ClockThứ Hai, 26/12/2016 11:31

Cảnh giác trộm đột nhập công sở

TTH - Nhiều ổ nhóm tội phạm chuyên bẻ khóa, đột nhập công sở để trộm cắp tài sản đã sa lưới pháp luật. Tuy nhiên, hoạt động của loại tội phạm này trên địa bàn tỉnh vẫn tiềm ẩn phức tạp, gây ảnh hưởng tới tình hình ANTT.

Đối tượng Lê Hữu Thành đang thực nghiệm quá trình lấy trộm tài sản

Công an Nam Đông phá chuyên án

Những tháng cuối năm 2016, trên địa bàn huyện miền núi Nam Đông liên tục xảy ra gần 10 vụ trộm đột nhập trụ sở các cơ quan, công sở. Qua kiểm tra, khám nghiệm hiện trường, công an huyện Nam Đông xác định đối tượng gây án sử dụng găng tay và thủ đoạn mang tính chuyên nghiệp. chỉ từ ngày 23 đến 30/11, kẻ gian đã đột nhập vào nhiều trụ sở cơ quan nhà nước như: Phòng kinh tế và hạ tầng, UBND thị trấn Khe Tre, công an xã Hương Phú, Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn và tại trụ sở 2 doanh nghiệp lấy 2 máy tính xách tay, 3 bình điện ắc quy và… 1 tấn xi măng. Trước đó, trong tháng 10/2016, trên địa bàn cũng xảy ra 3 vụ kẻ gian đột nhập vào trụ sở UBND xã trộm két sắt. Tuy nhiên, chỉ có vụ trộm ở xã Thượng Long mất gần 60 triệu đồng trong két của người dân đóng góp chuẩn bị mua bò. Lâu nay ở Nam Đông hầu như không có nạn trộm cắp, nhưng thời gian gần đây tăng đột biến, gây tâm lý hoang mang cho người dân.  

Trước diễn biến bất thường của tội phạm, Công an huyện Nam Đông đã xác lập chuyên án, tập trung lực lượng tổ chức điều tra truy xét với quyết tâm sớm tìm ra thủ phạm. Qua rà soát, công an huyện nhận định nhiều khả năng đối tượng từ nơi khác đến gây án, rất có thể đối tượng đã có thời gian làm việc tại địa phương. Theo hướng đó, các trinh sát đã rà soát tất cả các đối tượng có biểu hiện bất minh và nổi lên là Lê Hữu Thành (26 tuổi, trú tại 226 Lý Thái Tổ, TP. Huế). Năm 2015, Thành lên Nam Đông làm phụ hồ cho một công trình xây dựng, được một thời gian thì bỏ đi làm cho một công trình xây dựng khác cũng ở trên địa bàn. gần đây, Thành thường xuyên xuất hiện trên địa bàn, không có nơi cư trú nhất định và có nhiều nghi vấn. Qua củng cố chứng cứ, ngày 17/12, Công an huyện bắt được Lê Hữu Thành. Thành khai nhận đã thực hiện ra 6 vụ đột nhập vào các công sở trộm cắp tài sản. Riêng các vụ trộm két sắt thì Thành không thực hiện.

Còn nhiều sơ hở

Thực tế, trên địa bàn TP. Huế và một số huyện cũng đã từng xảy ra các vụ trộm đột nhập công sở. Phân tích phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm đột nhập công sở trộm tài sản, một trinh sát hình sự cho rằng, đa số các vụ án xảy ra đều có yếu tố mất cảnh giác của phía bị hại và tội phạm đã lợi dụng triệt để yếu tố này để gây án. Có những vụ trộm, bọn tội phạm phá cửa, đột nhập phòng làm việc của cán bộ lãnh đạo, nhưng bảo vệ cơ quan không biết, bởi nơi làm việc và nơi bảo vệ ứng trực được phân thành từng khu riêng biệt, không có thiết bị hỗ trợ phát hiện kẻ gian đột nhập như: camera giám sát an ninh, còi hoặc đèn báo động chống trộm. Cũng theo phân tích từ cơ quan công an, có đơn vị không có đội ngũ bảo vệ chuyên trách, mà sử dụng lao động tại chỗ thay phiên nhau thực hiện công tác bảo vệ. Do không có kinh nghiệm chuyên môn, “lực lượng bán chuyên” này đã không thể làm tròn trách nhiệm và để tội phạm lợi dụng hoạt động trộm cắp tài sản.

Trung tá Hoàng Chiến, Đội trưởng Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội Công an TP. Huế cho biết, đối với các cơ quan, trụ sở và trường học, lực lượng bảo vệ cần tăng cường tuần tra vào ban đêm, chú ý những ngày nghỉ cuối tuần, lễ, tết. Phòng thủ quỹ, kế toán không nên để số lượng tiền lớn trong két qua đêm. Các cơ quan, công sở, trường học phải gia cố cổng, cửa và lắp đặt các thiết bị cảnh giới, báo động để kịp thời phát hiện đối tượng gây án. Mặt khác, lãnh đạo các cơ quan, công sở cần nâng cao ý thức cảnh giác cho mỗi cán bộ, nhân viên và phải coi tài sản của cơ quan cũng là tài sản của mình. Công tác bảo vệ, phòng ngừa trộm cắp công sở phải được các đơn vị thường xuyên quan tâm và mỗi nơi nên có cán bộ chuyên trách để theo dõi, đôn đốc vấn đề này. Khi phát hiện đối tượng nghi vấn, phải tìm mọi cách báo ngay cho cơ quan công an nơi gần nhất để kịp thời có phương án giải quyết.

THÁI BÌNH

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cảnh giác với bệnh Whitmore

Whitmore là căn bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm gây ra bởi vi khuẩn Gram âm Burkholderia pseudomallei (trước đây có tên gọi là Pseudomonas Pseudomallei) đã bị lãng quên, nhưng mới đây đã có trường hợp tử vong vì căn bệnh này.

Cảnh giác với bệnh Whitmore
Cảnh giác, chủ động, không chủ quan

Bão số 6 (TRAMI) tạm biệt Philippines để vào Biển Đông và phăm phăm hướng về miền Trung nước ta. Là dân của xứ “trời hành cơn lụt mỗi năm”, lại vừa chứng kiến cơn bão Yagi tàn phá kinh hoàng các tỉnh phía bắc, nên từ trước đó nhiều ngày, đi đâu cũng nghe bà con bàn tán về bão. Và hầu như ai cũng có smartphone nên vừa bàn tán, vừa mở mạng xem dự báo, đường đi của bão nó sẽ như thế nào.

Cảnh giác, chủ động, không chủ quan
Cảnh giác với nạn trộm cắp tại cơ sở kinh doanh

Theo dự báo từ Công an TP. Huế, tình trạng trộm cắp tại các cửa hàng, nhà hàng, quán cà phê trên địa bàn sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp vào dịp cuối năm. Qua đó, khuyến cáo người dân nâng cao cảnh giác và tăng cường các biện pháp phòng, tránh để tự bảo vệ tài sản.

Cảnh giác với nạn trộm cắp tại cơ sở kinh doanh

TIN MỚI

Return to top