ClockThứ Năm, 04/10/2018 13:46

Gần 3.000 vụ cháy trong 9 tháng đầu năm, 73 người tử vong

Theo thống kê của Cục Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, trong 9 tháng đầu năm 2018, cả nước xảy ra 2.989 vụ cháy, khiến 73 người tử vong, bị thương 163 người, thiệt hại về tài sản 1.590 tỷ đồng.

Cũng trong 9 tháng đầu năm, cả nước xảy ra 24 vụ nổ, làm 5 người tử vong, bị thương 24 người, thiệt hại về tài sản 388 triệu đồng. So với cùng kỳ năm 2017, số vụ cháy giảm 295 vụ, thiệt hại về tài sản giảm 199 tỷ đồng.

Lực lượng chức năng ứng cứu vụ hỏa hoạn gần Viện nhi Trung ương.

Trong 9 tháng đầu năm 2018, lực lượng Cảnh sát PCCC đã thực hiện 2.897 vụ cứu nạn, cứu hộ (CNCH), trong đó có 2.179 vụ cứu nạn, cứu hộ trong đám cháy; 356 vụ CNCH dưới nước; 141 vụ CNCH phương tiện giao thông; 37 vụ CNCH sập đổ công trình... Lực lượng CNCH đã trực tiếp cứu được 452 người, hướng dẫn cho hàng nghìn người thoát nạn an toàn, tìm được 326 thi thể người bị nạn bàn giao cho cơ quan chức năng xử lý.

Một số vụ cháy, nổ điển hình như: vụ cháy ngày 24/12/2017 tại xưởng sản xuất Công ty bánh kẹo Tràng An 3 thuộc Khu công nghiệp Bỉm Sơn (phường Bắc Sơn, thị trấn Bỉm Sơn, Thanh Hóa) khiến 3 người chết, 2 người bị thương và thiệt hại về tài sản khoảng 80 tỷ đồng; vụ cháy ngày 2/2/2018 tại Công ty TNHH Khoa học Kỹ thuật Texhong Ngân Long thuộc Khu Công nghiệp Hải Yên (phường Hải Yên, TP Móng Cái, Quảng Ninh) gây thiệt hại về tài sản khoảng 350 tỷ đồng; vụ cháy chung cư Carina Plaza ngày 23/3/2018 tại số 1648 đường Võ Văn Kiệt, quận 8, TP.HCM khiến 13 người chết, 51 người bị thương.

Theo Cục Cảnh sát PCCC và CNCH, trong 9 tháng đầu năm 2018, tình hình cháy nhà dân vẫn chiếm tỷ trọng lớn. Trong đó, cháy gây thiệt hại nghiêm trọng về người chủ yếu xảy ra tại khu chung cư, nhà dân có kết cấu theo dạng nhà ống, nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh.

Hầu hết các công trình trên đều không đảm bảo yêu cầu về an toàn PCCC như thiếu lối thoát nạn, hệ thống thiết bị điện xuống cấp, quá tải, việc sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt không bảo đảm an toàn.... Bên cạnh đó, người dân thiếu kỹ năng xử lý, kỹ năng thoát nạn khi có cháy, nổ xảy ra.

Nguyên nhân gây cháy chủ yếu vẫn do sự cố hệ thống điện và thiết bị điện; do vi phạm, sơ suất trong quá trình sử dụng lửa trần, xăng dầu, khí đốt, hóa chất…

Cháy lớn xảy ra chủ yếu tại các cơ sở trong khu công nghiệp, cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài, cơ sở sản xuất, kinh doanh các mặt hàng dễ cháy như dệt may, bao bì, chế biến gỗ, siêu thị, kho hàng...

Theo Dân trí

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ngăn ngừa cháy, nổ do chạm, chập điện

Sáng 23/7, Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế (PC TTH) thông tin, đơn vị đã và đang triển khai các giải pháp cấp bách trong phòng cháy, chữa cháy (PCCC) nhằm ngăn ngừa tình trạng cháy nổ do chạm, chập điện gây ra.

Ngăn ngừa cháy, nổ do chạm, chập điện
Ứng phó với cháy nổ luôn là vấn đề đặt ra

Những ngày gần đây, tại TP. Hà Nội đã xảy ra các vụ cháy khu chung cư mi ni, nhà trọ gây thiệt hại lớn về người và tài sản. Từ những vụ cháy này, nhiều người dân bày tỏ sự quan ngại khi trên địa bàn tỉnh hiện có không ít khu nhà trọ, chung cư mi ni, ký túc xá… có một lượng người dân, học sinh, sinh viên thuê trọ sinh sống và học tập. Ứng phó với cháy nổ luôn là vấn đề đặt ra đối với ngành chức năng và người dân.

Ứng phó với cháy nổ luôn là vấn đề đặt ra
An ninh trật tự, phòng, chống cháy nổ ở chợ Đông Ba: Mô hình cần được nhân rộng

Nhờ thường xuyên chú trọng và luôn đổi mới cách làm, nên tình hình an ninh trật tự, phòng, chống cháy nổ (ANTT, PCCN) ở chợ Đông Ba luôn được đảm bảo. Nhiều vụ việc liên quan đến ANTT, trộm cắp tại chợ đã được ngăn chặn kịp thời. ANTT, PCCN ở chợ Đông Ba là mô hình hay cần nhân rộng ra các chợ truyền thống khác trên địa bàn toàn tỉnh.

An ninh trật tự, phòng, chống cháy nổ ở chợ Đông Ba Mô hình cần được nhân rộng
Return to top