ClockThứ Tư, 22/07/2015 16:01

Người trẻ tuổi chiếm gần một nửa số lao động làm công ăn lương

TTH.VN - Nhóm thanh niên trẻ tuổi và năng động là nhóm lớn nhất trong số 18 triệu lao động làm công ăn lương tại Việt Nam

Thông tin từ bản báo cáo tóm tắt mới nhất của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) cho biết, nhóm thanh niên trẻ tuổi và năng động là nhóm lớn nhất trong số 18 triệu lao động làm công ăn lương tại Việt Nam. Họ sẵn sàng rời quê hương, di cư nội địa để tìm kiếm công ăn việc làm.

Trong tổng số lao động làm công ăn lương, gần một nửa (47%) là thanh niên trong độ tuổi từ 15 đến 24. Một tỷ lệ lớn những người lao động trẻ (nhiều người trong số họ là thế hệ lao động làm công ăn lương đầu tiên) tìm được việc trong nền kinh tế chính thức vốn đang dần mở rộng, đặc biệt trong những ngành xuất khẩu năng động như dệt may và điện tử.

Lao động trẻ sẵn sàng di chuyển để kiếm việc làm mới

 

Lao động di cư trong nước chiếm xấp xỉ 38% lao động làm công ăn lương, với tỷ lệ lao động nữ (48%) rời quê hương đi làm việc cao hơn nam giới (32%).

Về tình trạng hôn nhân, cứ 10 lao động làm công ăn lương thì có 7 người đã kết hôn. Thực tế đó cho thấy tầm quan trọng của các chính sách thân thiện với gia đình, bao gồm chế độ nghỉ thai sản và khả năng sắp xếp công việc linh hoạt, nhằm thu hút và duy trì nguồn nhân tài.

Hơn 75% người lao động làm công ăn lương có kinh nghiệm dưới 10 năm ở nơi làm việc hiện tại. Điều này phần nào phản ánh độ tuổi của người lao động còn trẻ và thực tế của thị trường lao động ngày nay.

ILO dự báo số lượng lao động làm công ăn lương sẽ đạt mức 25 triệu người, hoặc 44% tổng số lao động vào năm 2025 so với con số 18,2 triệu người hay 35% tổng số việc làm theo Điều tra Lao động Việc làm Việt Nam 2013. Năm 2005, số lượng lao động làm công ăn lương chỉ ở mức 13,5 triệu (tương đương 29% tổng số việc làm). 

Khi phân theo ngành kinh tế, ngành sản xuất chế tạo chiếm số lượng lao động làm công ăn lương lớn nhất ở Việt Nam (29% hay 5,2 triệu lao động). Ngành xây dựng đứng thứ hai với 16%, kế tiếp là nông, lâm, thủy sản. 

Nhiều lao động hưởng lương có trình độ học vấn tương đối thấp. Một nửa trong số họ mới tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc thấp hơn. Trong khi đó, chỉ 18% số lao động làm công ăn lương đã bắt đầu học đại học và cao hơn. 

Trên phương diện giới, số lao động nữ làm các công việc đòi hỏi kỹ năng cao nhiều hơn so với nam giới (với tỉ lệ 1/3  nữ giới so với 1/ nam giới)

Tình trạng mất cân bằng giới tính đáng kể cũng tồn tại trong các ngành nghề khác nhau. Trong khi số lượng phụ nữ làm việc  các ngành như sản xuất hàng may mặc chiếm tỷ lệ áp đảo, nam giới lại tập trung trong các ngành xây dựng, thủy hải sản và nông nghiệp. 

Giám đốc ILO Việt Nam nhận xét"Việc phác họa một bức chân dung toàn diện về người lao động làm công ăn lương mang ý nghĩa quan trọng đối với Việt Nam, bởi điều đó sẽ giúp ích cho quá trình hoạch định chính sách dựa trên bằng chứng, phục vụ tốt nhất cho lực lượng lao động, đáp ứng những nhu cầu hiện tại và tương lai của doanh nghiệp, hỗ trợ việc tái cơ cấu và phát triển toàn diện của đất nước"./.

Theo VOV
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đối ngoại có trọng tâm, trọng điểm, thu hút nguồn lực phát triển

Với nhiều hoạt động, giải pháp thiết thực, hoạt động đối ngoại của Thừa Thiên Huế góp phần quảng bá, giới thiệu tiềm năng, thế mạnh địa phương, phục vụ đắc lực sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), củng cố quốc phòng - an ninh và nâng cao vị thế, hình ảnh Cố đô Huế trên trường quốc tế.

Đối ngoại có trọng tâm, trọng điểm, thu hút nguồn lực phát triển
Vững chắc yêu thương

Lực lượng Bộ đội Biên phòng (BĐBP) cùng chính quyền địa phương các cấp, các cơ quan, tổ chức trong tỉnh, các mạnh thường quân trên các mọi miền đất nước xây dựng vững chắc yêu thương trong lòng người dân biên giới.

Vững chắc yêu thương
Kiên cường chiến sĩ Trường Sa

Nơi đầu sóng, có biết bao chiến sĩ hải quân đang hi sinh hạnh phúc riêng tư, kiên cường cầm chắc tay súng, để quần đảo Trường Sa là điểm tựa vững chãi cho Tổ quốc.

Kiên cường chiến sĩ Trường Sa
Kiên cường, bản lĩnh những ngày đầu giải phóng

Trên chặng đường 21 năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 - 1975), Thừa Thiên Huế cùng với cả nước hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giải phóng quê hương, góp phần thành công giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Kiên cường, bản lĩnh những ngày đầu giải phóng

TIN MỚI

Return to top