ClockThứ Hai, 18/02/2019 14:30

Những ngày không quên

TTH - Những đồng đội tuổi đôi mươi cùng lên đường nhập ngũ, cùng chung chiến hào đã ngã xuống trong cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc mãi mãi là sự nhắc nhở.

Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc - 40 năm nhìn lạiGiữ bình yên cho biên cương40 năm cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc: Máu đã đổ trên khắp dải biên cương

Đại tá Vũ Văn Uy, Phó Chủ nhiệm Chính trị Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh hồi tưởng, cách đây 37 năm, vào tháng 9/1982, ông là một đảng viên trẻ ở quê lúa Thái Bình trở thành chiến sĩ Đại đội 1, Tiểu đoàn 1, Trung đoàn 152, Sư đoàn 337.

Đại tá Vũ Văn Uy tặng quà của BĐBP cho người dân

Ngay sau khi nhập ngũ, ông theo đơn vị lập tức lên đường hành quân đến đóng quân tại thôn Thạch Đạm, xã Thanh Hà, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn với nhiệm vụ huấn luyện, trực tiếp chiến đấu, chống chiến tranh gặm nhấm của Trung Quốc (giai đoạn này địch không đánh đối đầu, tổng lực mà đánh chiếm từng phần), canh giữ, bảo vệ tuyến biên giới. Nơi đơn vị đóng quân không bóng người. Sau sự kiện 17/2/1979, quân Trung Quốc tiếp tục mở các đợt tiến công, người dân Lạng Sơn phải sơ tán hết…

Bình độ 400 (cách nơi đơn vị đóng quân tầm 1,5 km) không còn cây cỏ nào sống nổi bởi cứ vài hôm đạn cối, pháo của Trung Quốc lại dội sang.

“Chúng tôi ngày ngày huấn luyện, canh gác, đào hầm, vừa vác những thanh bê tông dài 1,5- 2 mét từ doanh trại (dã chiến trong rừng) đến đỉnh đồi mất 3-4 tiếng đồng hồ để ghép hầm. Khi có báo động chiến đấu, chúng tôi lập tức cầm súng ra chiến hào, đến các điểm, các chốt trên tuyến biên giới. Nhập ngũ, nhận nhiệm vụ chiến đấu là chấp nhận có thể phải hy sinh. Có biết bao thế hệ cha ông đã ngã xuống trong các cuộc chiến tranh chống quân xâm lược mới giành lại từng tấc đất cho quê hương và xây dựng cuộc sống hòa bình tươi đẹp. Gia đình tôi cả 4 anh chị đều là bộ đội trong chiến tranh chống Mỹ. Điều đó tiếp thêm cho tôi lòng quyết tâm và sức mạnh khi ra chiến trường”, Đại tá Uy kể lại.

Một năm tròn ở biên giới Lạng Sơn, ông và đồng đội tham gia 2 trận đánh ngăn cản quân Trung Quốc tràn sang biên giới. “Trong 25 thanh niên địa phương với tôi cùng nhập ngũ một ngày, cùng về đơn vị thì có 3 người đã ngã xuống ở độ tuổi hai mươi. Một lần được về phép, tôi đến thăm gia đình người bạn cùng thôn đã nằm lại ở biên giới Lạng Sơn, người mẹ ôm tôi khóc nghẹn ngào, tìm “hơi ấm” đứa con. Hơn 10 năm sau, gia đình mới có điều kiện đưa hài cốt liệt sĩ trở về quê nhà”- Đại tá Uy xúc động kể.

Ngày 27/7/1983, ông Uy cùng đồng đội nhận nhiệm vụ đi thắp hương lên phần mộ các liệt sĩ. “Những ngôi mộ đều còn mới và chúng tôi đi cả ngày vẫn chưa hết. Cách đây 5 năm, trong chuyến công tác, tôi có dịp thăm lại chiến trường xưa. Cuộc sống đã trở lại bình yên. Nhưng những phần mộ liệt sĩ trong nghĩa trang vẫn nhắc nhở những hy sinh xương máu của bao người con quê hương trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc. Để từ đó, mỗi người dân Việt Nam càng biết quý trọng và quyết tâm gìn giữ hòa bình”- Đại tá Uy tâm sự.

Sau này, trải qua nhiều đơn vị khác, nhận nhiều nhiệm vụ khác và cuối cùng Đại tá Vũ Văn Uy được phân công về đầu quân cho lực lượng BĐBP tỉnh Thừa Thiên Huế. Nhiệm vụ của ông là tiếp tục cầm chắc tay súng, là xuyên rừng, trèo đèo, lội suối, miệt mài những chuyến tuần tra đường biên, mốc quốc giới, là hỗ trợ, giúp Nhân dân làm ăn phát triển kinh tế...

Bài, ảnh: Quỳnh Anh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cần 65 tỷ USD/năm để bảo vệ du lịch biển và ven biển khỏi khủng hoảng khí hậu

Phát biểu trước các nhà lãnh đạo thế giới tại Hội nghị lần thứ 29 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29), diễn ra từ ngày 11 - 22/11 ở Baku (Azerbaijan), Hội đồng Du lịch và Lữ hành thế giới (WTTC) kêu gọi đầu tư khẩn cấp vào du lịch biển và ven biển để bảo vệ ngành này khỏi những rủi ro khí hậu đang gia tăng.

Cần 65 tỷ USD năm để bảo vệ du lịch biển và ven biển khỏi khủng hoảng khí hậu
Tận tâm với công tác bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở

Với vai trò là Tổ trưởng Tổ an ninh thôn, luôn tận tâm, nhiệt huyết với công tác bảo vệ an ninh trật tự (ANTT) ở cơ sở, anh Đoàn Văn Rinh - chàng trai 9X người Tà Ôi ở vùng cao A Lưới vinh dự được Bộ trưởng Bộ Công an tặng bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc trong thực hiện các nghị quyết, chỉ thị về tiếp tục đẩy mạnh xây dựng công an xã, thị trấn đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.

Tận tâm với công tác bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở
THÔNG TIN DOANH NGHIỆP:
Dây Đai An Toàn Bảo Vệ Người Lao Động Khi Làm Việc Trên Cao

Làm việc trên cao luôn là một công việc nguy hiểm và đòi hỏi sự tập trung, kỹ năng và trang bị an toàn tuyệt đối. Hình ảnh những công nhân xây dựng, thợ sơn, hay nhân viên bảo trì mất thăng bằng, ngã từ độ cao có thể khiến nhiều người rùng mình. Những vụ tai nạn lao động đáng tiếc này không chỉ gây ra thiệt hại nặng nề cho nạn nhân và gia đình, mà còn gây tổn thất lớn cho doanh nghiệp, tổ chức. Tuy nhiên, với một thiết bị bảo hộ lao động quan trọng như dây đai an toàn, chúng ta hoàn toàn có thể ngăn chặn và giảm thiểu rủi ro tai nạn đáng tiếc.

Dây Đai An Toàn Bảo Vệ Người Lao Động Khi Làm Việc Trên Cao
Return to top