ClockThứ Tư, 28/11/2018 08:29

Xây dựng tác phong sâu sát thực tế

TTH - Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) chỉ rõ: Bệnh quan liêu, không sát cơ sở, thiếu kiểm tra đôn đốc, không nắm chắc tình hình; thờ ơ, thiếu trách nhiệm trước những khó khăn, bức xúc và đòi hỏi chính đáng của người dân là những biểu hiện suy thoái về đạo đức và lối sống. Đây cũng chính là một trong những tiêu chí đòi hỏi trong quy định nêu gương của cán bộ, đảng viên theo Nghị quyết Trung ương 8 (khóa XII) cần được thực thi nghiêm túc. Đó là xây dựng “Tác phong khoa học, dân chủ, sâu sát thực tiễn”.

Tăng cường thanh, kiểm tra lĩnh vực tư phápNắm bắt dư luận xã hội, phản ánh tâm tư nguyện vọng của cử tri

Đồng chí tân Chủ tịch UBND tỉnh mới nhậm chức đã dành 1lần/1 tuần để đi kiểm tra và chỉ đạo trực tiếp từ cơ sở. Đây vừa là nhiệm vụ nhưng đồng thời là tác phong của lãnh đạo muốn có cái nhìn sâu sát, thấy được tồn tại từ cơ sở để giải quyết kịp thời. Điều đó là cần thiết để hiểu dân, giải quyết kịp thời, đáp ứng nhanh nhất nhu cầu chính đáng của người dân.

Đơn cử như dự án di dời 4.200 hộ dân trong khu vực 1 của Kinh thành Huế đã có từ lâu, nhưng phải nắm rõ tại chỗ mới quyết liệt trong giải quyết. Hình ảnh lãnh đạo và các cơ quan chuyên môn thân chinh đến hang cùng ngõ hẻm để thị sát, tìm hiểu tâm tư của người dân đã cho thấy sự cần thiết trong tác phong lãnh đạo. Chính từ bức xúc của chính quyền và của người dân mà “kêu” lên tận Thủ tướng Chính phủ để ủng hộ, hỗ trợ cho "cuộc di dân lịch sử” của Huế.

Trong đội ngũ lãnh đạo của chúng ta không thiếu những mẫu hình cán bộ lăn lộn với phong trào, sâu sát với thực tiễn. Tuy nhiên, cũng không ít lãnh đạo ở các cấp còn có biểu hiện quan liêu, thiếu sâu sát cơ sở.

Căn bệnh này có thể sẽ ảnh hưởng đến những quyết sách, nhất là những chính sách, công tác có ảnh hưởng lớn đến xã hội. Gần đây, lùm xùm việc rừng phòng hộ ở Sóc Sơn (Hà Nội) bị xẻ thịt với nhiều biệt thự mọc lên không phép là một ví dụ. Để đến mức độ như vậy gây khó khăn lớn cho khắc phục hậu quả, không dễ một sớm một chiều.

Đại biểu Dương Trung Quốc trên diễn đàn Quốc hội đã nêu: Người dân để bao cát không đúng nơi quy định là đã lập biên bản trong khi hàng chục biệt thự, nhà xây 5-7 tầng lại không ai xử lý.

Hay như đất Thủ Thiêm (TP. Hồ Chí Minh) đã qua gần 20 năm, dân phản ứng, báo chí lên tiếng nhưng mới đây, chỉ khi Thanh tra Chính phủ xác định sai phạm, chính quyền mới xử lý, xin lỗi dân. Hay sự việc liên quan đến vi phạm về đất đai xảy ra ở xã Đồng Tâm (Mỹ Đức, Hà Nội), Đảng và chính quyền cũng không sát cơ sở nên không nắm được vấn đề phức tạp. Khi 38 cảnh sát cơ động bị bắt giữ, một bộ phận dân chúng “rào làng” cố thủ, đến lúc phải huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc mới giải quyết được điểm nóng.

Giải quyết chính sách liên quan đến đất đai là lĩnh vực có nhiều tồn tại nhất. Bên cạnh tiêu cực là sự quan liêu, thiếu sâu sát của các cấp chính quyền. Những bức xúc ban đầu đơn giản, có thể giải quyết nhanh chóng, nhưng xử lý không thấu đáo, lãnh đạo không quan tâm dẫn đến khiếu kiện vượt cấp, kéo dài làm cho việc giải quyết hậu quả thêm phức tạp. Đó là lý do khiếu kiện liên quan đất đai chiếm tỉ lệ trên 80% trong tổng số vụ khiếu kiện, có vụ kéo dài làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh trật tự.

   Bệnh hành chính, quan liêu, thiếu sâu sát với cơ sở là một căn bệnh đang tồn tại ở một bộ phận cán bộ quản lý các cấp. Bác Hồ đã dạy: Cán bộ “là công bộc, người đầy tớ” của Nhân dân, “phục vụ quyền lợi chính đáng” của dân. Vậy nhưng trong thực tế hàng ngày, ở nơi này nơi khác, trong xử sự của một bộ phận lãnh đạo chưa thể hiện đúng tác phong “đầy tớ” của dân. Có lãnh đạo khi mới lên chức còn xông xáo đến tận nơi khó khăn để thực tế công việc, nhưng cũng không duy trì được bao lâu. Quan liêu và bệnh giấy tờ nên chỉ đọc hoặc nghe báo cáo của cấp dưới một chiều, khó tránh khỏi chỉ đạo chung chung, không xuất phát từ thực tế. Nhiều việc cần chỉ đạo có chiều sâu nhưng cũng chỉ làm một vài văn bản, ban hành công điện chỉ đạo cho hết trách nhiệm. Kiểu làm việc này nhiều khi đổ dồn cái khó cho cấp dưới, gây thêm lúng túng cho cơ sở.

Bên cạnh công việc chuyên môn, thì công tác kiểm tra cấp dưới cũng là một trong những chức năng không thể thiếu, để khi có sự cố xảy ra, việc khắc phục hậu quả không gặp khó khăn. Rồi các cuộc họp hành, lễ tân, tiếp khách không thể thiếu, nhất là lãnh đạo cấp trưởng cũng đã chiếm lượng thời gian không nhỏ, cần có cơ chế để khắc phục.

Có thể còn nhiều nguyên nhân nhưng quan trọng nhất là phải hình thành tác phong sâu sát thực tế, vì công việc của cán bộ lãnh đạo các cấp.

NGUYỄN VĂN HÒA

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Xanh hóa” ngành vật liệu xây dựng

Sản xuất vật liệu xây dựng (VLXD) là ngành công nghiệp tiêu tốn nhiều năng lượng, sử dụng nhiều tài nguyên thiên nhiên. Do đó, thúc đẩy chuyển đổi ngành sản xuất vật liệu xây dựng theo hướng “xanh hóa” sẽ đóng góp tích cực vào chuyển đổi xanh nền kinh tế, hướng đến phát triển bền vững.

“Xanh hóa” ngành vật liệu xây dựng
Phát huy tinh thần Chiến thắng Điện Biên Phủ, tiếp tục xây dựng nền an ninh nhân dân vững mạnh

Nền an ninh nhân dân “là sức mạnh tinh thần, vật chất, sự đoàn kết và truyền thống dựng nước, giữ nước của toàn dân tộc được huy động vào sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, trong đó lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia làm nòng cốt”(1). Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 một lần nữa khẳng định: Xây dựng, củng cố nền an ninh nhân dân phải là sự nghiệp của quần chúng nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng, của Nhà nước, trong đó lực lượng công an giữ vai trò tham mưu và nòng cốt.

Phát huy tinh thần Chiến thắng Điện Biên Phủ, tiếp tục xây dựng nền an ninh nhân dân vững mạnh
Vững chắc yêu thương

Lực lượng Bộ đội Biên phòng (BĐBP) cùng chính quyền địa phương các cấp, các cơ quan, tổ chức trong tỉnh, các mạnh thường quân trên các mọi miền đất nước xây dựng vững chắc yêu thương trong lòng người dân biên giới.

Vững chắc yêu thương

TIN MỚI

Return to top