ClockThứ Năm, 27/08/2015 10:38

Một nhiệm kỳ, nhiều dấu ấn

TTH - Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất đạt trên 13%/năm; cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng; thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn đạt 117 tỷ đồng, cao gấp 8 lần so với chỉ tiêu đề ra; văn hóa xã hội có nhiều tiến bộ; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn dưới 10%... là những kết quả nổi bật mà huyện A Lưới đạt được trong nhiệm kỳ qua.

Khởi sắc “phố núi”

Dạo trên “con phố” đường Hồ Chí Minh tại trung tâm huyện lỵ, ông Hồ Xuân Trăng, Chủ tịch UBND huyện A Lưới chia sẻ: Kinh tế tăng trưởng khá kéo theo tốc độ đầu tư tăng nhanh. Huyện đã tập trung vào các chương trình, dự án trọng điểm, hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng, chỉnh trang thị trấn và các vùng phụ cận, mở rộng đô thị theo hướng tạo sự kết nối hài hòa giữa A Co – Bốt Đỏ và thị trấn A Lưới hiện tại. Đồng thời, quy hoạch phân vùng chức năng như xây dựng cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN), khu dân cư, hành chính, khu di tích, văn hóa và các khu dịch vụ thương mại. Trên cơ sở quy hoạch tổng thể đô thị A Lưới mở rộng, trong giai đoạn từ nay đến 2020, các dự án được ưu tiên đầu tư là xây dựng nhà ở, hệ thống hạ tầng xã hội, các khu thương mại dịch vụ, cụm CN-TTCN gắn với các dự án khai thác du lịch của A Lưới...
Bộ mặt đô thị A Lưới ngày càng khởi sắc
Cùng với các công trình, dự án do Trung ương và tỉnh đầu tư, những năm qua, A Lưới đã phát huy tốt nội lực, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị và nông thôn đáp ứng nhu cầu phát triển của địa phương. Với tổng vốn đầu tư toàn xã hội trong 5 năm gần 6.000 tỷ đồng, A Lưới đã tạo được dấu ấn trong phát triển đô thị gắn với xây dựng nông thôn mới, góp phần tạo thêm thế và lực cho địa phương phát triển.
Các chương trình, dự án đã làm đổi thay rõ rệt bộ mặt của huyện miền núi này. Tại trung tâm huyện lỵ, các lĩnh vực dịch vụ, thương mại phát triển khá mạnh, nhất là dịch vụ nhà hàng, khách sạn, vận tải, xăng dầu... Hệ thống các dịch vụ CN-TTCN, du lịch, thương mại đang trên đà tăng mạnh. Anh Hồ Minh Đương, chủ khách sạn Đô Thành ở địa chỉ 170 đường Hồ Chí Minh bày tỏ: “Nhờ có chủ trương và chính sách của huyện, gia đình tôi mạnh dạn đầu tư khách sạn này với quy mô 3 tầng, hơn 20 phòng nghỉ đạt chuẩn và một hội trường đủ cho khoảng 200 khách..., tạo hướng làm ăn mới, giúp nâng cao thu nhập cho gia đình”.
Nâng cao đời sống người dân
Cùng với những đổi thay bộ mặt nông thôn miền núi, đời sống người dân A Lưới cũng có bước phát triển mới. Đầu tiên phải kể đến hiệu quả từ chủ trương phát triển nông nghiệp toàn diện. Các địa phương tập trung xây dựng mô hình kinh tế trang trại, phát triển mạnh mẽ kinh tế rừng, đạt diện tích 11.584 ha, đem lại hiệu quả kinh tế rõ rệt. Việc triển khai ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất khá đồng bộ, nên các mô hình sản xuất bước đầu mang lại hiệu quả cao.
Hệ thống dịch vụ phân phối hàng hoá ngày càng đa dạng về chủng loại, phong phú về hình thức, phục vụ tốt nhu cầu cho nhân dân trên địa bàn và du khách đến A Lưới. Hệ thống bưu chính, viễn thông phát triển và tiếp tục được mở rộng nhằm phục vụ tốt nhu cầu thông tin liên lạc, nhất là ở các xã xa trung tâm. Hoạt động tín dụng ngày càng đáp ứng nhu cầu về vốn, đã từng bước làm tăng thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống cho Nhân dân.
Đến các xã A Ngo, Sơn Thủy, Phú Vinh… càng thấy rõ sự chuyển dịch kinh tế ở các địa phương này. Từ khi có chủ trương về phát triển các ngành nghề TTCN, nhiều gia đình ở đây được tạo điều kiện về vốn vay mở rộng kinh doanh các nghề mộc mỹ nghệ, dệt thổ cẩm… nên làm ăn ngày mỗi khá hơn, giải quyết việc làm cho nhiều lao động ở địa phương. Ông Nguyễn Đức, Chủ tịch UBND xã A Ngo phấn khởi: “Hiện tại, tỷ lệ hộ gia đình ở địa phương tham gia phát triển sản xuất kinh doanh, dịch vụ chiếm hơn 40%”.
Khi đời sống sản xuất tăng cao, nhu cầu về đào tạo nghề đã được quan tâm thực hiện. Giai đoạn 2011-2015, huyện đã đào tạo nghề cho 2.590 người, giải quyết việc làm mới cho trên 600 lao động. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 27%. Các chính sách đảm bảo an sinh xã hội, công tác dân tộc cũng được quan tâm và thực hiện kịp thời, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn dưới 10%.
Chủ tịch Hồ Xuân Trăng khẳng định: A Lưới sẽ phát huy nội lực tiếp tục xây dựng kết cấu hạ tầng, khai thác hiệu quả đề án mở rộng đô thị, các khu vực vệ tinh, cụm công nghiệp, làng nghề theo quy hoạch. Tập trung đầu tư cho sản xuất kinh doanh ở các khu vực chiến lược nhằm góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng dần lao động phi nông nghiệp và trở thành vùng đất năng động phía Tây của tỉnh.
Bài, ảnh: Quốc Tuấn
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đối ngoại có trọng tâm, trọng điểm, thu hút nguồn lực phát triển

Với nhiều hoạt động, giải pháp thiết thực, hoạt động đối ngoại của Thừa Thiên Huế góp phần quảng bá, giới thiệu tiềm năng, thế mạnh địa phương, phục vụ đắc lực sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), củng cố quốc phòng - an ninh và nâng cao vị thế, hình ảnh Cố đô Huế trên trường quốc tế.

Đối ngoại có trọng tâm, trọng điểm, thu hút nguồn lực phát triển
Vững chắc yêu thương

Lực lượng Bộ đội Biên phòng (BĐBP) cùng chính quyền địa phương các cấp, các cơ quan, tổ chức trong tỉnh, các mạnh thường quân trên các mọi miền đất nước xây dựng vững chắc yêu thương trong lòng người dân biên giới.

Vững chắc yêu thương
Kiên cường chiến sĩ Trường Sa

Nơi đầu sóng, có biết bao chiến sĩ hải quân đang hi sinh hạnh phúc riêng tư, kiên cường cầm chắc tay súng, để quần đảo Trường Sa là điểm tựa vững chãi cho Tổ quốc.

Kiên cường chiến sĩ Trường Sa
Kiên cường, bản lĩnh những ngày đầu giải phóng

Trên chặng đường 21 năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 - 1975), Thừa Thiên Huế cùng với cả nước hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giải phóng quê hương, góp phần thành công giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Kiên cường, bản lĩnh những ngày đầu giải phóng
Return to top