ClockThứ Tư, 22/07/2015 09:52

Nhìn lại biến cố Kinh đô Huế và phong trào Cần Vương

TTH - Nhân kỷ niệm 130 năm ngày thất thủ Kinh đô và khởi phát phong trào Cần Vương, sáng 21/7, Hội Khoa học Lịch sử Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo khoa học Biến cố Kinh đô Huế và phong trào Cần Vương (1885-1896). Ông Nguyễn Dung, TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã đến dự.

Đây là hội thảo có quy mô quốc gia đầu tiên về chủ đề này và đã thu hút sự quan tâm của giới Sử học trong cả nước đề cập đến 4 nhóm chủ đề: thất thủ Kinh đô, phong trào Cần Vương, một số nhân vật tham gia trong biến cố Kinh đô Huế và phong trào Cần Vương, di sản và vấn đề bảo tồn.

Về thất thủ Kinh đô, các nhà nghiên cứu đều thống nhất tính chính nghĩa của cuộc đấu tranh chống Pháp ở Kinh đô, nhưng do tương quan lực lượng quá chênh lệch nên cuộc tập kích quân Pháp vào Tòa Khâm sứ và đồn Mang Cá rạng ngày 5/7/1885 của quân đội Triều đình Hàm Nghi nhanh chóng bị thất bại đã để lại hậu quả hết sức đau đớn cho nhà Nguyễn và người dân xứ Huế.
Vấn đề xác minh di tích, di vật để bảo tồn và phát huy giá trị di sản Biến cố Kinh đô Huế và phong trào Cần Vương cũng là nội dung được hội thảo chú trọng. Biến cố Kinh đô Huế nổ ra ở đất Kinh kỳ đã có sức mạnh lan tỏa nhanh chóng và nhất là sau ngày vua Hàm Nghi ban Dụ Cần Vương tại Tân Sở, Quảng Trị (13/7/1885) đã cổ vũ phong trào chống Pháp trong cả nước. Do vậy, những di tích, di vật thời kỳ Cần Vương đều có khắp mọi nơi. Để lưu giữ và tưởng nhớ về những ký ức của một thời đất nước bi hùng, TS. Trần Đình Hằng, Phân viện trưởng phân Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia tại Huế đề nghị, nên chăng xây dựng một đài tưởng niệm mang tính đặc trưng lịch sử giai đoạn này.
Minh Hiền
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trẻ em vùng cao vượt qua định kiến giới

Sau khi Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh triển khai các hoạt động của Dự án 8 về “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết các vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”, ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), việc học tập của trẻ em, nhất là trẻ em gái được quan tâm hơn. Điều đó đã góp phần ngăn chặn tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống và bất bình đẳng giới.

Trẻ em vùng cao vượt qua định kiến giới
Tạo sự đồng thuận, chung tay vì người nghèo

Phát huy lợi thế kinh tế vườn và phát triển chăn nuôi, thời gian qua chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể phường Thủy Biều (TP. Huế) đã huy động nguồn lực hỗ trợ các hộ nghèo, cận nghèo cây, con giống cũng như bổ sung các tiêu chí thiếu hụt nhằm tạo sự đồng thuận, chung tay thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững (GNBV) trên địa bàn thành phố.

Tạo sự đồng thuận, chung tay vì người nghèo
Những nghị quyết “Thuận lòng trời - Hợp lòng người” và dấu ấn kiến tạo - Kỳ 5: Giữ vững vai trò kiến tạo cho xứ sở hạnh phúc

Suốt chặng đường dài vừa qua, HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế đã chủ động tổ chức khảo sát, thu thập thông tin phục vụ thẩm tra các nội dung liên quan đến công tác quy hoạch, chủ trương thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương. Từ đó, kịp thời ban hành nhiều nghị quyết (NQ) để tạo cơ sở hoàn thành Đề án thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương.

Những nghị quyết “Thuận lòng trời - Hợp lòng người” và dấu ấn kiến tạo - Kỳ 5 Giữ vững vai trò kiến tạo cho xứ sở hạnh phúc
Tăng cường giám sát, quản lý trật tự đô thị

Chiều 5/11, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Hải Minh chủ trì cuộc họp với các sở, ngành, đơn vị liên quan về giải pháp giám sát, quản lý trật tự đô thị, an toàn giao thông và vệ sinh môi trường trên địa bàn tỉnh.

Tăng cường giám sát, quản lý trật tự đô thị
Sóng biển đánh sạt bờ kè khu vực Hải Bình

Chiều 5/11, ông Dương Quang Hùng, Chủ tịch UBND xã Lộc Bình, huyện Phú Lộc cho biết sóng lớn đã đánh sạt bờ kè khu vực Hải Bình, xã Lộc Bình (cửa biển Tư Hiền) chiều dài khoảng 100m, trong đó có đoạn khoảng 50m chiều dài lấn sâu vào đường dân sinh.

Sóng biển đánh sạt bờ kè khu vực Hải Bình
Return to top