ClockThứ Ba, 02/04/2024 05:52

Mở rộng đối ngoại nhân dân, nâng tầm vị thế Thừa Thiên Huế

TTH - Nhờ sự đổi mới tư duy mạnh mẽ trong công tác đối ngoại, nhất là hoạt động đối ngoại nhân dân (ĐNND) của tỉnh đã có những đóng góp quan trọng, từng bước nâng cao vị thế, hình ảnh của Thừa Thiên Huế đến với bạn bè quốc tế.

Quốc hội Việt Nam tiếp tục củng cố vị thế tại IPU-148Nâng cao hiệu quả đối ngoại Nhân dân trong tình hình mới

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương (ngoài cùng, bên phải) đón tiếp các đoàn khách nước ngoài làm việc với tỉnh Thừa Thiên Huế 

Điểm đến hấp dẫn

Thừa Thiên Huế với bản sắc văn hóa đặc trưng của Cố đô xưa vẫn luôn là điểm đến hấp dẫn của các đoàn khách quốc tế là các đoàn ngoại giao, các tổ chức quốc tế, các công ty, doanh nghiệp nước ngoài, các địa phương, vùng, miền trên thế giới có quan hệ hợp tác hữu nghị (HTHN) với tỉnh. Đồng thời, tăng cường mở rộng các mối quan hệ HTHN với các đối tác mới thông qua hình thức trao đổi và làm việc nhằm khai thác hiệu quả các mối quan hệ đối tác, nhất là hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư, du lịch, lao động… Qua đó, góp phần tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng, hiệu quả.  

Giám đốc Sở Ngoại vụ Trần Công Phú thông tin: Trong hoạt động giao lưu HTHN với các địa phương trên thế giới và ký kết, thực hiện các thỏa thuận quốc tế, tỉnh đã tạo được khuôn khổ quan hệ HTHN, ổn định lâu dài và đan xen lợi ích với tất cả các nước láng giềng, khu vực; chú trọng nhiều đến việc duy trì và mở rộng quan hệ kinh tế - thương mại, du lịch, đầu tư với các nước. Sở Ngoại vụ chủ trì xúc tiến và hỗ trợ các cơ quan, ban, ngành, địa phương thiết lập HTHN giữa Thừa Thiên Huế với các đối tác thuộc 44 quốc gia trên cả 5 châu lục, tạo tiền đề và cơ sở cho hợp tác toàn diện về kinh tế - xã hội.

Tỉnh đã và đang mở rộng quan hệ hợp tác với nhiều quốc gia trên thế giới, kết hợp huy động tốt các nguồn lực bên ngoài cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế. Đồng thời, tổ chức thành công nhiều sự kiện chính trị, văn hóa, đối ngoại quan trọng vào các dịp festival, hoạt động giao lưu đối ngoại, giao lưu văn hóa với các nước như: Nhật Bản, Pháp, Hàn Quốc, Thái Lan, Lào, Cam Pu Chia… vào các năm chẵn. Đồng thời, đẩy mạnh hợp tác với các địa phương của các nước xúc tiến kêu gọi đầu tư, hợp tác trên tất cả các lĩnh vực kinh tế theo hướng xanh, bền vững; lĩnh vực y tế, giáo dục, văn hóa, du lịch, môi trường, bảo tồn di sản, rà phá bom mìn, ứng phó với biến đổi khí hậu, khởi nghiệp… Tiếp nhận 34 khoản viện trợ nước ngoài với tổng vốn gần 100 tỷ đồng.

Nhờ sự đổi mới tư duy mạnh mẽ trong công tác đối ngoại, Thừa Thiên Huế đã tạo dựng và củng cố ngày càng vững chắc cục diện đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa, thuận lợi cho công cuộc đổi mới, góp phần nâng tầm vị thế của tỉnh trên trường quốc tế. Hoạt động ĐNND không ngừng được đổi mới, ngày càng trở nên toàn diện và đi vào chiều sâu. Qua đó, góp phần quan trọng vào việc giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác; xây dựng lòng tin và hiểu biết lẫn nhau giữa Nhân dân Việt Nam nói chung và Nhân dân Thừa Thiên Huế nói riêng với bạn bè quốc tế.

Tăng cường mở rộng quan hệ hợp tác

Tỉnh xác định công tác ĐNND là nhiệm vụ chính trị hàng đầu, từ đó nâng cao hiệu quả hợp tác với các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài để tạo thêm nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, nhằm thực hiện thắng lợi Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị “Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương”. Chú trọng công tác tuyên truyền, quảng bá hình ảnh di sản, cảnh quan, văn hóa Huế, con người Huế gắn với định hướng xây dựng Thừa Thiên Huế xứng tầm là trung tâm văn hóa, du lịch đặc sắc, thành phố văn hóa Asean…

Tỉnh tiếp tục coi trọng công tác ĐNND và giữ vững mối quan hệ đặc biệt với các tỉnh Nam Trung Lào. Duy trì, đưa vào chiều sâu quan hệ hợp tác cấp địa phương với các đối tác truyền thống của Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Trung Quốc, một số vùng của Pháp và các nước châu Âu, Hoa Kỳ… tăng cường mở rộng quan hệ hợp tác, ĐNND với các đối tác mới trên các lĩnh vực ưu tiên của địa phương. Đồng thời, kết hợp chặt chẽ công tác ngoại giao chính trị, ngoại giao văn hóa và ngoại giao kinh tế nhằm đưa công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế của tỉnh ngày càng đa dạng, đi vào chiều sâu, tranh thủ các nguồn viện trợ, đầu tư, thúc đẩy quan hệ hợp tác kết nghĩa với các nước, vùng và các tổ chức quốc tế.

Tại cuộc gặp mặt các vị khách quốc tế, các tình nguyện viên, các chuyên gia, các nhà đầu tư nước ngoài đầu năm 2024, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương trân trọng cảm ơn các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ, các nhà đầu tư nước ngoài, các chuyên gia, tình nguyện viên và những người bạn của Huế đã đóng góp, hỗ trợ, đồng hành với Thừa Thiên Huế đạt được nhiều thành quả trong thời gian qua.

“Tôi mong rằng chúng ta sẽ tiếp tục có nhiều hợp tác hiệu quả hơn trong thời gian tới. Tỉnh sẽ tiếp tục tạo lập môi trường thông thoáng cho hợp tác và phát triển, cam kết, mong muốn cùng đồng hành và luôn dành sự ủng hộ, tạo mọi điều kiện thuận lợi đến các tổ chức quốc tế, các nhà đầu tư, các chuyên gia quốc tế nhằm triển khai các dự án, chương trình hợp tác có hiệu quả nhất trên địa bàn Thừa Thiên Huế” - Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương khẳng định.

Bài, ảnh: THÁI BÌNH
ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Vị thế của hàng Việt ngày càng được nâng cao

Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã chú trọng xây dựng và có sự đầu tư thích đáng cho công nghệ, sản phẩm và thương hiệu của doanh nghiệp. Chính vì vậy, ngày càng nhiều sản phẩm hàng Việt Nam được người tiêu dùng thế giới tin tưởng.

Vị thế của hàng Việt ngày càng được nâng cao
Cần đánh giá rõ tác động tài chính khi mở rộng quyền lợi bảo hiểm y tế

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi) đang được Bộ Y tế xây dựng, lấy ý kiến hoàn thiện và trình Quốc hội thông qua (dự kiến có hiệu lực từ ngày 1/1/2025). Theo Tờ trình đề nghị xây dựng Luật Bảo hiểm y tế (sửa đổi) của Bộ Y tế trình Chính phủ, một số quyền lợi và phạm vi chi trả cho người tham gia bảo hiểm y tế được mở rộng và bổ sung…

Cần đánh giá rõ tác động tài chính khi mở rộng quyền lợi bảo hiểm y tế
Mở rộng miễn thị thực để tạo thuận lợi cho du lịch phát triển

Theo Cục Du lịch quốc gia Việt Nam (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), ngành du lịch nước ta đang nỗ lực thực hiện mục tiêu trong năm 2024 đón khoảng 18 triệu lượt khách quốc tế, phục vụ 110 triệu lượt khách du lịch nội địa, tổng thu từ du lịch đạt khoảng 840 nghìn tỷ đồng. Để đạt được mục tiêu này, ngành du lịch rất cần những chính sách thị thực mang tính đột phá, cởi mở và thuận tiện hơn nữa cho du khách nước ngoài.

Mở rộng miễn thị thực để tạo thuận lợi cho du lịch phát triển
Trung Quốc mở rộng khả năng tiếp cận thị trường cho đầu tư nước ngoài

Theo kế hoạch hành động vừa được Nội các Trung Quốc công bố, Trung Quốc sẽ tiếp tục rút ngắn danh sách cấm đối với đầu tư nước ngoài và thực hiện các chương trình thí điểm nhằm tạo điều kiện tiếp cận dễ dàng hơn cho các công ty toàn cầu trong lĩnh vực đổi mới khoa học và công nghệ.

Trung Quốc mở rộng khả năng tiếp cận thị trường cho đầu tư nước ngoài
HƯỚNG DÒNG VỐN VÀO LĨNH VỰC ƯU TIÊN:
Nhiều cơ chế, chính sách cho vay được mở rộng

Vấn đề này đã được ông Phạm Bá Nam, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh chia sẻ cùng Thừa Thiên Huế Cuối tuần khi trao đổi về hoạt động tín dụng năm 2024, trong bối cảnh kinh tế trong nước và quốc tế đang tác động tiêu cực đến tình hình hoạt động của doanh nghiệp.

Nhiều cơ chế, chính sách cho vay được mở rộng

TIN MỚI

Return to top