ClockThứ Sáu, 09/09/2022 02:21

10.000 người “dính bẫy” lừa đảo nhân viên ngân hàng

TTH.VN - Chiều 8/9, Thượng tá Nguyễn Việt Phương, Trưởng Công an TX. Hương Trà cho biết, đơn vị đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố 2 bị can về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng Internet.

Khởi tố vợ của một cán bộ công an vì hành vi lừa đảoCảnh báo lừa đảo tuyển cộng tác viên cho các sàn thương mại điện tửCái kết đắng cho 2 kẻ chuyên hack facebook để lừa đảoLừa đảo ngày càng tinh vi

Lực lượng công an làm việc với các đối tượng lừa đảo

Vay vốn không cần thế chấp, lãi suất thấp

Trước đó, cuối tháng 4/2022, Công an TX. Hương Trà nhận được đơn trình báo của chị L.T.T (SN 1983), trú tại xã Quảng Phú (Quảng Điền) về việc bị đối tượng lừa đảo chiếm đoạt gần 43 triệu đồng.

Ngày 15/3/2022, trong lúc chị T đang buôn bán cửa hàng sữa ở đường Quang Trung, tổ dân phố 7, phường Tứ Hạ (TX. Hương Trà) thì bị một đối tượng tự xưng là nhân viên ngân hàng giới thiệu các gói vay vốn không cần thế chấp, lãi suất thấp, giải ngân nhanh.

Tin lời của đối tượng, chị T ngỏ ý vay số tiền 40 triệu đồng. Sau đó, đối tượng tiếp tục gọi điện thoại nhiều lần yêu cầu nạn nhân chuyển khoản các loại phí để được giải ngân khoản vay, gồm: phí bảo hiểm, phí nâng hạng tín dụng, phí mở tài khoản… nếu không sẽ không lấy được khoản vay. Tin lời, chị T đã chuyển khoản cho đối tượng là gần 43 triệu đồng.

Sau khi nhận được đơn trình báo, Công an TX. Hương Trà nhanh chóng tiến hành xác minh và khẳng định, đối tượng gọi điện cho chị T đang ở TP. Hồ Chí Minh.

Theo đó, các tổ công tác do Thượng tá Nguyễn Tiến Dũng, Phó Trưởng Công an TX. Hương Trà đã trực tiếp chỉ đạo và vào TP. Hồ Chí Minh phối hợp với Công an xã Phong Phú, huyện Bình Chánh, Công an phường Phú Thuận, Quận 7 và các đơn vị nghiệp vụ thuộc Bộ Công an xác định các đối tượng nghi vấn lừa đảo đang ẩn nấp tại căn nhà 4 tầng ở số 62, đường 11, khu dân cư Phong Phú, Ấp 5, xã Phong Phú, huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh.

Tiến hành kiểm tra, lực lượng công an phát hiện, có một nhóm đối tượng đang thực hiện các cuộc gọi để lừa đảo chiếm đoạt tài sản; trong đó, có 2 đối tượng liên quan đến hoạt động lừa đảo nạn nhân L.T.T là Lại Thị Ngọc Trang (đối tượng cầm đầu - SN 1991) và Nguyễn Văn Trường (SN 2002 - cùng trú tại phường Bình Thuận, Quận 7, TP. Hồ Chí Minh).

Thành lập “công ty ma”

 Điều tra thêm, lực lượng công an xác định, đối tượng Trang đã thuê nhà và lập công ty mang tên Công ty TNHH Kinh doanh đầu tư Hưng Thịnh, sau đó mua sắm các thiết bị, tuyển dụng nhân viên, hướng dẫn phương thức lừa đảo, trả lương, chi hoa hồng và tổ chức hoạt động lừa đảo.

Tang vật vụ án liên quan đến vụ lừa đảo 

Thủ đoạn lừa đảo của công ty này là mua mỗi thông tin của các khách hàng có giá từ 3 ngàn đồng đến 10 ngàn đồng. Khi mua được thông tin, công ty phân công nhân viên (trong đó có Nguyễn Văn Trường) giả danh cán bộ ngân hàng gọi điện đến khách hàng và giới thiệu các gói vay không cần thế chấp.

Nếu khách hàng đồng ý vay thì các đối tượng yêu cầu khách hàng chụp ảnh CCCD hoặc CMND và hộ khẩu chuyển vào zalo để làm hồ sơ xét duyệt.

Sau đó bọn chúng gọi lại và thông báo cho khách hàng là hồ sơ đã được duyệt, yêu cầu khách hàng đóng tiền bảo hiểm khoản vay, giải thích khách hàng sẽ được hoàn trả lại tiền khi giải ngân. Vài ngày sau đó, bọn chúng gọi lại thông báo chuẩn bị giải ngân, đề nghị nộp trước tiền trả góp tháng thứ nhất.

Nhiều trường hợp chúng gọi lại thông báo hồ sơ trục trặc vướng mắc yêu cầu khách hàng nộp thêm phí hoặc nộp tiền trả góp tháng 2 hoặc gọi xin tiền hỗ trợ làm hồ sơ hoặc các chi phí khác.

Bằng thủ đoạn này, từ tháng 10/2021 đến nay, trung bình mỗi tháng doanh thu của công ty này khoảng 1,2 tỷ đồng. Đến nay, tổng số nạn nhân ước tính trên 10.000 người ở tất cả các tỉnh, thành trên cả nước. Hiện Cơ quan Công an đang tiếp tục điều tra mở rộng vụ án.

Đại tá Nguyễn Thanh Tuấn, Giám đốc Công an tỉnh cho biết, hiện các đối tượng lừa đảo bằng nhiều chiêu thức khác nhau. Do vậy, người dân cần hết sức tỉnh táo, cảnh giác. Người dân tuyệt đối không tin vào những cuộc gọi, tin nhắn của các đối tượng lạ. Tốt nhất, không nghe máy, không đọc tin nhắn, không quan tâm đến những lời nói cho vay… của các đối tượng.  

                                                Bài, ảnh: Phong Nhung

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cần tháo gỡ các nút thắt về vốn cho hoạt động tín dụng chính sách

Ngày 25/10, Đoàn công tác của Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Việt Nam do ông Ngô Văn Cương, thành viên HĐQT NHCSXH Việt Nam làm Trưởng đoàn đã có buổi kiểm tra, giám sát đối với hoạt động tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh.

Cần tháo gỡ các nút thắt về vốn cho hoạt động tín dụng chính sách
CHUYỂN ĐỔI SỐ NGÀNH NGÂN HÀNG:
Kéo gần khoảng cách trong tiếp cận các dịch vụ

Chuyển đổi số ngành ngân hàng đã và sẽ góp phần quan trọng kéo gần khoảng cách trong tiếp cận dịch vụ ngân hàng, nhất là các địa phương vùng sâu, vùng xa..., là chia sẻ của ông Lê Việt Sỹ, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh tỉnh với Thừa Thiên Huế Cuối tuần.

Kéo gần khoảng cách trong tiếp cận các dịch vụ
Cần phát huy hiệu quả nguồn vốn tín dụng chính sách

Đó là yêu cầu của UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban đại diện HĐQT Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Nguyễn Thanh Bình tại Phiên họp Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH tỉnh Thừa Thiên Huế sáng 8/10.

Cần phát huy hiệu quả nguồn vốn tín dụng chính sách

TIN MỚI

Return to top