ClockThứ Hai, 11/05/2015 06:57

Nhiều ý kiến góp ý cho hồ sơ tư liệu thơ văn chữ Hán trên kiến trúc cung đình Huế

TTH - Những ý kiến này đều được đưa ra tại Hội thảo “Bảo tồn và phát huy giá trị của hệ thống thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế”, do Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô (BTDTCĐ) Huế tổ chức ngày 9/5. Đại diện lãnh đạo tỉnh, ông Phan Ngọc Thọ, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, đến dự.

Theo thống kê, hiện nay trên kiến trúc cung đình Huế hiện còn 2.967 ô thơ văn chạm khắc, sơn thếp, cẩn xà cừ trên gỗ; 146 ô thơ văn viết tráng men thành pháp lam; 88 đơn vị ô hộc, câu đối, bài văn đắp ngõa sành sứ. Những bài văn, thơ này vốn được tuyển chọn từ trước tác của các vị hoàng đế, thân vương, quan lại triều Nguyễn và được thể hiện trực tiếp bằng nhiều loại hình chất liệu khác nhau: gỗ, xà cừ, pháp lam, sành sứ... trên công trình kiến trúc cung đình triều Nguyễn như một cách thức trang trí đặc biệt, chỉ riêng có tại Cố đô Huế. Trung tâm BTDTCĐ Huế đang lập hồ sơ để đệ trình UNESCO công nhận hệ thống thơ văn chữ Hán trên kiến trúc cung đình Huế là di sản tư liệu thuộc chương trình Ký ức thế giới.

Đã có 32 bài tham luận của các nhà nghiên cứu và các nhà quản lý văn hóa, bên cạnh các nội dung quan trọng, như: Tổng quan về Chương trình Di sản ký ức; Giá trị nội dung, hình thức và nghệ thuật đặc sắc của hệ thống thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế, cùng giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị hệ thống này, nhiều đại biểu đã đề xuất nhiều kiến nghị để Thừa Thiên Huế hoàn chỉnh hơn bộ hồ sơ của loại hình di sản này.
Đồng Văn
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Dĩ bất biến, ứng vạn biến” trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

Thắng lợi của Chiến dịch Điện Biên Phủ ngày 7/5/1954 là kết tinh của nhiều yếu tố, là thắng lợi của nghệ thuật quân sự Việt Nam mà đỉnh cao là quán triệt, vận dụng sáng tạo phương châm “dĩ bất biến, ứng vạn biến”. Trong đó, “dĩ bất biến” là tư tưởng chỉ đạo “đánh chắc thắng” của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Bộ Chính trị; còn “ứng vạn biến” là quyết định thay đổi phương châm tác chiến từ “đánh nhanh, giải quyết nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc”. Đó là một quyết định hết sức khó khăn nhưng đúng đắn, sáng tạo, dựa trên tư duy quân sự sắc sảo và xử lý thực tiễn linh hoạt, phù hợp với diễn biến chiến trường của Tổng Quân ủy, Bộ Chỉ huy chiến dịch mà đứng đầu là Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

“Dĩ bất biến, ứng vạn biến” trong Chiến dịch Điện Biên Phủ
“Cầu nối” giữa Đảng và Nhân dân

Những người có uy tín (NCUT) trong cộng đồng người dân tộc thiểu số (DTTS) là những tấm gương tiêu biểu, cầu nối giữa Đảng và Nhân dân, nhất là trong các chương trình mục tiêu quốc gia, công tác bảo tồn văn hóa truyền thống của các dân tộc.

“Cầu nối” giữa Đảng và Nhân dân
Công bố quyết định thăng quân hàm trước niên hạn

Thừa ủy quyền của Bộ Quốc phòng, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, chiều 3/5, Đảng ủy, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh tổ chức hội nghị công bố quyết định chuyển nhóm, nâng bậc lương, nâng bậc lương trước thời hạn và thăng quân hàm cho 45 đồng chí quân nhân chuyên nghiệp (QNCN) năm 2024.

Công bố quyết định thăng quân hàm trước niên hạn
Công bố quyết định về thành lập Đoàn kiểm tra việc triển khai thực hiện Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị và Nghị quyết 14 của Tỉnh ủy

Chiều 3/5, tại Phú Vang, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ công bố quyết định về thành lập Đoàn kiểm tra việc triển khai thực hiện Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị và Nghị quyết số14 NQ/TU ngày 17 / 4 / 2020 của Tỉnh ủy về chương trình phát triển đô thị tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030. Ông Phan Xuân Toàn, UVTV Tỉnh uỷ, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh uỷ, Trưởng Đoàn kiểm tra tham dự và công bố quyết định.

Công bố quyết định về thành lập Đoàn kiểm tra việc triển khai thực hiện Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị và Nghị quyết 14 của Tỉnh ủy

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top