ClockThứ Sáu, 17/07/2020 14:50

Bàn giải pháp đảm bảo an toàn giao thông đường bộ

TTH.VN - “Giải pháp đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế” là chủ đề của hội thảo do Công an tỉnh tổ chức sáng 17/7.

Toàn quốc xảy ra 6.790 vụ tai nạn giao thông, làm chết 3.242 ngườiTai nạn giao thông do rượu bia không xảy raGần 7.000 người chết, hơn 12.000 người bị thương do TNGT trong 11 thángHơn 15.000 người thương vong do TNGT trong 9 tháng

 

Một vụ tai nạn giao thông

TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Thiên Định;  Phó Giám đốc Công an tỉnh, thượng tá Nguyễn Thanh Tuấn; Phó Giám đốc Công an tỉnh, đại tá Phạm Văn Thái dự và chủ trì hội thảo.

Hội thảo nhận được 27 tham luận, ý kiến đóng góp của đại diện Cục CSGT, Bộ Công an; các sở, ban, ngành chức năng của tỉnh; công an các huyện, thị, TP. Huế tập trung vào 7 nhóm vấn đề chính.

Đó là, hệ thống pháp luật về ATGT hiện nay; thực trạng hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh; công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật; những giải pháp để kiềm chế TNGT, đảm bảo trật tự ATGT; xử lý, điều tra các vụ việc và phối hợp đảm bảo ATGT…

Được biết hiện nay, hệ thống đường bộ trên địa bàn tỉnh có 2.677 tuyến với tổng chiều dài gần 4.140km; tổng số phương tiện các loại hiện có trên địa bàn khoảng 38.200 ô tô; 801.000 mô tô.

Việc gia tăng nhanh số lượng phương tiện đã tạo áp lực lớn về giao thông trên địa bàn toàn tỉnh, nhất là TP. Huế và các khu vực đô thị. Ngoài ra, do người tham gia giao thông chưa chấp hành nghiêm Luật Giao thông đường bộ khiến tình hình TNGT thời gian qua diễn biến phức tạp.

Chỉ tính trong 3 năm gần đây, trên địa bàn tỉnh xảy ra 2.272 vụ TNGT, làm 485 người chết, 2.141 người bị thương, thiệt hại tài sản gần 7,7 tỷ đồng (so với 3 năm trước tăng 375 vụ, tăng 40 người chết, tăng 270 người bị thương). Bình quân hàng năm xảy ra 750 vụ TNGT làm 160 người chết, 710 người bị thương.

Tin, ảnh: Anh Phong

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số

Đó là chủ đề của hội thảo khoa học quốc tế LSCAC 2024 - Ngôn ngữ, Xã hội, Văn hóa trong bối cảnh châu Á diễn ra từ ngày 22 - 24/11 tại TP. Huế, do Trường cao đẳng Huế phối hợp với Trường đại học Quốc gia Malang (Indonesia), Đại học Hyderabad (Ấn Độ), Đại học Mahasarakham (Thái Lan), Viện Nhân học Văn hoá (Hà Nội) và Viện Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật Đông Bắc (Thái Lan) tổ chức.

Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số
Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Giá trị lý luận và thực tiễn xây dựng, phát triển văn hóa, con người tại Thừa Thiên Huế

Hội thảo khoa học "Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Giá trị lý luận và thực tiễn xây dựng, phát triển văn hóa, con người tại Thừa Thiên Huế" do Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp Hội Khoa học Lịch sử Thừa Thiên Huế, Trường Đại học Sư phạm (Đại học Huế) tổ chức chiều 22/11 tại TP. Huế. Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Trưởng ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương Nguyễn Khoa Điềm; Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam tỉnh Nguyễn Thị Ái Vân, cùng đại diện lãnh đạo các sở ban ngành, đông đảo các chuyên gia, nhà nghiên cứu tham dự.

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Giá trị lý luận và thực tiễn xây dựng, phát triển văn hóa, con người tại Thừa Thiên Huế
1.500 đại biểu tham dự hội nghị da liễu Quốc tế

Tối 21/11, hội nghị Da liễu Quốc tế diễn ra phiên khai mạc chính thức. Hội nghị do Bệnh viện Da liễu Trung ương, Sở Y tế, Bệnh viện Da liễu tỉnh phối hợp tổ chức. Sự kiện quy tụ hơn 1.500 đại biểu trong, ngoài nước là các giáo sư, phó giáo sư, bác sĩ, dược sĩ, chuyên gia trong lĩnh vực da liễu, thẩm mỹ.

1 500 đại biểu tham dự hội nghị da liễu Quốc tế
Đa dạng các giải pháp giảm nghèo

Là địa phương nằm ở vùng ven thành phố, số hộ nghèo trên địa bàn phường Hương Vinh (TP. Huế) khá đông. Thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững (GNBV), bằng nhiều cách làm và đa dạng các giải pháp giảm nghèo, đến cuối tháng 11/2024, toàn phường chỉ còn 10 hộ nghèo, vượt 400% so với chỉ tiêu thành phố giao.

Đa dạng các giải pháp giảm nghèo

TIN MỚI

Return to top