ClockThứ Tư, 18/09/2024 17:23

Mưa gây ngập cục bộ, chủ động triển khai phương án ứng phó

TTH.VN - Ảnh hưởng của hoàn lưu áp tháp nhiệt đới (ATNĐ) trên đất liền, tỉnh Thừa Thiên Huế có mưa cường độ lớn, một số tuyến đường ở khu vực đô thị Huế bị ngập cục bộ.

Ngành điện sẵn sàng các phương án ứng phó khi có sự cốKêu gọi tàu thuyền vào bờ, chuẩn bị phương án tiêu úng cho lúa

Đường Hoàng Lanh thuộc khu đô thị An Vân Dương bị ngập cục bộ khiến phương tiện di chuyển khó khăn

Ngày 18/9, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) tỉnh cho biết, do ảnh hưởng của hoàn lưu áp tháp nhiệt đới, bão trên đất liền, tỉnh ta có mưa cường độ mạnh, tập trung từ chiều tối nay 18 đến trưa ngày 20/9. Tổng lượng mưa cả đợt phổ biến 150-300 mm, có nơi trên 450mm. Lượng mưa đo được tại các trạm đo Vrain từ 19 giờ ngày 17/9 đến trưa 18/9 phố biến từ 100-150 mm, có nơi cao hơn như Lăng Cô 204 mm, Bạch Mã 245 mm, Giang Hải 184 mm. Mưa lớn cũng gây ngập lụt cục bộ tại một số tuyến đường của khu vực đô thị.

Phương tiện di chuyển đến khu vực Trung tâm Hành chính tỉnh để tránh lũ

Tại một số tuyến đường của khu đô thị An Vân Dương nước ngập từ 20 - 30cm, các phương tiện di chuyển khá khó khăn. Đề phòng ngập sâu, nhiều chủ phương tiện ô tô đã di chuyển xe đến khu vực công viên của Trung tâm Hành chính tỉnh để tránh lũ. Chuẩn bị cho công tác PCTT&TKCN năm 2024, các địa phương đã chuẩn bị phương án sơ tán, di dời để đối phó với bão 16.349 hộ với 52.186 khẩu.

Sở NN&PTNT chỉ đạo Chi cục Thủy sản kiểm tra phương án đảm bảo an toàn ao nuôi thuỷ sản, lồng bè, khu neo đậu tránh trú bão trên sông, đầm phá, vũng vịnh; phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh thực hiện tốt công tác thường trực tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ ngư dân trên biển, đầm phá, kêu gọi tàu thuyền vào bờ, cấm tàu thuyền, ngư dân ra khơi khi có bão.

UBND tỉnh đã có kế hoạch về dự trữ hàng hóa phục vụ phòng, chống lụt bão năm 2024 trên địa bà. Theo đó, đã dự trữ 100 tấn gạo, 100 tấn mỳ ăn liền. Tại 2 huyện miền núi Nam Đông và A Lưới, chủ động dự trữ tại chỗ một số mặt hàng thiết yếu, như mì ăn liền, xăng dầu, nước uống đóng chai để phục vụ người dân trên địa bàn, đề phòng khi bị chia cắt, cô lập.

Cùng ngày, Sở Y tế ra công văn nhằm cảnh báo nguy cơ ngập lụt, lũ quét, sạt lở... đến các đơn vị y tế trước tình hình mưa to do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới.

Sở Y tế đề nghị các cơ sở y tế triển khai thông báo số 202/TB-PCTT của Văn phòng Thường trực Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh; phố biến rộng rãi thông báo này và phát trên bản tin các đơn vị đến cán bộ, viên chức, người lao động, bệnh nhân…

Chuẩn bị thuốc men phục vụ điều trị cấp cứu tại cơ sở

Các trung tâm y tế chủ động thông báo cho các trạm y tế triển khai bảo vệ cơ sở y tế vùng có nguy cơ ảnh hưởng mưa lũ, chủ động sơ tán cơ sở y tế những vùng thấp trũng, có nguy cơ ngập úng, lũ quét, lũ ống, sạt lở đất. Đề nghị các đơn vị y tế không chủ quan, theo dõi cập nhật diễn biến thời tiết của cơ quan chức năng nhằm triển khai công tác phòng chống, ứng phó mưa lũ kịp thời.

Chiều 18/9, UBND huyện Phú Vang tổ chức hội nghị triển khai các phương án phòng chống bão số 4.

Tại hội nghị, ông Trần Thanh Long, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện, Trưởng ban Chỉ huy PCTT&TKCN huyện nhấn mạnh: Để giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản, yêu cầu các địa phương triển khai nhanh chóng phương án di dời toàn bộ người dân nằm trong diện phải di dời, kiên quyết sơ tán người dân tại những nơi nguy hiểm, nhất là khu vực ven biển, cửa sông có nguy cơ ảnh hưởng của sóng lớn, ngập sâu, sạt lở, trên tàu thuyền tại nơi neo đậu, trên lồng bè, chòi canh nuôi trồng thủy hải sản, khu dân cư có nguy cơ bị sạt lở… đến nơi an toàn.

Một trong 12 ngôi nhà trên địa bàn huyện Phú Vang bị ảnh hưởng do lốc xoáy sáng 18/9.

Các lực lượng có phương án đảm bảo tài sản cho người dân khi di dời; chỉ đạo, hướng dẫn việc chằng chống bảo đảm an toàn nhà cửa, trụ sở, kho tàng, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; tạm dừng thi công các công trình đang thi công; các địa phương, đơn vị huy động phương tiện, nhân lực chặt tỉa cây xanh có nguy cơ gây mất an toàn trên tất cả các tuyến đường, đảm bảo giao thông thông suốt…

Trung tâm Y tế Phú Vang chuẩn bị nhân lực, thuốc men để điều trị khi có tình huống xảy ra. Phòng Kinh tế - Hạ tầng chuẩn bị trích trữ lương thực, thực phẩm để đối phó, đồng thời phối hợp kiểm tra hệ thống cầu, cống để có phương án xử lý; các thành viên ban chỉ huy khẩn trương triển khai nhiệm vụ đã được phân công tại các địa phương với mục tiêu giảm thiểu hại thấp nhất đến người và tài sản khi có bão xảy ra.

Bí thư Huyện ủy Quảng Điền Nguyễn Thanh Minh đã kiểm tra công tác ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão tại 2 xã Quảng Công và Quảng Ngạn.

Lãnh đạo 2 xã vùng biển Quảng Công và Quảng Ngạn báo cáo công tác chủ động PCTT&TKCN của địa phương năm 2024, nhất là công tác ứng phó, phòng chống với áp thấp nhiệt đời có khả năng mạnh lên thành bão. Dự kiến, 2 xã sẽ tiến hành di dời 102 hộ dân ở các thôn vùng biển, đưa 267 ghe thuyền đến nơi trú ẩn an toàn. Đồng thời, chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền diễn biến của thời tiết, sự tác hại của cơn bão, vận động người dân chủ động ứng phó với thiên tai mưa bão.

Bí thư Huyện uỷ Nguyễn Thanh Minh đánh giá cao những nỗ lực của 2 xã Quảng Công Quảng Ngạn trong công tác ứng phó với thiên tai; đồng thời lưu ý, do áp thấp nhiệt đới diễn biến rất phức tạp, sau khi hình thành bão có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến 2 xã vùng biển Quảng Công, Quảng Ngạn, không được chủ quan lơ là trong công tác phòng, chống.

Bí thư Huyện ủy Nguyễn Thanh Minh kiểm tra công tác phòng chống bão lụt tại xã Quảng Công. Ảnh: Khắc Tuấn

“Vấn đề cấp thiết nhất hiện nay là phải đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của người dân. Cần bố trí tối đa lực lượng xung kích hỗ trợ người dân khi cần thiết, nghiêm túc thực hiện phương châm "4 tại chỗ" và chủ động trong công tác phối hợp, đề phòng các tình huống bất ngờ có thể xảy ra trong mưa bão. Cần có kế hoạch cụ thể và thông tin kịp thời đến hệ thống chính trị địa phương và các hộ dân để có biện pháp đảm bảo an toàn”- ông Nguyễn Thanh Minh chỉ đạo.

Chủ tịch UBND huyện cũng đã có công điện về việc chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão. Cả hệ thống chính trị, chính quyền các cấp và lực lượng vũ trang đa triển khai các giải pháp phòng chống với nỗ lực giảm thiểu thiệt hại do mua bão gây ra.

 Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh  kêu gọi gần 2 nghìn phương tiện/gần 11 nghìn lao động, toàn bộ tàu thuyền đã vào nơi neo đậu tránh trú an toàn. Phương tiện tàu cá ngoại tỉnh vào neo đậu: 23 phương tiện/194 lao động.

Cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Thuận An kêu gọi tàu thuyền vào nơi trú đậu an toàn

Bộ chỉ huy BĐBP tỉnh yêu cầu các đồn Biên phòng tuyến biên giới biển phối hợp với chính quyền địa phương, chủ tàu, thuyền trưởng tổ chức triển khai, hướng dẫn các phương tiện vào neo đậu, tránh va đập, đứt neo trôi dạt.

Đoàn công tác của UBND tỉnh do ông Hoàng Hải Minh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đến kiểm tra công tác phòng chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không khai báo, không theo quy định IUU và công tác phòng chống lụt bão tại Cảng cá Thuận An, phường Thuận An, TP Huế. Tham gia đoàn công tác, phía Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh có Đại tá Hoàng Minh Hùng, Chỉ huy trưởng.

Nhóm PV
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP. Huế trực thuộc Trung ương

Với tính chất là đô thị di sản, trong chiến lược lâu dài, Thừa Thiên Huế sẽ được cấu trúc thành chùm đô thị đa trung tâm. Sự phát triển sẽ dựa trên các điều kiện về sự phân bổ dân số, điều kiện tự nhiên, sông ngòi, đầm phá, biển, khoáng sản…và đặc biệt các thế mạnh của tài nguyên văn hóa. Điều này cũng đặt ra nhiều cơ hội kèm thách thức một khi Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP Huế trực thuộc Trung ương
Điều tiết hồ Tả Trạch trên lưu vực sông Hương

Sáng 11/12, Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng Thủy lợi 5 (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã có thông báo gửi các sở, ban ngành, địa phương về việc điều tiết hồ Tả Trạch về hạ du sông Hương.

Điều tiết hồ Tả Trạch trên lưu vực sông Hương
Tập trung xây dựng đô thị di sản xứng tầm

Chiều 5/12, Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri sau Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Hội nghị được kết nối trực tuyến đến điểm cầu các địa phương.

Tập trung xây dựng đô thị di sản xứng tầm
Mưa lớn thượng nguồn, cảnh báo nguy cơ ngập úng vùng thấp trũng

Sáng 26/11, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) tỉnh cho biết, qua theo dõi của cơ quan khí tượng thủy văn, hiện nay mưa rất lớn ở thượng nguồn các hồ chứa lớn trên địa bàn tỉnh. Do đó, các hồ thủy lợi, thủy điện đang điều tiết nước với lưu lượng đến bằng lưu lượng đi, có thể gây nguy cơ ngập úng vùng thấp trũng trên diện rộng.

Mưa lớn thượng nguồn, cảnh báo nguy cơ ngập úng vùng thấp trũng
Return to top