ClockChủ Nhật, 10/10/2021 16:29

Điều tra vụ xô xát tại khu vực Nhà máy xi măng Đồng Lâm

TTH.VN - Công an huyện Phong Điền đang tích cực điều tra vụ xâm nhập trái phép vào khu vực trạm đập đá thuộc Nhà máy Xi măng Đồng Lâm và xô xát khiến một bảo vệ ở đây trọng thương, phải nhập viện.

Thành lập tổ giám sát nổ mìn với sự tham gia của người dânTiếp tục tháo gỡ, xử lý các vướng mắc tại mỏ đá Đồng Lâm - Bài : Đảm bảo quyền lợi người dânTiếp tục giải pháp ổn định cuộc sống người dânCông ty Tân Việt Bắc:Thống nhất thoả thuận với người dân Phong XuânChờ phương án, chủ trương di dời, tái định cư ở Phong XuânPhong Xuân: Khai thác mỏ đá ảnh hưởng đời sống người dânXô xát tại khu vực Trạm đập Nhà máy xi măng Đồng Lâm

Người dân ngăn cản sản xuất trong khuôn viên Nhà máy xi măng Đồng Lâm

Liên tục ngăn cản sản xuất

Ngày 10/10, Công ty CP Xi măng Đồng Lâm cho biết, đơn vị này đã có báo cáo gửi UBND huyện, Công an huyện Phong Điền liên quan đến vụ việc 2 hộ dân trú ở xã Phong Xuân (Phong Điền) tự ý xâm nhập vào khu vực trạm đập Nhà máy Xi măng Đồng Lâm, ngăn cản sản xuất và đánh trọng thương bảo vệ ở đây.

Theo Công ty CP Xi măng Đồng Lâm, vào lúc 14 giờ 15 phút ngày 5/10, ông Châu Văn Đa (trú thôn Cổ Xuân - Quảng Lộc, xã Phong Xuân) có nhà nằm cách khu vực moong khai thác đá vôi khoảng 700m (cách đê bao số 4 mỏ đá vôi khoảng 300m), tự ý xâm nhập trái phép khuôn viên nhà máy để ngăn chặn sản xuất.

Ông Đa sau khi vào khuôn viên trạm đập đá vôi liền xông vào cự cãi và đánh ông Trần Văn Công - Chuyên viên An toàn lao động và Bảo vệ môi trường của nhà máy máy khiến ông Công bị thương ở cánh tay.

Ông Lê Đức Nam, Đội trưởng đội bảo vệ Đồng Lâm bị đánh phải nhập viện

Sau khi được bảo vệ công ty yêu cầu rời khỏi khu mỏ, ông Đa về nhà lôi kéo thêm ông Lê Phú Trường (trú thôn Cổ Xuân, Quảng Lộc) tiếp tục tìm nhân viên của Đồng Lâm đuổi đánh. Cả hai người dân này đã dùng gậy tre và ghế xông vào đánh ông Lê Đức Nam, Đội trưởng đội bảo vệ Đồng Lâm khiến ông Nam bị bất tỉnh cạnh dây chuyền sản xuất của nhà máy. Sau khi sơ cứu, ông Nam được chở đi cấp cứu tại Cơ sở 2 Bệnh viện Trung ương Huế. 

Ông Phạm Phước Hiền Hòa, Phó Tổng giám đốc Công ty CP Xi măng Đồng Lâm cho biết, quá trình đuổi đánh ông Lê Đức Nam, mặc dù đã có nhiều người can ngăn nhưng 2 ông Châu Văn Đa và Lê Phú Trường liên tiếp dùng gậy tre và ghế đuổi đánh, thể hiện tính chất  manh động, hung hãn. Kết quả thương tích được chụp chiếu ban đầu cho thấy ông Nam bị gãy xương quai hàm. Hiện ông Nam đang được tích cực điều trị tại bệnh viện.

Trước đó, chiều 30/9, hộ dân Nguyễn Văn Hiếu (trú thôn Cổ Xuân, Quảng Lộc), cũng đã vào khuôn viên của nhà máy ngăn chặn xe chở đá. Được biết, các hộ dân này có nhà nằm cách moong khai thác đá vôi của mỏ đá vôi nguyên liệu Phong Xuân từ 700-720m (nằm ngoài phạm vi ảnh hưởng khu mỏ).

Hiện vụ việc đang được Công an huyện Phong Điền vào cuộc điều tra làm rõ.

Người dân xâm nhập vào khu vực khuôn viên nhà máy xi măng, nhiều phương tiện bị ùn ứ. Video do nhà máy cung cấp

An toàn cho nhà máy

Theo Công ty CP Xi măng Đồng Lâm, thời gian qua, đơn vị này đã nhiều lần có báo cáo gửi các cơ quan chức năng huyện Phong Điền liên quan đến tình trạng người dân liên tục xâm nhập trái phép vào khu vực mỏ đá, khu vực khuôn viên nhà máy, dây chuyền sản xuất để gây áp lực, ngăn cản sản xuất và gây mất an ninh trật tự tại đây.

Ông Phạm Văn Bằng, Giám đốc điều hành mỏ đá vôi Phong Xuân cho biết, việc các hộ dân liên tục tự ý xâm nhập trái phép vào khu vực trạm đập đá ngăn chặn xe chở đá đang gây mất an ninh trật tự, an toàn lao động trong khu vực, nhất là khi các xe tải đang chở đá lên dốc và chuẩn bị đổ đá vào cối. Các hộ dân yêu cầu di dời nhà vô lý bởi nhà cửa của các hộ dân này đang nằm cách moong khai thác của mỏ đá tới 700m - ngoài phạm vi ảnh hưởng.

Lực lượng chức năng tiến hành điều tra vụ việc

Ông Phạm Phước Hiền Hòa cũng cho rằng, ngoài mất an toàn lao động, an ninh trật tự thì việc liên tục gây rối, ngăn cản sản xuất gây ngưng trệ, thiệt hại lớn cho nhà máy khi làm chậm quá trình sản xuất. Trước sự việc nghiêm trọng vừa qua, hiện nay cán bộ nhân viên nhà máy, nhà thầu thi công rất hoang mang, lo lắng, ảnh hưởng chung đến tiến độ sản xuất của doanh nghiệp.

Công ty đã đề nghị lực lượng chức năng huyện Phong Điền và xã Phong Xuân hỗ trợ trong việc xử lý các cá nhân sai phạm nhằm ngăn chặn tình trạng tái diễn có thể xảy ra trong thời gian tới.

“Về phía công ty, chúng tôi luôn lắng nghe các kiến nghị của các hộ dân liên quan đến hoạt động sản xuất, khai thác mỏ, nhưng trên tinh thần hợp tác, chia sẻ và tất cả các kiến nghị của người dân trước hết phải báo cáo chính quyền xã để chính quyền chủ trì mời họp, xem xét giải quyết. Đơn vị không đồng ý các hành động tự phát của các hộ dân nói trên khi chưa gửi kiến nghị đến chính quyền xã đã xâm nhập trái phép vào khuôn viên nhà máy để ngăn cản sản xuất và gây rối trật tự. Công ty cũng mong muốn nhận được sự hỗ trợ từ chính quyền huyện, xã và lực lượng công an để công tác sản xuất nhà máy được an toàn, hiệu quả”, ông Hòa cho biết thêm.

Ông Nguyễn Bá Lành, Chủ tịch UBND xã Phong Xuân khẳng định, sau khi sự việc xảy ra, nhận được tin báo, chính quyền đã cử lực lượng Công an xã đến ghi nhận hiện trường, đảm bảo an ninh trật tự trong khu vực. Thời gian tới, xã sẽ phối hợp với các bên liên quan nhằm đảm bảo quyền lợi và an ninh trật tự trên địa bàn.

Người dân quây đánh bảo vệ Nhà máy xi măng Đồng Lâm- Video do nhà máy cung cấp

Bài, ảnh: Hà Nguyên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phục hồi đường bờ biển, bảo vệ khu dân cư

Các dự án (DA) đê ngầm giảm sóng và kè chống sạt lở trong bờ đang từng bước giúp phục hồi đường bờ biển và hình thành bãi biển ổn định, nhằm bảo vệ an toàn cho người dân tại các khu dân cư tập trung và phát triển du lịch địa phương.

Phục hồi đường bờ biển, bảo vệ khu dân cư

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
gầu tải là gì? công dụng phổ biến
Return to top