ClockThứ Năm, 24/03/2016 10:17

Chiều nay 24/4, Quốc hội thảo luận dự thảo Luật tiếp cận thông tin

Thông tin nào phải công khai, thông tin nào bị hạn chế tiếp cận cần được quy định rõ trong Luật tiếp cận thông tin sẽ được Quốc hội đưa ra bàn

Hôm nay, Quốc hội thảo luận về các báo cáo nhiệm kỳBăn khoăn vì Quốc hội chưa ra Nghị quyết về biển ĐôngĐại biểu Dương Trung Quốc: “Dân vào cuộc thì Quốc hội mới mạnh”

Hôm nay ngày 24/3, tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIII; buổi sáng, Quốc hội thảo luận ở tổ; buổi chiều, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật tiếp cận thông tin.

Với dự thảo Luật Tiếp cận thông tin, nhiều vấn đề lớn như về chủ thể cung cấp thông tin, thông tin hạn chế tiếp cận và quy trình, thủ tục để thực hiện quyền cơ bản của người dân... được nhìn nhận cần phải tiếp tục hoàn thiện.

Ngày 23/3, buổi sáng, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự thảo Báo cáo công tác nhiệm kỳ khoá XIII của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội nhiệm kỳ khóa XIII (2011-2016); các báo cáo công tác nhiệm kỳ 2011-2016 của Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Tổng kiểm toán Nhà nước.

Buổi chiều, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường. Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng, Quốc hội đã nghe Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội Đào Trọng Thi trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (sửa đổi). Sau đó, Quốc hội đã thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật này.

Trong buổi làm việc, đã có 20 đại biểu Quốc hội phát biểu. Các ý kiến thảo luận tập trung vào những nội dung sau: Về tên gọi của Luật; Về khái niệm trẻ em và xử lý xung đột trong việc áp dụng các quy định liên quan đến trẻ em; độ tuổi của trẻ em; Các nguyên tắc đảm bảo thực hiện quyền trẻ em; Nguồn lực đảm bảo để thực hiện quyền trẻ em; Chăm sóc và giáo dục trẻ em; Về trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; Bảo vệ trẻ em trong quá trình tố tụng, xử lý vi phạm hành chính và tái hòa nhập cộng đồng....

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV:
Tạo cơ sở pháp lý để phòng, chống tội phạm

Thảo luận tại tổ về Dự án Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh đặc biệt quan tâm đến việc quản lý các loại vũ khí.

Tạo cơ sở pháp lý để phòng, chống tội phạm
Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV:
Cần xác định cơ quan quản lý của lưu trữ dự phòng

Đó là đề nghị của Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Thị Sửu. “Lưu trữ dự phòng được thực hiện đối với tài liệu có giá trị đặc biệt, tài liệu lưu trữ vĩnh viễn có nguy cơ bị hư hỏng nặng. Như vậy, công tác lưu trữ dự phòng không kém phần quan trọng so với công tác lưu trữ lịch sử. Tuy nhiên, ở khoản 4, Điều 22 lại không xác định cụ thể cơ quan quản lý lưu trữ dự phòng; hiện đang quy định chung là cơ quan quản lý lưu trữ tài liệu, đề nghị ban soạn thảo nghiên cứu bổ sung”, bà Sửu nêu ý kiến.

Cần xác định cơ quan quản lý của lưu trữ dự phòng
Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV:
Tập trung nguồn lực để thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội

Ngày 23/5, Quốc hội tiến hành thảo luận ở tổ về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) và ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2023; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH và NSNN những tháng đầu năm 2024; công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2023; kết quả thực hiện các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới năm 2023; thảo luận tại hội trường về kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV.

Tập trung nguồn lực để thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội

TIN MỚI

Return to top