ClockThứ Hai, 26/10/2020 16:26

Để con đường đến trường trở nên bình yên và an toàn

TTH.VN - Trong số 2 nghìn trẻ em tử vong vì tai nạn giao thông (TNGT) thì có đến 90% tổng số vụ liên quan đến học sinh cấp 3. Nguyên nhân của thực trạng đau buồn trên xuất phát từ đâu?

Bộ Công an đề xuất những thay đổi với giấy phép lái xeBảo đảm an toàn giao thông trong tình hình mớiBàn giải pháp đảm bảo an toàn giao thông đường bộXây dựng văn hóa giao thông trong thanh niênNhiều hoạt động tại ngày hội văn hóa giao thông trong sinh viênCảnh sát giao thông Công an tỉnh ra quân tổng kiểm soát phương tiện đường bộ

An toàn giao thông đang là vấn đề được cả xã hội quan tâm. Bởi lẽ, xã hội đã và đang nhức nhối khi số vụ TNGT ở Việt Nam vẫn đang ở mức rất cao. Càng nhức nhối hơn khi một thống kê gần đây cho thấy, trung bình ở nước ta mỗi năm có đến chừng 2 nghìn trẻ em tử vong vì TNGT, trong đó phần lớn là học sinh!

Học sinh chiếm tỷ lệ buồn trong số 2000 trẻ em tử vong vì TNGT hàng năm

Học sinh chiếm một tỷ lệ lớn trong số khoảng 2.000 trẻ em tử vong vì TNGT hàng năm- Ảnh: H.A

Trong số 2 nghìn trẻ em tử vong vì TNGT thì có đến 90% tổng số vụ liên quan đến học sinh cấp 3. Đáng lưu ý là tỷ lệ tử vong của nhóm người này cũng đang có xu hướng gia tăng. Trong năm 2020, nhiều vụ TNGT xảy ra thương tâm mà nạn nhân là những học sinh còn đang cắp sách tới trường.

Nguyên nhân của thực trạng trên xuất phát từ đâu? Có thể kể, do ngày nay, với việc xã hội ngày càng phát triển, học sinh được tiếp cận với xe đạp điện và xe máy điện từ rất sớm, đồng thời, được bố mẹ tạo điều kiện sử dụng nó nhưng không hề nắm rõ Luật Giao thông đường bộ.

Người ta ước tính, có hơn 1/3 học sinh sử dụng các phương tiện giao thông không được trang bị đầy đủ về kiến thức an toàn giao thông (ATGT). Lỗi vượt quá tốc độ được phát hiện nhiều nhất ở nhóm người này, bên cạnh đó còn có những lỗi khác như đi xe sai làn, vượt đèn đỏ và không đội mũ bảo hiểm…

Ngoài việc không nắm rõ Luật Giao thông đường bộ, vẫn còn nguyên nhân khác. Với độ tuổi này, tâm sinh lí bắt đầu phát triển, dẫn đến những sự bốc đồng. Vì muốn thể hiện với bạn bè, cho rằng việc lạng lách đánh võng là hành động “đẳng cấp” mà quên đi sự an toàn cho bản thân. Từ đó xảy ra nhiều vụ tai nạn thương tâm, không những vậy còn gây nguy hiểm đến những người cùng tham gia giao thông.

cần phải có những biện pháp để tuyên truyền cho học sinh chấp hành tốt luật ATGT

Cần phải có những biện pháp để tuyên truyền cho học sinh tự giác chấp hành Luật Giao thông đường bộ. Ảnh: H.A

Để giảm thiểu những vụ tai nạn thương tâm đó, thiết nghĩ rất cần phải có những biện pháp để tuyên truyền cho học sinh chấp hành tốt Luật Giao thông đường bộ.

Không thể đổ hết trách nhiệm về lỗi gây ra cho một mình học sinh. Sự thiếu sót trong việc tuyên truyền của gia đình, nhà trường và xã hội cũng là một phần nguyên do. Điều này có nghĩa là sự kết hợp giáo dục của nhà trường, gia đình và xã hội rất quan trọng. Nhà trường rất cần tổ chức nhiều buổi ngoại khóa huấn luyện về an toàn giao thông, hướng dẫn học sinh các điều luật an toàn, chấp hành tốt các quy định cũng như xử phạt nghiêm nếu phát hiện học sinh vi phạm Luật Giao thông đường bộ.

Về phía gia đình, khi cho học sinh tiếp xúc với phương tiện giao thông, cần trang bị đầy đủ kiến thức về Luật cũng như có biện pháp răn đe khi học sinh không thực hiện đúng các quy định.

Đối với xã hội, cần tổ chức các cuộc thi, chương trình cộng đồng tuyên truyền về ATGT hữu ích, vừa mang tính giải trí, vừa mang tính giáo dục cao.

Để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông, điều cốt yếu nhất không gì  khác là phải chấp hành đúng các quy định về ATGT. Sự chung tay của toàn xã hội và ý thức tự giác của mỗi học sinh sẽ là sức mạnh để biến con đường đến trường trở nên bình yên và an toàn.

                                                                                                                                                                                   Hưng Cao

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hương Trà: Giao lưu “Bé vui khỏe với An toàn giao thông"

Ngày 9/11, Phòng GD&ĐT, Ban ATGT TX. Hương Trà phối hợp tổ chức Giao lưu “Bé vui khỏe với An toàn giao thông" năm học 2024 - 2025, thu hút 11 đội chơi là học sinh, phụ huynh và giáo viên các trường mầm non trên địa bàn thị xã.

Hương Trà Giao lưu “Bé vui khỏe với An toàn giao thông
Tập trung giải quyết những vấn đề cấp bách về phòng chống ma túy

Thực hiện Chương trình phòng, chống ma túy giai đoạn 2021-2025, Bộ Công an đã đấu tranh, bắt giữ hơn 76,6 nghìn vụ, với hơn 115,8 nghìn đối tượng, cùng hơn 12,7 nghìn kg ma túy các loại. Tình hình ma túy ngày càng nghiêm trọng và có xu hướng tăng mạnh cả về nguồn cung và nguồn cầu, là thách thức không nhỏ đối với công tác phòng chống ma túy ở nước ta.

Tập trung giải quyết những vấn đề cấp bách về phòng chống ma túy
Giáo dục học sinh, sinh viên chấp hành pháp luật về an toàn giao thông

Ngày 5/10, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, Công ty Honda Việt Nam, Quỹ bảo hiểm xe cơ giới - Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam phối hợp tổ chức phát học sinh, sinh viên nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật về an toàn giao thông năm học 2024-2025.

Giáo dục học sinh, sinh viên chấp hành pháp luật về an toàn giao thông
Đảm bảo an toàn giao thông đường thủy nội địa mùa mưa bão

Thừa Thiên Huế bắt đầu bước vào mùa mưa bão. Đây là thời điểm mà vấn đề đảm bảo an toàn giao thông đường thủy (ATGTĐT) nội địa luôn được ngành chức năng đặt ra. Lực lượng CSGT đường thủy, thanh tra giao thông đã và đang triển khai các phương án nhằm đảm bảo ATGTĐT, tài sản, tính mạng của người dân trước mùa mưa bão.

Đảm bảo an toàn giao thông đường thủy nội địa mùa mưa bão
Return to top