ClockThứ Bảy, 20/08/2022 08:07

Cảnh báo lừa đảo tuyển cộng tác viên cho các sàn thương mại điện tử

Trước phản ảnh của nhiều người dân bị các đối tượng lừa đảo trên mạng xã hội thông qua việc tuyển cộng tác viên xử lý đơn hàng cho các sàn thương mại điện tử để chiếm đoạt tài sản, các cơ quan chuyên môn thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT) và Bộ Công an liên tục có cảnh báo về hình thức lừa đảo này.

Sập bẫy “việc làm Campuchia”Lừa đảo bằng tin nhắn tuyển dụngCảnh giác trước thủ đoạn lừa đảo qua tin nhắn

Giao diện trang Tiki giả (trái) và trang Tiki thật (phải). Ảnh: BCA.

Từ khoảng tháng 4 đến nay, các đơn vị thuộc Cục An toàn thông tin (Bộ TTTT) đã liên tục có cảnh báo người dùng Internet nâng cao cảnh giác với thủ đoạn được nhiều đối tượng lừa đảo sử dụng thời gian gần đây bằng việc giả mạo các sàn thương mại điện tử tuyển dụng cộng tác viên xử lý đơn hàng nhằm thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản.

Thậm chí, các chuyên gia Cục An toàn thông tin còn nhận định rằng đang nở rộ xu hướng lừa đảo tuyển cộng tác viên cho các sàn thương mại điện tử và công ty lớn với mức thù lao hấp dẫn để chiếm đoạt tài sản người dùng. Theo ghi nhận từ các hệ thống kỹ thuật của Cục An toàn thông tin, các công ty lớn như Amazon, TikTok hay các trang thương mại điện tử Tiki, Lazada, Shopee… đều đã bị các đối tượng mạo danh để dụ người dùng “sập bẫy” lừa đảo.

Thống kê của Cục An toàn thông tin cũng cho thấy, trong nửa đầu năm nay, Cục đã nhận được khoảng 1.000 lượt phản ánh của người dân về các vụ lừa đảo trên không gian mạng. Hơn 650 website lừa đảo đã bị Cục An toàn thông tin phát hiện, xử lý trong khoảng thời gian trên. Cùng với đó, cơ quan này cũng đã hỗ trợ xử lý ngăn ngừa 1,5 triệu người dùng Internet Việt Nam tránh truy cập vào các trang lừa đảo, vi phạm pháp luật.

Riêng với chiêu thức lừa đảo tuyển cộng tác viên xử lý đơn hàng cho các sàn thương mại điện tử, theo phân tích của các chuyên gia, thủ đoạn này chủ yếu lợi dụng uy tín của các sàn thương mại điện tử để lấy lòng tin của những người đang có nhu cầu làm thêm và đánh vào lòng tham của con người để dẫn dụ các nạn nhân “sập bẫy”.

Để tránh không bị lừa đảo dẫn đến mất mát, bị chiếm đoạt tài sản, các chuyên gia Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT khuyến nghị người dân cảnh giác với những lời mời chào tuyển làm cộng tác viên bán hàng online. Đồng thời, người dân cũng cần thường xuyên chia sẻ, cảnh báo với người thân, bạn bè và mọi người xung quanh về những phương thức, thủ đoạn của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng dưới hình thức tuyển cộng tác viên online.

Trên cổng thông tin điện tử Bộ Công an cũng khuyến cáo về chiêu lừa tuyển cộng tác viên xử lý đơn hàng online qua vụ việc Công an quận Long Biên, thành phố Hà Nội đang điều tra, xác minh vụ lừa đảo chiếm đoạt 1,2 tỷ đồng.

Cụ thể, theo đơn trình báo, ngày 1/7, chị T (sinh năm 1983, trú tại quận Long Biên) có lên mạng xã hội Facebook để tìm kiếm việc làm tại nhà. Khi thấy quảng cáo tuyển cộng tác viên xử lý đơn hàng online trên Facebook chị T đã tham gia. Khi làm nhiệm vụ thanh toán 4 đơn hàng đầu thì chị T nhận được số tiền 900.000 đồng. Từ nhiệm vụ lần thứ 5 đến lần thứ 10, chị T đã chuyển 1,2 tỷ đồng nhưng không nhận được tiền. Biết mình bị lừa, chị T đã đến Công an phường Bồ Đề (quận Long Biên) trình báo.

Theo cơ quan Công an, trong thời gian qua, mặc dù đã có nhiều cảnh báo, nhưng vẫn có người do thiếu hiểu biết đã bị các đối tượng lừa đảo, chiếm đoạt tài sản từ hình thức tuyển cộng tác viên xử lý đơn hàng ảo cho các sàn thương mại điện tử.

“Mồi nhử” các đối tượng đưa ra rất hấp dẫn như việc nhẹ, lương cao, được trả ngay theo ngày, với mỗi một đơn hàng sẽ được hưởng chênh lệch 10 đến 20%. Khi thanh toán các đơn hàng đầu có giá trị nhỏ, nạn nhân sẽ được hưởng hoa hồng, đến đơn hàng có giá trị cao, các đối tượng sẽ chiếm đoạt số tiền. Nhiều người, nhất là những phụ nữ đang nuôi con nhỏ, sinh viên, hiện ở nhà không có việc làm, có nhu cầu bán hàng online để kiếm thêm thu nhập đã sập bẫy của các đối tượng.

Để chủ động phòng ngừa tội phạm, Công an Thành phố Hà Nội đề nghị người dân cảnh giác và tuyên truyền đến người thân, bạn bè về thủ đoạn trên, tránh mắc bẫy của đối tượng xấu. Khi làm cộng tác viên cho các công ty, doanh nghiệp, đơn vị cung ứng hàng hóa, dịch vụ, người dân cần kiểm tra rõ các thông tin về hàng hóa và đơn vị cung cấp thông qua nhiều nguồn khác nhau để kiểm chứng tính chính xác. Nếu phát hiện ra trường hợp lừa đảo, người dân cần báo ngay cho cơ quan Công an để nhanh chóng xác minh, ngăn chặn và xử lý các đối tượng vi phạm theo quy định của pháp luật.

Theo Báo Tin tức

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hiệu quả từ cảnh báo, phòng chống thiên tai qua ứng dụng Hue-S

Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, thời gian qua, các cơ quan chức năng của tỉnh đã tăng cường công tác tuyên truyền, thông tin, cảnh báo thiên tai đến người dân bằng nhiều biện pháp, hình thức khác nhau. Trong đó, ứng dụng Hue-S của Trung tâm Giám sát và Điều hành đô thị thông minh (IOC) và các nền tảng mạng xã hội đã phát huy hiệu quả, giúp người dân chủ động nắm bắt thông tin và ứng phó kịp thời.

Hiệu quả từ cảnh báo, phòng chống thiên tai qua ứng dụng Hue-S
Thái Lan cảnh báo về 'Bệnh X' tại CHDC Congo

Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, Bộ Y tế Thái Lan đã gửi cảnh báo tới tất cả các văn phòng của mình về một đợt bùng phát bệnh truyền nhiễm tại CHDC Congo vốn đã khiến hàng trăm người bị bệnh và ít nhất 79 người tử vong kể từ cuối tháng 10 đến nay.

Thái Lan cảnh báo về Bệnh X tại CHDC Congo

TIN MỚI

Return to top