉnh luôn hoàn thành tốt và xuất sắc mọi nhiệm vụ chính trị được Ðảng và Nhân dân giao phó, góp phần cùng toàn Ðảng, toàn quân và toàn dân xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN. Trả lời phỏng vấn Báo Thừa Thiên Huế, Đại tá Phan Thắng, UVTV Tỉnh ủy, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh cho biết:

Xứng danh “Bộ đội Cụ Hồ” trong tình hình mới
Kỷ niệm 35 năm Ngày thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam (6/12/1989 - 6/12/2024)
Xứng danh “Bộ đội Cụ Hồ”

Vào những năm cuối thập kỷ 80, trước sự biến động của quốc tế và tình hình đất nước lúc bấy giờ, nguyện vọng tha thiết của các thế hệ cựu chiến binh (CCB) là cần có một tổ chức để tập hợp, đoàn kết, giúp nhau giữ vững bản chất, truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”, tiếp tục cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ, giữ gìn thành quả cách mạng. Đáp ứng yêu cầu của lịch sử và nguyện vọng chính đáng của CCB, ngày 6/12/1989, Bộ Chính trị, BCH Trung ương Đảng (khóa VI) đã quyết định thành lập Hội CCB Việt Nam. Đây là cột mốc có ý nghĩa lịch sử và ngày này đã trở thành ngày truyền thống của Hội CCB Việt Nam.

Xứng danh “Bộ đội Cụ Hồ”
KỶ NIỆM 70 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG THỦ ĐÔ (10/10/1954 - 10/10/2024)
Xứng danh với lời căn dặn của Bác Hồ

Ngày 10/10/1954, Thiếu tướng Vương Thừa Vũ - Đại đoàn trưởng Đại đoàn 308, kiêm Chủ tịch Ủy ban Quân chính Hà Nội tiến về tiếp quản Thủ đô.

Xứng danh với lời căn dặn của Bác Hồ
Nơi tôi luyện bao người lính kiên cường

Cùng dầm mưa dãi nắng, “uống gió nằm sương” với chiến sĩ mới trên thao trường, cán bộ Tiểu đoàn Huấn luyện – Cơ động, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh đã huấn luyện bao thế hệ người lính biên phòng can trường trên mọi nẻo đường biên giới.

Nơi tôi luyện bao người lính kiên cường
Mồ hôi người lính “thắp” nụ cười người dân

Thực hiện hiệu quả và thiết thực mô hình “Ngày về thôn bản”, Đồn Biên phòng cửa khẩu (BPCK) A Đớt chung tay giúp người dân biên giới phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng tình quân dân ngày càng vững chắc.

Mồ hôi người lính “thắp” nụ cười người dân

TIN MỚI

Return to top