ClockThứ Bảy, 06/05/2023 06:50
KỶ NIỆM 69 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ (7/5/1954 - 7/5/2023):

Những phối hợp chiến lược từ Thừa Thiên Huế

TTH - Những hoạt động quân sự và chính trị không biết mệt mỏi trong Đông xuân 1953-1954 của Đảng bộ, quân và dân Thừa Thiên Huế là sự phối hợp chiến lược rộng khắp tạo điều kiện rất thuận lợi cho chiến thắng Điện Biên Phủ.

Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” là thắng lợi của đường lối chiến tranh nhân dân68 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2022): Bản lĩnh, trí tuệ Việt Nam67 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Sức mạnh Việt Nam - tầm vóc thời đại

leftcenterrightdel
Chiều 7/5/1954, lá cờ “Quyết chiến - Quyết thắng” của Quân đội Nhân dân Việt Nam tung bay trên nóc hầm Tướng De Castries, đánh dấu Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ đã toàn thắng. Ảnh: TL 

Thay đổi cục diện cuộc chiến

Sau hơn 7 năm tiến hành chiến tranh xâm lược Đông Dương, thực thi nhiều kế hoạch xâm lược quy mô và tàn bạo, quân Pháp ngày càng lún sâu vào thế bị động, bế tắc về chiến lược. Giữa năm 1953, tướng Henri Navarre được cử sang làm Tổng chỉ huy quân đội viễn chinh Pháp ở Đông Dương, đã đệ trình chương trình hành động; theo đó, trong Đông xuân 1953 - 1954, thực hiện tiến công chiến lược ở Nam Bộ, về sau sẽ tập trung quân thực hiện tiến công chiến lược ở chiến trường Bắc Bộ kết thúc chiến tranh.

Ở chiến trường Thừa Thiên Thiên, Pháp tập trung củng cố các vị trí chiếm đóng, tổ chức các cuộc càn quét nhằm bình định vùng đồng bằng, đánh phá dữ dội xuống các khu căn cứ của ta, dồn dân lập vành đai trắng, tăng cường đôn quân, bắt lính, xây dựng ngụy quân để thay thế cho tiểu đoàn Âu - Phi được điều ra chiến trường Bắc Bộ. Chúng còn ra sức củng cố vành đai trắng dọc theo đường 1 và tăng cường phòng bị tuyến giao thông đường bộ và đường sắt ngang qua.

Tháng 9/1953, Bộ Chính trị chủ trương mở cuộc tiến công chiến lược 1953 - 1954 nhằm phá vỡ âm mưu chiến lược mới của địch, giành thắng lợi quyết định, làm chuyển biến cục diện cuộc chiến. Nội dung của cuộc chiến là giữ vững quyền chủ động đánh địch trên cả hai mặt trận chính diện và sau lưng, phối hợp trên phạm vi cả nước và toàn Đông Dương.

Ngày 19/10/1953, tại chiến khu Dương Hòa, Tỉnh ủy mở Hội nghị cán bộ chính trị quán triệt tinh thần Nghị quyết Bộ Chính trị, đẩy mạnh tiến công liên tục, tiêu diệt, kìm chân địch, không cho chúng rảnh tay đối phó với chiến trường chính; tích cực đấu tranh chính trị kết hợp với diệt ác, phá tề, phá thế kìm kẹp, mở rộng vùng giải phóng, xây dựng lực lượng kháng chiến toàn dân, toàn diện.

Liên tục phối hợp tiến công địch

Tháng 10 /1953, bộ đội địa phương Phú Vang phối hợp với bộ đội Trung đoàn 101 mở nhiều trận đánh và liên tục tiến công tiêu diệt nhiều đồn bốt của địch. Lực lượng du kích địa phương tổ chức đánh đồn Cự Lại, tiêu diệt địch và thu toàn bộ vũ khí. Cũng tháng 10/1953, bộ đội huyện Hương Thủy tổ chức đánh các lô cốt giặc ở Cầu Vực (Thủy Phương), buộc địch phải co cụm, ta làm chủ cả một vùng rộng lớn từ Phương Lam, Thanh Lam đến Lợi Nông. 12/1954, du kích Mỹ Thủy phối hợp cùng bộ đội do đồng chí Thân Trọng Một chỉ huy, đánh tan đại đội “Nghĩa Dũng đoàn” của địch tại khu vực chùa Linh Sơn.

Trên mặt trận đánh giao thông, bộ đội địa phương đóng quân ở Phú Lộc và du kích xã đã tổ chức được nhiều trận đánh lớn, phá kế hoạch chuyển quân và chuyển vũ khí của địch ra Bắc, tiến công vùng sau lưng địch để tích cực phối hợp với chiến trường chung. Ngày 19/12/1953, thực hiện “trận địa lôi” ở Lăng Cô, ta đánh đổ một đoàn tàu, tiêu diệt 100 tên địch, phá 1 khẩu pháo. Ngày 19/2/ 1954, ta tiếp tục lật đổ 2 đầu máy, 19 toa xe, diệt địch ở đoạn Lăng Cô - Thừa Lưu.

Tại phía bắc tỉnh, chỉ trong vòng một đêm, bộ đội tỉnh và Đại đội 300 của huyện Phong Điền đã nhổ được các đồn của địch ở Lãnh Thủy, Thế Chí Đông và Thanh Hương. Sau đó, bộ đội còn hạ thêm 2 vị trí nữa là đồn Vân Trình và lô cốt Hòa Viện. Ngày 28/4/1954, bộ đội tỉnh tiến công một loạt các lô cốt từ Ưu Điềm đến Vân Trình và trên địa bàn ba xã Quảng Ninh, Quảng Hòa và Quảng Đại (Quảng Điền). Địch bị tổn thất lớn, 200 tên bị tiêu diệt, 1 kho xăng bị đốt.

Thắng lợi liên tiếp trên mặt trận quân sự ở Thừa Thiên Huế gây cho địch nhiều thất bại nặng nề, đẩy chúng vào thế bị động không kịp điều quân ứng cứu trên chiến trường chính Bắc Bộ. Thắng lợi này còn hỗ trợ tích cực cho quần chúng nổi dậy phá tan hệ thống kìm kẹp, làm tê liệt bộ máy bù nhìn ở địa phương, giành quyền làm chủ; đẩy mạnh công tác binh vận. Cũng trong năm 1953 -1954, Tỉnh ủy quyết định thực hiện chỉ thị phát động phong trào giảm tô của Đảng. Các địa phương tiến hành giáo dục và giải thích cho một số địa chủ chấm dứt cho vay nặng lãi và giảm bớt tô ruộng cho nông dân.

Giữa lúc cán bộ, đảng viên và Nhân dân toàn tỉnh Thừa Thiên Huế đang liên tục tiến công địch thì nhận được tin mừng về chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ ngày 7/5/1954. Cùng với đó là Hiệp định Genève về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương được ký kết vào ngày 21/7/1954 làm nức lòng Nhân dân cả nước.

ĐAN DUY
ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tăng cường quản lý đối với các trung tâm ngoại ngữ, tin học

Tăng cường quản lý đối với các trung tâm ngoại ngữ, tin học, đặc biệt chú trọng kiểm tra việc chấp hành các quy định, đáp ứng các điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên là nhiệm vụ được đặt ra tại hội nghị triển khai hoạt động các trung tâm ngoại ngữ, tin học năm 2025 do Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức chiều 20/12.

Tăng cường quản lý đối với các trung tâm ngoại ngữ, tin học
Năng động trong các phong trào, hoạt động

Các cấp hội nông dân (HND) trên địa bàn đã tiếp tục đẩy mạnh phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi (SXKD), đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”; đồng thời, hỗ trợ, hướng dẫn hội viên, nông dân (HVND) phát triển các mô hình sản xuất nông nghiệp mới, các mô hình liên kết, hợp tác theo chuỗi giá trị…

Năng động trong các phong trào, hoạt động
Bảo đảm hoạt động thanh toán an toàn, thông suốt dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2025

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa có văn bản số 10182/NHNN-TT yêu cầu các đơn vị liên quan trực thuộc, các tổ chức tín dụng, NAPAS và các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán,... triển khai một số biện pháp để bảo đảm hoạt động thanh toán diễn ra an toàn, thông suốt trong thời gian cuối năm 2024 và Tết Nguyên đán 2025.

Bảo đảm hoạt động thanh toán an toàn, thông suốt dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2025
Return to top