ClockThứ Bảy, 14/10/2023 12:17

Cẩn trọng với chiêu thức lừa đảo “đáo hạn ngân hàng”

TTH - Thời gian gần đây, trên địa bàn tỉnh xuất hiện chiêu thức lừa đảo của những đối tượng nguyên là các cán bộ ngân hàng hoặc giả danh cán bộ ngân hàng. Đây là vấn đề không mới, nhưng người dân cần đặc biệt lưu ý, tránh “tiền mất, tật mang”.

Lừa đảo bằng hình thức tiếp nhận nguồn vốn từ nước ngoàiCảnh giác với chiêu lừa mới - sàn giao dịch tiền điện tửNgười dân bị lừa bằng các thủ đoạn khác nhau trên không gian mạng

Lực lượng chức năng đọc lệnh khởi tố, bắt giam đối tượng Na 

Công an tỉnh đã từng khởi tố vụ án, khởi tố bị can Ngô Đình Quốc, trú tại TP. Huế, nguyên cán bộ tín dụng một ngân hàng ở Huế để điều tra hành vi “lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”.

Cụ thể, từ hoạt động kinh doanh bất động sản, anh Đ, trú tại phường An Cựu (TP. Huế) có mối quan hệ thân thiết với Quốc. Vì vậy, khi có giao dịch về buôn bán đất, anh Đ. thường dẫn Quốc đi cùng để nhờ việc giao dịch và mua bán.

Khi đã tạo được lòng tin, Quốc đặt vấn đề vay anh Đ. 5 tỷ đồng. Tuy nhiên, sau khi nhận được tiền, Quốc đã sử dụng số tiền này để trả nợ và tiêu xài cá nhân.

Mới đây, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh phối hợp với ngành chức năng tống đạt các quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam đối với Nguyễn Thị Lê Na, trú tại phường Xuân Phú (TP. Huế) về hành vi “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Na là cựu cán bộ của một chi nhánh ngân hàng trên địa bàn tỉnh. Khi còn là cán bộ ngân hàng, Na thường xuyên giao dịch và quản lý nợ của anh P. và chị H.P., trú tại TP. Huế.

Do có mối quan hệ quen biết, Na đã đưa ra thông tin gian dối với anh P. và chị H.P. để vay tiền. Tin tưởng, anh P. và chị H.P. đã nhiều lần đưa tiền cho Na vay. Có tiền, Na đều dùng để trả nợ cho người khác và sử dụng vào mục đích cá nhân với tổng số tiền lên đến hàng tỷ đồng.

Trước đó, lực lượng nghiệp vụ Công an tỉnh cũng đã bắt giam đối tượng Trần Đức Biểu, trú tại phường Trường An (TP. Huế) để điều tra hành vi “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Biểu nguyên là nhân viên phòng giao dịch một ngân hàng ở Huế. Công an xác định, do có mối quan hệ thường xuyên giao dịch tại ngân hàng nên chị H., trú tại TP. Huế quen biết Biểu.

Lợi dụng mối quan hệ này, Biểu đã nhiều lần vay tiền chị H. nhằm mục đích đáo hạn ngân hàng cho khách và trả lãi cho chị này. Lợi dụng sự tin tưởng của chị H., Biểu đã vay của chị 4 lần với tổng số tiền 5,4 tỷ đồng. Sau khi vay tiền từ chị H., Biểu không “đáo nợ” mà chiếm đoạt số tiền này để trả nợ và sử dụng vào mục đích cá nhân.

Gần đây nhất (6/10/2023), Công an TX. Hương Trà cũng đã thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng về việc, tìm người bị hại liên quan đến đối tượng giả danh nhân viên ngân hàng tên là Trần Trọng Nghĩa (SN 2006), trú tại thôn Hiệp Hòa, xã Bình Thành (TX. Hương Trà).

Thủ đoạn của Nghĩa là dùng tài khoản Facebook “Võ Thị Kỳ Duyên” để giả danh nhân viên ngân hàng đăng thông tin lên các trang vay online với nội dung “Hỗ trợ vay nóng” để hỗ trợ tài chính, giải ngân các khoản vay ưu đãi về lãi suất nhằm chiếm đoạt tài sản của các bị hại…

Từ các vụ việc trên cho thấy, các bị hại đã quá tin tưởng với các đối tượng vì thường xuyên giao dịch qua lại và có nhu cầu “đáo hạn” ngân hàng nên dẫn đến “sập bẫy”.

“Lợi dụng lòng tin của khách hàng, một số cán bộ ngân hàng đã chớp thời cơ để chiếm đoạt tài sản. Với chiêu thức “cho vay đáo hạn”, kèm theo khoản lãi suất hấp dẫn, nhiều người đã không nghi ngờ mà gom góp tiền bạc, thế chấp tài sản cho các đối tượng vay với số tiền hàng tỷ đồng, dẫn đến những hệ lụy về tiền bạc, “tiền mất, tật mang””, một điều tra viên Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh chia sẻ.

Qua làm việc với một số bị hại trong các vụ án nói trên, Công an tỉnh xác định, để có được số tiền cho các đối tượng vay, phần lớn bị hại phải thế chấp nhà đất hoặc đi vay mượn, huy động từ người thân, bạn bè để nhằm hưởng chênh lệch.

Nhiều bài học được rút ra từ các vụ việc, nhưng cũng là điều đáng trách đối với một số bị hại, vì quá chú trọng, hám lợi về lợi nhuận hưởng chênh lệch, nên dẫn đến những cái kết đắng. Một số khách hàng vì muốn đáo hạn ngân hàng số tiền vay dẫn đến các đối tượng làm trong ngành ngân hàng lợi dụng lừa đảo, chiếm đoạt tài sản sử dụng vào mục đích cá nhân.

Lực lượng nghiệp vụ Công an tỉnh và công an các đơn vị, địa phương trong toàn tỉnh cảnh báo, người dân cần thận trọng và cảnh giác trước những phương thức, thủ đoạn cho vay tiền để làm “dịch vụ đáo hạn ngân hàng”.

Khi những cán bộ, nhân viên làm ngân hàng đặt vấn đề vay mượn tiền để đáo hạn ngân hàng cho khách, người cho vay càng phải cân nhắc tính toán. Người dân cũng cần tỉnh táo để hiểu rằng, không phải dễ để hưởng số tiền chênh lệch lớn và ổn định lâu dài. Đừng để những đối tượng, nguyên là các cán bộ ngân hàng lợi dụng, lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.

Bài, ảnh: PHONG ANH
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lừa đảo chiếm đoạt tiền của người có nhu cầu ghép thận

Ngày 22/11, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP. Huế cho biết, vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Hoàng Thị Phương Ngọc (SN 1987, trú tại 383 Nguyễn Tất Thành, phường Thủy Dương, TX. Hương Thủy) và Trương Trọng Long (SN 1991, trú tại phường Đạt Hiếu, TX. Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk) về hành vi “Lừa đảo, chiếm đoạt tài sản”.

Lừa đảo chiếm đoạt tiền của người có nhu cầu ghép thận
Bắt nhóm đối tượng “lừa vàng” chuyên nghiệp

Ngày 15/11, Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an TP. Huế cho biết, đơn vị đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam nhóm đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản với thủ đoạn rất tinh vi.

Bắt nhóm đối tượng “lừa vàng” chuyên nghiệp
Cảnh báo giả mạo cơ quan thuế để lừa đảo

Ngày 7/11, Cục Thuế tỉnh Thừa Thiên Huế thông tin, hiện có một số đối tượng mạo danh cơ quan thuế gửi giấy mời người nộp thuế (NNT) làm việc, kiểm tra, thanh tra… nhằm mục đích đánh cắp thông tin doanh nghiệp (DN), thông tin cá nhân phục vụ mục đích xấu.

Cảnh báo giả mạo cơ quan thuế để lừa đảo

TIN MỚI

Return to top